Thật tuyệt vời khi cha mẹ có thể làm việc mà vẫn ôm con. Đôi khi cha mẹ bị bận rộn nhưng không muốn rời xa con vì bé quá nhỏ cần được giám sát. Trong những tình huống như vậy, địu con là sự lựa chọn phổ biến, nhanh và tiện lợi nhất.
Mẹ có thể ôm con và làm việc cùng một lúc. Nguồn: Freepik
Có thể cha mẹ đã quen với việc địu con nhưng để địu an toàn và thoải mái cho bé cũng như cha mẹ là điều không phải ai cũng biết. Dưới đây là những thông tin hữu ích để cha mẹ có thêm kiến thức trong hành trình làm cha mẹ và để bé không bị ảnh hưởng không đáng có.
Các loại địu phổ biến dành cho trẻ sơ sinh
Nhu cầu địu trẻ bên cạnh cha mẹ đã tồn tại từ lâu. Một trong những cách địu truyền thống nhất vẫn được sử dụng là địu con bằng quấn vải hoặc dây dài để kết nối cơ thể của bé với cha mẹ.
Các loại địu phổ biến. Nguồn: Canva
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu địu trẻ của cha mẹ, các nhà sản xuất đã tung ra nhiều sản phẩm khác nhau như mảnh vải địu, túi địu, đai địu, và ba lô địu.
Mỗi loại địu sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cha mẹ cần lựa chọn loại địu phù hợp để mang đến sự thoải mái cho bé và cho cha mẹ. Quan trọng hơn hết, cha mẹ cần tuân thủ các biện pháp an toàn khi địu trẻ sơ sinh.
Các biện pháp an toàn khi sử dụng địu cho trẻ sơ sinh
Giữ cho bé ở tư thế thẳng
Cha mẹ cần giữ bé ở tư thế thẳng khi sử dụng địu. Nguồn: Freepik
Khi địu con, cha mẹ cần đảm bảo bé được giữ ở tư thế thẳng để đường thở được thông thoáng và bé có thể thở dễ dàng. Điều này cũng giúp bé có thể quan sát và khám phá thế giới xung quanh tốt hơn. Nếu địu bé ở tư thế nằm ngang, có thể làm cằm bé quá gần ngực và ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp.
Tư thế để nhìn thấy mặt bé
Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên chọn tư thế địu có thể nhìn thấy bé mọi lúc để đảm bảo an toàn. Điều này giúp cha mẹ có thể kiểm tra thường xuyên xem bé có đang thở đều, đầu và cằm có ở trong vị trí an toàn hay không.
Quấn chặt địu cho bé
Để đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho bé, cha mẹ nên quấn hoặc mang địu ôm sát vào cơ thể của bé. Nếu quấn địu không chặt, lỏng lẻo trong khi di chuyển, tư thế của bé có thể bị thay đổi gây ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp.
Ngoài ra, trẻ có thể bị trượt ra khỏi vị trí và có nguy cơ rơi khỏi địu, điều này không chỉ nguy hiểm mà còn khiến cha mẹ cảm thấy không thoải mái về lưng nếu địu bị quấn lỏng.
Địu trẻ ở vị trí cao để cha mẹ có thể hôn lên đầu con.
Việc địu trẻ ở vị trí quá thấp có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị tụt xuống và khiến đầu con gục xuống ngực. Cha mẹ cũng khó quan sát mặt con và đảm bảo an toàn trong tư thế này.
Đảm bảo lưng trẻ được giữ thẳng
Khi địu trẻ quay mặt về phía cơ thể cha mẹ, hãy đảm bảo lưng của con ở tư thế thẳng tự nhiên. Không nên để lưng trẻ cong thành hình chữ C với khoảng cách giữa cơ thể cha mẹ và bụng, ngực của con vì có thể gây khó thở cho trẻ.
Giữ cho hông của trẻ luôn cong
Khớp hông của trẻ sơ sinh còn lỏng lẻo và mất khoảng 6 tháng để cố định. Xương mềm và dây chằng lỏng lẻo khiến trẻ dễ mắc chứng loạn sản xương hông. Điều này có nguy cơ dẫn đến trật khớp ở trẻ sơ sinh.
Cha mẹ nên sử dụng địu tốt để định vị hông của trẻ. Khi đúng vị trí, chân của trẻ sẽ hình chữ M, với đầu gối cao hơn so với chân.
Cha mẹ nên đảm bảo sử dụng địu có định vị hông của trẻ tốt. Khi được đặt đúng vị trí, chân của trẻ sẽ ở tư thế như chữ M, đầu gối cao hơn so với chân của trẻ.
Bài viết liên quan: 12 điều cần lưu ý khi chọn bác sĩ Nhi khoa cho bé, mẹ nên nằm lòng
Những điều quan trọng khác cần lưu ý
Mỗi khi địu trẻ, hãy quấn hoặc mang địu một cách cẩn thận. Nên kiểm tra các đường khâu có bị lỏng lẻo, sứt chỉ ở đâu không, khóa hay dây đai có bị gãy hay thiếu bộ phận nào không. Đặc biệt chú ý nếu sử dụng lại đồ đã qua sử dụng cho trẻ khác, bằng hoặc lớn hơn bé có thể dây đeo hoặc các khóa đã bị lỏng lẻo theo thời gian.
Trước khi địu trẻ, cha mẹ nên kiểm tra địu cẩn thận.
Cha mẹ nên luôn đọc và tuân theo các tiêu chuẩn về trọng lượng và hướng dẫn của nhà sản xuất, vì mỗi nguồn cung cấp có thể có sự khác biệt giữa các sản phẩm.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), cảnh báo rằng, đối với trẻ sinh non hoặc có vấn đề về hô hấp, không nên sử dụng địu vì có nguy cơ gây ra các vấn đề về hô hấp cho trẻ.
Tóm lại
Việc địu con là một phương pháp hiệu quả để tiết kiệm thời gian cho cha mẹ và vẫn giữ được sự gần gũi với con.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, việc trẻ sơ sinh được tiếp xúc với cơ thể của cha mẹ cũng làm giảm thời gian con khóc và những chuyển động trong lúc địu cũng làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Địu con đúng cách và an toàn sẽ hạn chế ảnh hưởng xấu lên cơ thể của trẻ, đồng thời khi con ở trong tư thế thoải mái nhất sẽ mang lại niềm vui cho cả con và cha mẹ.
Ea thu thập từ Verywellfamily