1. Sử dụng kỹ thuật nói giảm nói tránh như thế nào?
Mặc dù,nói giảm nói tránh mang lại nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, việc linh hoạt sử dụng kỹ thuật này trong từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng, tránh việc lạm dụng.
Kỹ thuật nói giảm nói tránh sẽ phát huy hiệu quả trong các tình huống sau đây:
- Khi muốn tránh cảm giác không thoải mái, lo sợ, không lịch sự, hoặc thiếu văn hóa.
- Khi muốn thể hiện sự kính trọng đối với người mình đang trò chuyện. Đặc biệt là những người có vị trí xã hội cao hơn hoặc người lớn tuổi.
- Khi muốn đưa ra nhận xét một cách lịch thiệp, tế nhị, và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu và đồng ý với quan điểm của bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên sử dụng trong các trường hợp sau:
- Khi cần phải phê bình một cách nghiêm khắc, trực tiếp, và chân thực với người nào đó đang mắc lỗi.
- Khi bạn cần thu thập thông tin một cách khách quan, chính xác và trung thực như là trong các biên bản hành chính, biên bản cuộc họp...
Do đó, việc áp dụng kỹ thuật nói giảm nói tránh phụ thuộc vào từng tình huống giao tiếp cụ thể. Có những trường hợp mà bạn phải nói trực tiếp và trung thực. Vì vậy, độc giả cần chú ý điều này!
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ:
- Để tránh cảm giác đau buồn, thay vì sử dụng từ “chết”, ta sẽ dùng từ “mất, qua đời”
- Để đưa ra nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến và đóng góp ý kiến, thay vì nói trực tiếp về nhược điểm nhức nhối của một người một cách thô thiển, ta sẽ nói “Hãy bình tĩnh lại”
- Để tránh cảm giác thiếu lịch sự, thay vì nói “Anh chàng kia bị mù”, ta sẽ nói “Anh chàng kia bị khuyết tật thị giác”