Đóng vai trò quan trọng trong bài thi IELTS, việc mắc phải các lỗi ngữ pháp là vấn đề nhiều người học luôn muốn tránh để có thể tăng điểm số. Tuy vậy, ở những band điểm từ 5.5 - 7.5, các lỗi ngữ pháp vẫn là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình người học đạt được mức điểm mong muốn. Trong bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến các lỗi ngữ pháp thường gặp mà người học mắc phải ở các band điểm trải dài từ 5.5 đến 7.5 dựa trên một nghiên cứu từ IELTS. Bên cạnh đó bài viết cũng sẽ cung cấp một số giải pháp cho các lỗi tương ứng để người học có thể cải thiện ngữ pháp của mình.
Key takeaways |
---|
Ngữ pháp cũng là một trong những yếu tố để đánh giá độ thành thạo của người học trong kỹ năng viết và nói trong bài thi IELTS. Để cải thiện yếu tố ngữ pháp, người học cần chú ý đến độ chính xác trong cách đặt câu của mình và luyện tập để áp dụng các quy ước ngữ pháp. Các lỗi ngữ pháp phổ biến cho band 5.5 đến 7.5:
|
Ngữ pháp là gì?
Theo từ điển Oxford: “Grammar is the rules in a language for changing the form of words and joining them into sentences” - Là những quy tắc sử dụng ngôn ngữ khi thay đổi dạng từ cũng như sắp xếp các từ với nhau để đặt vào câu.”
Tại sao việc hiểu về ngữ pháp lại có ý nghĩa quan trọng?
Rõ ràng, để có thể thông hiểu và sử dụng được tiếng Anh, người học cần biết cách kết nối các từ có nghĩa với nhau theo một quy tắc mà tất cả những người sử dụng tiếng Anh đều công nhận, và chỉ có Ngữ pháp mới cung cấp cho chúng ta những quy tắc này. Chính bởi vì thế, Ngữ pháp là yếu tố nền tảng nhất cho việc dùng từ và đặt câu, vừa cung cấp một hệ quy chiếu để người học áp dụng trong việc sử dụng ngôn ngữ, vừa giúp khiến người đọc/ người nghe có khả năng hiểu ngôn ngữ mà người nói/ người viết sử dụng.
Bên cạnh vai trò quan trọng trong việc giúp người học có khả năng thông hiểu và sử dụng được tiếng Anh, rõ ràng, Ngữ pháp còn là một trong những yếu tố dùng để đánh giá độ thông thạo của người học. Lấy tiêu chí đánh giá về Ngữ pháp được mô tả trong IELTS Task 2 Writing Band descriptors làm ví dụ, rõ ràng người học ở Band 7 cần đạt được như sau: “Uses a variety of complex structures, produces frequent error-free sentences, has good control of grammar and, punctuation but may make a few errors” - Sử dụng được đa dạng các cấu trúc ngữ pháp, kiểm soát tốt được Ngữ pháp cũng như hệ thống dấu câu mặc dù vẫn có thể mắc một số lỗi không đáng kể.
Như vậy, đối với kĩ năng Viết, để đạt được sự công nhận mức độ thành thạo càng cao, người học cần chứng minh được tính linh hoạt, đa dạng, chính xác trong khả năng sử dụng Ngữ pháp của bản thân mình.
Không chỉ với kĩ năng Viết, kĩ năng Nói trong bài thi IELTS Academic cũng sử dụng Ngữ pháp như 1 trong 4 tiêu chí để đánh giá mức độ thành thạo của người học. Cụ thể, để đạt được Band 6 trong IELTS Speaking, người học cần làm được như sau: “Uses a mix of simple and complex structures, but with limited flexibility, may make frequent mistakes with complex structures, though these rarely cause comprehension problems” - Có khả năng sử dụng kết hợp cả các câu đơn và câu có cấu trúc phức tạp, đôi khi có thể thiếu linh hoạt và mắc một số lỗi sai với các câu phức…”.
Không thể phủ nhận, để có thể sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày cũng như đạt được mức điểm mong muốn trong IELTS, Ngữ pháp là yếu tố người học rất cần quan tâm nghiên cứu. Cụ thể hơn, để cải thiện được yếu tố Ngữ pháp trong IELTS, bên cạnh việc sử dụng được các cấu trúc khó và phức tạp, trước hết người học cần đảm bảo được độ chính xác trong cách đặt câu của mình. Trên cơ sở đó, trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tổng hợp, liệt kê, phân tích các lỗi Ngữ pháp mà người học ở cả trình độ từ Khá đến Tốt thường có xu hướng vẫn còn mắc phải, từ đó đưa ra gợi ý hướng xử lý và luyện tập để người học có thể áp dụng.
Người học IELTS ở các band từ 5.5 đến 7.5 thường gặp phải những lỗi ngữ pháp như thế nào?
Sai lầm liên quan đến việc sử dụng mạo từ
Các lỗi ngữ pháp về mạo từ là một trong những lỗi phổ biến mà người học thường mắc phải, đặc biệt trong hai kỹ năng là Writing và Speaking. Lỗi ngữ pháp liên quan đến mạo từ thường là các lỗi liên quan đến việc dùng a/an/the trong một số trường hợp cụ thể, xuất phát từ việc người học chưa nắm rõ được cách dùng của các mạo từ này cũng như các nhầm lẫn trong việc xác định tính chất cả các danh từ, cụm danh từ đi kèm.
Trong bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến 2 quy tắc ngữ pháp mà người học ở trình độ từ 5.5 đến 7.5 hay nhầm lẫn khi gặp phải: cần dùng “the” trước các khái niệm chung và dùng “a/an” trước các cụm danh từ.
Quy tắc 1: Cần dùng “the” trước các khái niệm chung.
Một trong những cách dùng của “the” mà người thường hay bỏ quên đó là “the” thường được dùng để miêu tả một vật một khái niệm nào đó chung chung thay vì miêu tả một ví dụ chi tiết của nó.
Ví dụ:
Cách dùng sai: We don’t know the effects of such chemicals on a human body.
Cách dùng đúng: We don’t know the effects of such chemicals on the human body.
(Chúng ta không biết được về những hiệu ứng của các chất hóa học này lên cơ thể con người.)
Ở đây, ngữ cảnh của câu đang miêu tả cụm “human body” như là một khái niệm chung, nói về cơ thể con người nói chung chứ không phải nói về bất kỳ cá thể nào. Vì vậy, việc dùng “the human body” là chính xác
Quy tắc 2: Dùng “the” trước các danh từ trừu tượng miêu tả: tình huống, chất lượng, quy trình hay sự thay đổi. Cách dùng này thường theo sau bởi “of something”.
Ví dụ: the availability of; the distribution of; the standard of; the frequency of; the development of; the improvement of;...
They suggested that the availability of junk food has encouraged poor eating habits.
He bought a map showing the population distribution of Scotland.
Lưu ý: Các cách dùng như “the development of” hay “the improvement of” được dùng như việc miêu tả chung về sự thay đổi của một sự vật nào đó. Trong trường hợp miêu tả cụ thể về những thay đổi nhất định của sự vật, chúng ta cần dùng “developments”, “improvements”
Ví dụ: We try to keep up-to-date with new developments in information technology.
Quy tắc 3: Dùng “a/an” trước các cụm danh từ:
Những cụm danh từ số ít có cấu trúc kết hợp của tính từ + danh từ số ít cần có a/an đứng trước
Ví dụ: He had a good understanding of this issue.
Bên cạnh đó, khi tính từ trong cụm danh từ có trạng từ bổ nghĩa, trạng từ đó cần đứng sau a/an và đứng trước tính từ
Ví dụ: There was a very high percentage of women working in senior government posts.
Một số ví dụ về các cụm danh từ thường gặp trong IELTS:
to a certain extent/ degree
a wide range/ variety
a(n) large/small/equal number/amount: an equal number of men and women
a high/large/small proportion/percentage
a long time
Sai lầm trong việc sử dụng giới từ
Việc sử dụng giới từ kết hợp với các từ loại khác trong tiếng Anh là phần kiến thức ngữ pháp vô cùng quen thuộc, tuy nhiên trong IELTS, theo thống kê, chủ yếu những nhầm lẫn mà người học thuộc Band điểm từ 5.5 trở lên thường mắc phải lại nằm ở chỗ, làm thế nào để sử dụng giới từ trong biểu đạt các số liệu, chủ yếu nằm ở IELTS Writing Task 1.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tập trung giới thiệu một số những giới từ quan trọng mà người học thường xuyên có xu hướng mắc lỗi trong Writing Task 01:
Giới từ trong các cấu trúc liên quan đến phần trăm
Cấu trúc số 1: The percentage of something
Percentage là một danh từ chung dùng để diễn tả số tỉ lệ phần trăm của một đối tượng nào đó, được dịch sang tiếng Việt với nghĩa “phần trăm”. Ta dùng giới từ “of” sau “the percentage”
Ví dụ: The chart shows the percentage of households with more than one car.
Cấu trúc số 2: The proportion of something
Tương tự percentage, proportion trong tiếng Anh cũng là một danh từ chung diễn tả số phần trong tổng thể của một đối tượng, được dịch sang tiếng Việt với nghĩa “tỉ lệ”. Ta cũng dùng giới từ “of” sau “the proportion”.
Ví dụ: Which country has the highest proportion of people living in poverty?
Cấu trúc số 3: The rate of something
Rate là một danh từ diễn tốc độ phát triển, tăng trưởng của một đối tượng nào đó. Trong tiếng Việt, “rate” cũng được dịch với nghĩa “tỷ lệ”. Tương tự “the percentage” và “the proportion”, ta cũng dùng giới từ “of” sau “the rate”
Ví dụ: The rate of growth is slower in developing countries.
Cấu trúc số 4: X% of something
Khi muốn diễn tả bao nhiêu tỉ lệ phần trăm của một đối tượng nào đó, ta cần áp dụng giới từ “of” trước đối tượng được nhắc đến. Cụ thể hơn, cùng xem xét ví dụ:
Cách dùng sai: The chart shows that only 18% men works less than 15 hours a week.
Cách dùng đúng: The chart shows that only 18% of men works less than 15 hours a week.
Cấu trúc số 5 : the highest/ come top/ rank second… with X%
Khi cần diễn tả một đối tượng gì đó chứa 1 số liệu phần trăm đứng thứ nhất/ thứ hai/ thấp nhất… so với những đối tượng khác (mang tính chất so sánh, xếp hạng), người học cần dùng giới từ with sau số liệu đó.
Chúng ta có ví dụ sau:
Cách dùng sai: Football scored highest of 68% of the vote.
Cách dùng đúng: Football scored highest with 68% of the vote.
Sai lầm trong việc sử dụng giới từ trong cách miêu tả số liệu tại một điểm cụ thể
Ta dùng giới từ “at” để diễn tả số liệu tại 1 điểm cụ thể trong IELTS Writing Task 1.
Một số cấu trúc tiêu biểu của cách dùng này như sau:
Cấu trúc 1: “at a level/ rate” - tại một mức độ/ tỷ lệ nào đó
Ví dụ: Inflation has remained at roughly the same level over a number of years.
Cấu trúc 2: (The figure) stands at + số liệu
Trong năm 2010, tỷ lệ lượng khách thăm Vườn Thúđạt trên mức 20%Giới từ trong cấu trúc biểu thị sự tăng/giảm của số liệu với các động từ increase và decrease
Cấu trúc 1: (The figure) increases/decreases TO + số liệu
Cấu trúc 2: (The figure) increases/decreases BY + số liệu
Trong việc kết hợp động từ increase hoặc decrease với giới từ để chỉ sự tăng/ giảm của số liệu đối với 1 đối tượng nào đó, người học thường nhầm lẫn nhiều giữa Cấu trúc số 1 và số 2. Cụ thể, giới từ “to” dùng để ám chỉ số liệu tăng/ giảm ĐẾN MỐC nào đó. Ngược lại, giới từ “by” dùng để ám chỉ số liệu tăng/ giảm bớt MỘT LƯỢNG nào đó (diễn tả độ chênh trong số liệu).
Để phân biệt giữa hai cách dùng này, ta quan sát ví dụ sau đây:
Có thể nhìn thấy, số liệu của Aquarium tăng từ 20% lên 35% ( chênh 15%) từ năm 1980 đến năm 1985. Với dữ liệu này, ta có 2 cách diễn đạt như sau:
In 1985, the figure for Aquarium increased to 35%
From 1980 to 1985, the figure for Aquarium increased by 15%.
Giới từ trong các cấu trúc liên quan đến danh từ miêu tả xu hướng và biến đổi của số liệu
Để dùng các danh từ trong việc diễn tả xu hướng hay độ lớn của số liệu, người học thường có sự nhầm lẫn trong việc kết hợp danh từ với các giới từ khác nhau trong một số cấu trúc diễn đạt. Để tránh lỗi sai đó, người học cần nắm được một số cấu trúc phổ biến dưới đây:
Cấu trúc 1: Noun describing change or trend + in + subject which has changed
Cấu trúc này có chức năng mô tả cụ thể những xu hướng hay sự thay đổi của số liệu.
Ví dụ : The chart shows a decline in the number of cars
There have been significant improvements in health care service.
Cấu trúc 2: Noun describing change/ result of change + of + number showing the size of the change
Ví dụ: The graph illustrates a reduction of 20% in the amount of sugar consumption.
The number of cars reached a peak of 500.000 in 2019
Sai lầm khi sử dụng đại từ quan hệ
Việc lựa chọn và sử dụng đại từ quan hệ trong các cấu trúc ngữ pháp về mệnh đề quan hệ cũng là một trong những lỗi phổ biến trong quá trình luyện thi IELTS được thông kê lại. Các trường hợp phổ biến, được nêu ra trong bài viết này, bao gồm: (1) cách dùng và phân biệt giữa that, who, what; (2) trường hợp có thể bỏ đại từ quan hệ và trường hợp không thể bỏ đại từ quan hệ.
Cách sử dụng và phân biệt: who, what, that
Cả 3 đại từ quan hệ này đều được sử dụng trong mệnh đề quan hệ, dùng để tách biệt 2 mệnh đề độc lập với nhau. Các đại từ này không thể được sử dụng cùng lúc:
Ví dụ:
Câu chính xác: The boss should show us what must be done.
Câu sai: The boss should show us that what must be done.
Trong đa phần các trường hợp:
that được dùng để đề cập đến người hoặc vật
Ví dụ: The image that is on page 46 shows…
who được dùng để đề cập đến người
Ví dụ: The number of visitors who travel to …
what được dùng để đề cập đến vật hoặc những vật
Ví dụ: The boss should show us what must be done
Trường hợp có thể loại bỏ đại từ quan hệ trong mệnh đề quan hệ và trường hợp không thể
Trong mệnh đề quan hệ, đại từ quan hệ có thể được bỏ nếu nó đề cập tới tân ngữ của động từ trong mệnh đề, còn nếu đại từ quan hệ đề cập tới chủ ngữ của động từ trong mệnh đề, đại từ quan hệ không được phép bỏ.
Ví dụ:
The students that I teach are 18 years old.
Trong câu này, ta có động từ của mệnh đề là “teach”, động từ này có chủ ngữ là “I”, còn “that” đề cập tới tân ngữ “the students”. Vì vậy, câu này có thể được viết là: “The students I teach are 18 years old.”
The students who are studying with me are 18 years old.
Với ví dụ này, động từ của mệnh đề là “study”, động từ này có chủ ngữ là “the students”. Như vậy, “who” ở đây đã đề cập tới chủ ngữ của động từ. Vì vậy, trong trường hợp này, đại từ quan hệ “who” không thể bỏ.
Sự nhầm lẫn giữa các cấu trúc so sánh
So sánh là một trong những thao tác vô cùng quen thuộc trong IELTS Writing, đặc biệt là Task 1 của kĩ năng này. Tuy nhiên, trong tiếng Anh có rất nhiều cụm từ và cách diễn đạt khác nhau để diễn tả sự so sánh, và người học tiếng Anh - kể cả những người đã đạt được Band từ 5.5 vẫn có tỉ lệ mắc lỗi cao do nhầm lẫn giữa các cụm từ này. Sau đây là một số cụm từ và cấu trúc so sánh dễ nhầm lẫn và cách dùng của chúng:
compare sth (to/with sth)
Ví dụ:
If you compare house prices in the two areas, it's quite amazing how different they are.
Children seem to learn more interesting things compared to when we were at school.
compare to/with sth
Ví dụ: Women’s income rose by 31% compared to only 13% for men.
in comparison (to/with sth)
Ví dụ: He's a good writer but he doesn't stand comparison with Shakespeare
draw/make a comparison between two things
Ví dụ: She drew a comparison between life in the army and life in prison.
Sự nhầm lẫn giữa các danh từ có thể đếm được và không đếm được đối với một số danh từ đa nghĩa
Lỗi ngữ pháp cuối cùng được tác giả đề cập đến trong bài viết này sẽ là những trường hợp người học có sự nhầm lẫn trong việc xác định danh từ đếm được và không đếm được do các vấn đề liên quan đến danh từ đa nghĩa.
Experience:
Danh từ đếm được: Experience được dùng như một danh từ đếm được khi mang nghĩa là “những tri thức và kĩ năng đạt được bởi quá trình làm việc gì”
Danh từ không đếm được: Experience được dùng với nghĩa như một sự kiện hoặc tình huống nhất định
Ví dụ:
He has no work experience.
Working in that company was a stressful experience.
Time:
Danh từ đếm được: “Times” được dùng với nghĩa là dịp, lần,...
Danh từ không đếm được: Time được dùng với nghĩa là thời gian
Ví dụ:
How many times do you go shopping each week?
How much time do you spend for doing homework?
Dress:
Danh từ đếm được: “Dress” lúc này được dùng với nghĩa là váy, một loại trang phục.
Danh từ không đếm được: “Dress” lúc này được dùng với nghĩa là trang phục cho tình huống cụ thể nào đó.
Ví dụ:
The staff all wear traditional dress.
She bought two luxurious dresses.
Country:
Danh từ có thể đếm: “Country” được sử dụng để chỉ quốc gia, đất nước.
Danh từ không đếm được: “Country” được sử dụng để chỉ vùng quê.
Ví dụ:
Chúng tôi thường lái xe đến vùng quê.
Anh ấy đã ghé thăm nhiều quốc gia.