Trẻ em thường dễ mắc ngộ độc thực phẩm do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy, sau khi bị ngộ độc, việc chăm sóc ăn uống cho trẻ rất quan trọng để giúp hồi phục nhanh chóng. Cùng tìm hiểu nhé!
Chế độ ăn uống phù hợp sau khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Phương pháp chăm sóc ăn uống cho trẻ sau khi bị ngộ độc
Thức ăn dịu nhẹ, uống đủ nước
Các món như cháo, canh, súp,...sẽ dễ tiêu hóa và giúp bổ sung nước cho trẻ sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, chúng hỗ trợ quá trình tiêu hóa trong dạ dày, giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe.
Thức ăn dịu nhẹ, uống đủ nướcThực phẩm ít chứa chất xơ và chất béo
Các loại thức ăn như lòng trắng trứng, ngũ cốc, khoai tây, bánh mì, cơm,... là lựa chọn tốt cho trẻ sau khi bị ngộ độc thực phẩm vì chúng ít chất xơ và ít chất béo. Cả hai chất này đều gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, đặc biệt khi dạ dày đang gặp vấn đề. Vì vậy, hãy chọn thực phẩm sao cho giảm thiểu chứa hai chất này để không gây thêm vấn đề cho cơ thể.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, sau khi bị ngộ độc thực phẩm,
Gừng
Gừng, một loại gia vị quen thuộc, có tác dụng ấm nóng và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Gừng giúp làm dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu.
Mẹ có thể cho trẻ uống nước gừng pha loãng, hoặc nước ép gừng kết hợp với mật ong một số lần mỗi ngày để có kết quả tích cực.
GừngSữa chua
Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp phục hồi cân bằng vi sinh vật có lợi trong ruột. Theo trung tâm Y tế Đại học Maryland, lactobacillus acidophilus và lactobacillus bulgaricus trong sữa chua hỗ trợ cân bằng vi khuẩn đường ruột.
Sữa chuaThực phẩm trong chế độ dinh dưỡng BRAT
Chế độ ăn BRAT bao gồm 4 loại thực phẩm: chuối, sốt táo, gạo và bánh mì nướng. Đây là 4 loại thực phẩm tốt cho trẻ khi gặp vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa.
Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng BRATTrẻ sau khi ngộ độc thực phẩm nên tránh ăn gì?
Để trẻ phục hồi nhanh chóng sau khi ngộ độc thực phẩm, các phụ huynh cần hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, thực phẩm đã chế biến, các loại rau củ chưa chín,...
- Bơ, sữa có thể gây đầy hơi, khó tiêu do lactose.
- Nước ngọt có ga tăng tiết nước tiểu, khiến trẻ mất nước nhiều hơn.
Đây là các thông tin về thực phẩm nên và không nên cho trẻ ăn sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh điều chỉnh bữa ăn hàng ngày cho trẻ một cách hợp lý.
Nguồn: Marrybaby.vn