5. NGHIÊN CỨU NỘI DUNG TRÊN TỪNG NỀN TẢNG
Bước này rất quan trọng đối với các bạn phải sản xuất và phân phối nội dung đa nền tảng và chưa hiểu hết các hoạt động của từng bên. Theo tôi, một doanh nghiệp thường có khoảng 2 - 3 kênh Marketing chính và mỗi kênh sẽ có những nội dung và phương pháp khác nhau.
Bạn cần tham khảo các nội dung đã được đăng tải trước đó của công ty để có thể xây dựng nội dung mới, độc đáo mà vẫn phù hợp với phong cách mà thương hiệu đã áp dụng cho nền tảng đó. Ngoài ra, nếu là thương hiệu mới, hoặc đang xây dựng một nền tảng mới, bạn đừng ngần ngại nghiên cứu và đề xuất các cách triển khai, hình thức nội dung để thử nghiệm.
Nguồn ảnh: Pinterest
6. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG, ĐỐI THỦ
“Hiểu biết về bản thân và người khác” - Đây là bước quan trọng giúp bạn nhận biết thị trường đang thảo luận về những vấn đề gì, đối thủ đang giải quyết vấn đề của khách hàng như thế nào? Thế mạnh, điểm yếu của họ là gì? Ở bước này, tôi khuyên nên phân tích ít nhất 3 - 5 đối thủ, trong đó có cả đối thủ cạnh tranh, trực tiếp và cả những đối thủ mà người ta nhớ đến đầu tiên trong ngành để học hỏi:
Để làm điều này, hãy:
- Trực tiếp trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của đối thủ nếu có thể;
- “Đóng giả” làm khách hàng, tham gia nhận tư vấn về sản phẩm/dịch vụ từ thương hiệu đối thủ;
- Nghiên cứu các mẫu quảng cáo, cách làm nội dung của đối thủ. Một số khía cạnh cần quan tâm bao gồm: Tần suất đăng tải nội dung, phong cách viết, cách trình bày, chủ đề nổi bật,...;
- Xem xét đánh giá của khách hàng trên các kênh bán hàng và truyền thông của đối thủ.
7. TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG MỤC TIÊU NỘI DUNG
Mỗi bài nội dung đều cần có mục tiêu rõ ràng, ví dụ như tăng cường nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh số bán hàng,... Việc xác định mục tiêu sẽ giúp bạn định hướng nội dung và lựa chọn phương pháp triển khai phù hợp.
Và đương nhiên, mục tiêu của nội dung cần phù hợp với mục tiêu dài hạn của chiến lược Marketing. Vì vậy, hãy làm rõ với cấp trên về mục tiêu của doanh nghiệp khi thực hiện chiến dịch Marketing trong tuần, tháng, quý này là gì, và điều này tương ứng với các chỉ số KPIs như thế nào? Nếu không có mục tiêu hoặc mục tiêu không rõ ràng, dù bạn sản xuất hàng nghìn nội dung thì cũng không biết đánh giá thành công được khi nào.
1. TỔNG HỢP VÀ XÂY DỰNG TÀI LIỆU KIỂM TRA CHI TIẾT
2. Nguồn ảnh: Pinterest3. SAU KHI TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VỀ THƯƠNG HIỆU, SẢN PHẨM/DỊCH VỤ, KHÁCH HÀNG…, HÃY LẬP DANH SÁCH CHI TIẾT CÁC TIÊU CHÍ NỘI DUNG CHO TỪNG KÊNH CẦN TRIỂN KHAI VÀ ĐỂ QUẢN LÝ DUYỆT. TRONG THỜI GIAN BẮT ĐẦU LÀM NỘI DUNG, HÃY KIỂM TRA LẠI THEO DANH MỤC NÀY ĐỂ GHI NHỚ VÀ TRÁNH GẶP PHẢI CÁC LỖI CƠ BẢN.
4. LÊN KẾ HOẠCH THEO TUẦN VÀ NHÁP Ý TƯỞNG
5. TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU SẢN XUẤT NỘI DUNG, HÃY LẬP KẾ HOẠCH THEO TUẦN VÀ ĐỂ RÕ CHỦ ĐỀ, Ý TƯỞNG CHÍNH ĐỂ QUẢN LÝ DUYỆT TRƯỚC KHI XEM XÉT CHI TIẾT NHÉ! CÔNG ĐOẠN NÀY SẼ GIÚP RÚT NGẮN THỜI GIAN DUYỆT - SỬA SAU NÀY GIỮA HAI BÊN ĐÓ.