Ferritin là một loại protein trong cơ thể giúp lưu trữ sắt trong tế bào. Nồng độ ferritin có thể giảm nếu cơ thể thiếu sắt hoặc suy sinh dưỡng. Bên cạnh đó, có nhiều vấn đề y tế và bệnh mãn tính có thể làm giảm nồng độ ferritin. Mặc dù có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng nồng độ ferritin thấp tương đối dễ tăng trở lại. Bằng cách xác định các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, uống thực phẩm chức năng và điều chỉnh chế độ ăn, bạn có thể tăng nồng độ ferritin trong máu.
Các bước
Xác định nguyên nhân khiến nồng độ ferritin hạ thấp

Trao đổi với chuyên gia y tế. Trước khi hành động để tăng nồng độ ferritin, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh tật của cá nhân và gia đình. Bác sĩ cũng có thể hỏi xem bạn có gặp bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tình trạng nồng độ ferritin thấp không. Một số triệu chứng gồm có: Mệt mỏi, Đau đầu, Khó chịu, Rụng tóc, Móng tay giòn, Thở gấp.

Kiểm tra nồng độ sắt trong máu. Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lượng sắt trong máu để đảm bảo rằng cơ thể bạn đang có đủ sắt và không có vấn đề gì ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt.

Kiểm tra nồng độ ferritin. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nồng độ ferritin của bạn. Nếu cơ thể thiếu sắt, nồng độ ferritin sẽ giảm. Vì vậy, xét nghiệm nồng độ ferritin và sắt thường được thực hiện cùng nhau.

Đăng ký xét nghiệm khả năng gắn kết sắt. Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ biết cơ thể có khả năng lưu trữ sắt như thế nào, từ đó đánh giá được chức năng của gan và các cơ quan nội tạng khác.

Xác định vấn đề y tế nghiêm trọng. Sau khi thảo luận với bạn và tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định liệu bạn có mắc các vấn đề y tế nào ảnh hưởng đến nồng độ ferritin hay không.
Dùng thực phẩm chức năng

Sử dụng thực phẩm bổ sung sắt. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi do thiếu sắt nhẹ hoặc vừa, hãy sử dụng thực phẩm bổ sung sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên sản phẩm.

Chọn tiêm và truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp bạn có thiếu sắt nặng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch để tăng cường nồng độ sắt.

Sử dụng các loại thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc tăng nồng độ sắt và ferritin, bao gồm sắt sunphat, sắt glucônat, sắt fumarate, sắt carbonyl và phức hợp sắt dextran.
Điều chỉnh chế độ ăn

Tăng cường ăn thịt. Thịt đỏ, gan và hải sản có vỏ là các nguồn thực phẩm giàu sắt và giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn. Hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.

Bổ sung thực phẩm giàu sắt từ thực vật. Sau thịt, các loại thực vật như rau chân vịt, lúa mì, yến mạch, các loại hạt, gạo tăng cường sắt và đậu cũng là nguồn sắt quan trọng giúp tăng nồng độ ferritin trong máu.

Hạn chế thực phẩm và khoáng chất làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt. Rượu vang đỏ, cà phê, trà, đậu nành, sữa cùng các khoáng chất như canxi, magiê, kẽm và đồng có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.