Bạn đã hiểu về bệnh viêm da cơ địa chưa?
Để điều trị bệnh tốt và ngăn ngừa tái phát, cần hiểu rõ nguyên nhân bệnh do đâu. Viêm da cơ địa là bệnh da do rối loạn miễn dịch, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em và sơ sinh.
Viêm da cơ địa hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu
Viêm da cơ địa làm da nhạy cảm hơn với các tác nhân môi trường, dễ bị kích ứng và dị ứng. Các tác nhân gây kích ứng có thể là phấn hoa, thực phẩm gây dị ứng, lông động vật, bụi bẩn, hóa chất, vi khuẩn,...
Da bị viêm da cơ địa thường có các triệu chứng như da sần lên, khô ráp, ngứa, khiến bệnh nhân muốn gãi. Khi gãi nhiều, da bị tổn thương kết hợp với vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm, sưng, chảy mủ,... Da bị tổn thương thường ngứa nặng, đặc biệt vào ban đêm, đôi khi gây mất ngủ.
Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở các vùng da như tay, chân, cổ, ngực trên, đầu gối, bên trong khuỷu tay,... Thường bùng phát theo đợt và nặng hơn.
Viêm da cơ địa sẽ tái phát theo đợt khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng
2. Cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả
Vì chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị viêm da cơ địa, bệnh nhân có thể cần thử nhiều phương pháp khác nhau, dùng đơn lẻ hoặc kết hợp để đạt hiệu quả. Thời gian chữa bệnh có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm, và sau điều trị vẫn cần chăm sóc để ngăn ngừa tái phát.
2.1. Cách chữa trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà
Với các trường hợp bệnh mới phát, triệu chứng nhẹ, trước khi dùng thuốc, bạn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản sau đây:
Sử dụng nước ấm
Nước ấm giúp làm dịu tổn thương và giảm ngứa da, bạn có thể tắm kết hợp với yến mạch xay nhỏ, baking soda hoặc muối biển để làm sạch và kháng viêm da tốt hơn. Tuy nhiên cần nhớ ngâm mình không quá 10 - 15 phút, lâu hơn có thể làm da khô hơn.
Đắp ẩm
Da bị viêm thường khô, sần sùi, dễ bị kích ứng và là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, việc dưỡng ẩm hiệu quả cho vùng da tổn thương rất quan trọng, cần đắp ẩm ngay sau khi tắm và nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi thời tiết khô hanh.
Không sờ gãi
Cơn ngứa ở vùng da viêm cơ địa luôn liên tục, khiến bạn không thể không gãi để giảm bớt tình trạng này? Thay vì gãi, hãy dùng đầu ngón tay ấn vào vùng da ngứa. Bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn mà không gây tổn thương da. Ngoài ra, hãy cắt móng tay hoặc đeo găng tay để bạn không vô tình gãi khi ngủ.
Gãi càng khiến vùng da viêm bị tổn thương hơn
Sử dụng chất làm sạch dịu nhẹ
Đôi khi chất tẩy rửa mạnh như xà phòng tắm, sữa tắm,… có thể làm da bị viêm cơ địa kích ứng, tiến triển bệnh nặng hơn. Nên chọn loại xà phòng dịu nhẹ, rửa sạch da sau khi tiếp xúc.
Mặc quần áo thoải mái
Trang phục rộng rãi, chất liệu mềm, thấm mồ hôi cũng giúp giảm kích ứng cho da, ngăn ngừa cơn ngứa và tổn thương da.
Nghỉ ngơi hợp lý, giảm căng thẳng
Stress, căng thẳng tinh thần cùng các rối loạn tâm lý sẽ làm viêm da cơ địa tiến triển nặng hơn do đây là căn bệnh rối loạn miễn dịch. Hãy tạo cho mình thói quen nghỉ ngơi, cải thiện sức khỏe tâm lý bản thân.
Sử dụng máy tạo ẩm
Thời tiết nóng, khô hanh làm tình trạng ngứa, viêm, tróc da trở nên nặng hơn. Máy tạo độ ẩm sẽ giúp không khí xung quanh bạn mát mẻ hơn và đủ độ ẩm.
2.2. phương pháp điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc
Khi các biện pháp chăm sóc tại nhà không hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc tiêm để giảm triệu chứng:
Kem giảm ngứa giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm da cơ địa
Kem giảm ngứa Corticosteroid
Kem, thuốc mỡ chứa corticosteroid có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa, bôi lên da sau khi dưỡng ẩm. Không nên sử dụng loại kem này quá lâu vì có thể làm mỏng da và gây nhiều tác dụng phụ khác.
Kem kháng sinh
Nếu da bị nhiễm khuẩn, có vết thương hở hoặc vết nứt do gãi ngứa quá mức, bạn cần sử dụng kem kháng sinh. Trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ cần dùng kháng sinh uống trong thời gian ngắn.
Thuốc chống viêm
Đối với các trường hợp viêm da cơ địa nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc corticosteroid qua đường uống trong thời gian ngắn. Sau khi tình trạng viêm giảm, nên chuyển sang sử dụng các loại thuốc kháng viêm nhẹ hơn.
2.3. Chữa trị viêm da cơ địa bằng phương pháp điều trị
Việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh có thể không đem lại hiệu quả tốt, và một số liệu pháp chữa viêm da cơ địa khác có thể được cân nhắc như:
-
Liệu pháp ánh sáng: Phơi da dưới ánh sáng tự nhiên, sử dụng tia UVA, UVB nhân tạo để kích thích khả năng tự làm lành và hệ miễn dịch của da.
-
Băng thuốc: Sau khi sử dụng corticosteroid, băng thấm sẽ gia tăng tác dụng của thuốc và giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.
-
Liệu pháp tâm lý: Để ngăn ngừa hành vi và phản ứng sinh học tự nhiên của con người như ngứa da, một số liệu pháp tâm lý giúp thư giãn cũng có thể được áp dụng.
Bệnh viêm da cơ địa có thể được điều trị hiệu quả và khỏi bệnh nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nếu bị kích thích bởi tác nhân gây dị ứng hoặc các điều kiện tự nhiên phù hợp.
3. Cách phòng ngừa viêm da cơ địa như thế nào?
Dưới đây là những phương pháp giúp bạn ngăn ngừa tái phát viêm da cơ địa và cải thiện tình trạng da khô:
Dưỡng ẩm giúp da không bị khô và ngăn ngừa viêm da cơ địa
Điều trị dưỡng ẩm
Nên thoa kem dưỡng ẩm trên toàn thân, tập trung vào những vùng da dễ bị mắc bệnh ít nhất 2 lần mỗi ngày. Dưỡng ẩm sau khi tắm, khi da vẫn còn ẩm sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Giảm thiểu các tác nhân gây kích ứng
Các tác nhân dễ gây kích ứng da như chất tẩy rửa mạnh, căng thẳng, mồ hôi, thừa cân, phấn hoa, bụi bẩn,…
Không tắm quá lâu
Thời gian tắm và ngâm nên chỉ từ 10 - 15 phút, nên sử dụng nước ấm vừa phải, nước quá nóng có thể làm khô và tổn thương da.
Lau khô cơ thể
Sau khi tắm hoặc sau khi vận động nhiều gây mồ hôi, hãy dùng khăn mềm nhẹ lau khô cơ thể, thấm nước.
Nếu bạn biết cách điều trị viêm da cơ địa, ăn uống và chăm sóc da đúng cách, chắc chắn bạn sẽ giảm thiểu được căn bệnh khó chịu này và có được làn da khỏe mạnh và mịn màng.