- Hỏi: FBI là gì?
- Đáp: FBI là tổ chức an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý các mối đe dọa cấp quốc gia, và có trách nhiệm về tình báo và thực thi luật pháp của Hoa Kỳ.
- Hỏi: FBI có ý nghĩa gì?
- Đáp: FBI là viết tắt của Federal Bureau of Investigation - Cục Điều tra Liên bang. Federal có nghĩa là Liên bang. Bureau là Cục, một tổ chức chính phủ. Investigation là Điều tra, nhiệm vụ chính của FBI - thu thập thông tin, bằng chứng, để ngăn chặn và xử lý tội phạm.
- Hỏi: Nhiệm vụ chính của FBI là gì?
- Đáp: Điều tra, xử lý vụ khủng bố trong và ngoài nước; phản gián, tội phạm mạng, vv và vv…
- Hỏi: FBI được thành lập vào năm nào?
- Đáp: FBI được thành lập vào ngày 26/7/1908 bởi Tổng Chưởng lý Charles J. Bonaparte. FBI ban đầu là một phòng điều tra nhỏ, thuộc Bộ Tư pháp Mỹ.
- Hỏi: Ai là người lãnh đạo FBI?
- Đáp: Lãnh đạo của FBI là Giám đốc, được bổ nhiệm bởi Tổng thống Mỹ và Thượng viện, với thời hạn tối đa là 10 năm. Giám đốc hiện nay của FBI là Christopher Wray, sinh năm 1966, tốt nghiệp luật sư.
- Hỏi: Cơ cấu tổ chức của FBI ra sao?
- Đáp: Trụ sở chính của FBI đặt tại thủ đô Washington, D.C. Hiện nay FBI có 56 trụ sở tại các thành phố lớn, cùng với 350 văn phòng tại các khu dân cư và đặc khu trên toàn quốc. Ngoài ra, họ còn có 60 văn phòng hoạt động trên toàn thế giới.
- Hỏi: FBI có bao nhiêu nhân viên?
- Đáp: FBI hiện có khoảng 35.000 nhân viên, bao gồm đặc vụ và các chuyên gia pháp lý, công nghệ thông tin, khoa học, ngôn ngữ, phân tích, vv và vv.
- Hỏi: Chương trình Bảo vệ nhân chứng là gì?
- Đáp: Chương trình Bảo vệ nhân chứng (WPP - United States Federal Witness Protection Program) là một chương trình do Cảnh sát Liên bang Hoa Kỳ thực thi, một cơ quan thuộc Bộ Tư pháp. WPP nhằm bảo vệ tính mạng và danh tính của các nhân chứng và gia đình trước, trong và sau khi họ làm chứng trong phiên tòa.
- Hỏi: FBI có là cảnh sát không?
- Đáp: Không. FBI hợp tác với lực lượng cảnh sát địa phương để bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng họ không phải là một đơn vị cảnh sát.
- Hỏi: Sách, phim, truyện về FBI có chính xác không?
- Đáp: Bất kỳ tác giả sách, phim, truyện nào cũng có thể liên hệ với FBI để được tư vấn về các chi tiết trong tác phẩm của họ. Tuy nhiên, họ có hoàn toàn quyền tự do sáng tạo và không cần phải xin ý kiến của FBI về các chi tiết hư cấu. FBI không kiểm duyệt hoặc phê duyệt nội dung của họ.
- Hỏi: FBI làm gì với nghi can khi bắt giữ?
- Đáp: Khi bắt giữ nghi can, FBI sẽ tạm giam họ, chụp ảnh và lấy dấu vân tay. Họ cũng sẽ thu giữ khẩu cung của nghi can. Nghi can sẽ được tạm giam cho đến khi điều tra đưa ra kết quả và trình diện ra tòa lần đầu tiên.
- Hỏi: Đặc vụ FBI bắt giữ nghi can trong và ngoài nước Mỹ như thế nào?
- Đáp: Trong nước Mỹ hoặc các vùng lãnh thổ thuộc Mỹ, đặc vụ FBI có thẩm quyền bắt giữ nghi can khi có bằng chứng bắt quả tang hoặc đủ cơ sở tin rằng nghi can đang phạm tội nghiêm trọng theo luật liên bang.
- Hỏi: FBI có được phép sử dụng máy nghe lén không?
- Đáp: Không. Nghe lén là một trong những hoạt động bị cấm tại FBI vì nó phải tuân theo quy định pháp luật. FBI chỉ sử dụng máy nghe lén trong các trường hợp cực kỳ hạn chế, thường là để chống lại hoạt động khủng bố hoặc tội phạm nghiêm trọng.
- Hỏi: Đặc vụ FBI được phép bắn hạ nghi can không?
- Đáp: Đặc vụ FBI chỉ được phép sử dụng súng khi cần thiết. Nếu đặc vụ cảm thấy nghi can đang gây nguy hiểm cho tính mạng của người dân hoặc của mình, họ có thể sử dụng súng để bắn hạ sau khi đã cảnh báo. Tuy nhiên, nếu FBI sử dụng vũ lực một cách không hợp lệ, họ sẽ bị xử lý theo luật pháp.
- Hỏi: FBI có can thiệp vào các vụ án cấp địa phương, tiểu bang, liên bang không?
- Đáp: Không. FBI không can thiệp hoặc tiếp quản các vụ án cấp địa phương hoặc tiểu bang. Thay vào đó, họ hợp tác với các lực lượng địa phương và tiểu bang để giải quyết các vụ án. Thực tế, các đơn vị đặc nhiệm, bao gồm cả đặc vụ FBI, cảnh sát địa phương và quan chức địa phương, được hình thành để điều tra và xử lý các vụ án nghiêm trọng như khủng bố và bạo lực đường phố.
- Hỏi: Nếu 1 nghi phạm bị cảnh sát địa phương truy nã, FBI có hỗ trợ họ như thế nào?
- Đáp: FBI sẽ đánh dấu “stop” trên vân tay của nghi phạm trong hệ thống dữ liệu của họ. Nếu vân tay của nghi phạm được phát hiện (ví dụ tại sân bay), FBI sẽ ngay lập tức thông báo cho cảnh sát tại đó. Tên, tuổi, và đặc điểm nhận dạng của nghi phạm cũng sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu tội phạm quốc gia, nơi mà mọi lực lượng thực thi pháp luật ở Mỹ có thể truy cập được.
- Hỏi: Nếu 1 đứa trẻ bị bắt cóc, không có dấu hiệu là đã bị đưa ra khỏi tiểu bang (từ bang này sang bang khác), liệu FBI có hỗ trợ tìm kiếm không?
- Đáp: Có. FBI sẽ hỗ trợ tìm kiếm cho các trẻ em DƯỚI 12 TUỔI (được Mỹ gọi là Tender years) bị mất tích hoặc bị bắt cóc, ngay cả khi không có thông tin rằng trẻ em đã bị chuyển ra khỏi tiểu bang. FBI sẽ hỗ trợ bằng tất cả nguồn lực có sẵn, kể cả sử dụng phòng thí nghiệm của mình.
- Hỏi: FBI có sử dụng người thông tin không, họ có phải là nhân viên của FBI không?
- Đáp: FBI chỉ được phép sử dụng người cung cấp thông tin khi được chấp thuận bởi Tổng Chưởng lý. Họ không phải là nhân viên của FBI và đôi khi sẽ được trả tiền hoặc được bồi thường chi phí đi lại khi cung cấp thông tin hữu ích cho FBI.
- Hỏi: Nếu 1 người dân báo cáo cho FBI rằng ở địa điểm A sắp xảy ra tội phạm, nhưng FBI chỉ can thiệp vào các vụ án có tính chất tội phạm liên bang (felony), thì ai sẽ quyết định về vấn đề này?
- Đáp: Khi nhận được báo cáo như vậy, FBI sẽ tham vấn với Đoàn Luật sư Hoa Kỳ địa phương, nơi mà tội phạm được báo cáo sẽ xảy ra. Luật sư sẽ đưa ra ý kiến về việc xác định xem tội phạm đó có phải là felony hay không.
- Hỏi: Ai quản lý FBI?
- Đáp: FBI được giám sát bởi nhiều tổ chức, bao gồm Lưỡng Viện, Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ và Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (DNI).
- Hỏi: FBI có chia sẻ ảnh nghi phạm bị truy nã với công chúng để xác định không?
- Đáp: Không. FBI chỉ chia sẻ ảnh và thông tin về nghi phạm truy nã với các cơ quan thích hợp và cảnh sát địa phương.
- Hỏi: Vậy tôi làm thế nào để biết ai đang bị truy nã để tôi báo án?
- Đáp: Bạn có thể truy cập trang web danh sách các nghi can bị FBI truy nã ở đây.
- Hỏi: FBI và CIA khác nhau như thế nào?
- Đáp: FBI thu thập thông tin về công dân Mỹ, bất kể họ ở đâu. Trong khi đó, CIA là Cơ quan Tình báo, chủ yếu thu thập thông tin về nước ngoài và cá nhân nước ngoài.
- Hỏi: Nhiệm vụ của phòng thí nghiệm FBI là gì?
- Đáp: Phòng thí nghiệm của FBI thực hiện các kiểm tra bằng chứng (forensics, pháp y) miễn phí cho mọi cơ quan công lực của Hoa Kỳ khi được yêu cầu.
- Hỏi: Phòng phản gián của FBI có nhiệm vụ gì? (Phản gián nghĩa là chống lại các hoạt động gián điệp của nước ngoài)
- Đáp: FBI đảm nhận vai trò phát hiện và ngăn chặn các hoạt động tình báo, gián điệp của các nước ngoài, có thể gây hại đến lợi ích và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
- Hỏi: Khái niệm 'tội phạm cổ trắng' là gì, và FBI ngăn chặn như thế nào?
- Đáp: 'Cổ trắng' thường chỉ ám chỉ cái cổ áo sơ-mi màu trắng, thường là dân văn phòng. Tội phạm cổ trắng là những tội phạm không bạo lực, bao gồm lừa đảo, hack tài khoản, rửa tiền, và nhiều hành vi khác.
- Hỏi: Làm thế nào để ứng tuyển vào FBI, điều kiện làm đặc vụ, có các vị trí khác ngoài đặc vụ không?
- Đáp: Bạn có thể truy cập trang web của FBI để biết thông tin tuyển dụng. Độ tuổi để tham gia làm đặc vụ FBI từ 23 đến 37 tuổi, và họ sẽ được đào tạo chuyên sâu và chu đáo.
Theo FBI