1. Tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu
Trước khi tìm hiểu cách giảm buồn nôn ốm nghén, bạn cần hiểu thêm về tình trạng này khi mang thai.
Ốm nghén khi mang thai là gì?
Ốm nghén là một tên gọi chung cho các triệu chứng khó chịu thường gặp ở thai phụ trong giai đoạn đầu của thai kỳ, kéo dài khoảng ba tháng. Đây bao gồm buồn nôn, nôn mửa, thay đổi khẩu vị, cơ thể mệt mỏi và thường nghiêm trọng nhất vào buổi sáng.
Buồn nôn ốm nghén thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Mặc dù buồn nôn ốm nghén là một biểu hiện bình thường nhưng khoảng 3% thai phụ gặp phải tình trạng ốm nghén nặng, gây mất khẩu vị và khó hấp thụ dinh dưỡng.
Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Hãy cải thiện để cơ thể khỏe mạnh hơn, giúp thai nhi phát triển toàn diện. Đối với ốm nghén nhẹ, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh có thể cải thiện tình trạng. Đối với những trường hợp nặng, cần có sự chăm sóc y tế để điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây ra triệu chứng ốm nghén nặng
Ốm nghén nặng xảy ra do sự thay đổi và điều hòa hormone sinh dục trong thời kỳ mang thai. Hormone này được sản sinh nhiều hơn, gây phản ứng không mong muốn trong cơ thể mẹ bầu.
Tình trạng căng thẳng tinh thần có thể làm tăng tình trạng ốm nghén nghiêm trọng hơn.
Ngoài các yếu tố trên, còn có một số nguyên nhân khác khiến các mẹ bầu bị ốm nghén nặng như:
-
Mẹ mang thai lần đầu, thai trứng hoặc thai đa số 1, 2, 3.
-
Thai phụ bị thừa cân, béo phì.
-
Mẹ đã từng bị buồn nôn, ốm nghén trong lần mang thai trước.
-
Trong thời gian mang thai, tâm lý của mẹ không ổn định.
2. Làm thế nào để giảm buồn nôn, ốm nghén?
Đối với những trường hợp ốm nghén nhẹ, mẹ bầu có thể thực hiện những biện pháp điều chỉnh thói quen và chế độ ăn để giảm buồn nôn, ốm nghén:
Chế độ nghỉ ngơi khoa học, hợp lý
Yếu tố khiến cảm giác buồn nôn do ốm nghén nghiêm trọng hơn là sức khỏe tâm lý của mẹ bầu. Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu bị căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ và thường xuyên ở trong trạng thái thần kinh căng thẳng, cơ thể mẹ bầu sẽ yếu dần, dẫn đến tình trạng ốm nghén trầm trọng hơn.
Để giảm tình trạng này, thai phụ cần có một chế độ nghỉ ngơi khoa học: ngủ đủ giấc, không thức khuya, không làm quá nhiều việc, có thời gian nghỉ ngơi thư giãn,...
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Tình trạng buồn nôn, nôn khan khi ốm nghén sẽ khiến mẹ bầu mất nước, điều này gây mất cân bằng điện giải. Vì vậy, khi thai phụ gặp triệu chứng buồn nôn khi ốm nghén thì cần bổ sung nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước.
Để giảm tình trạng buồn nôn, bạn có thể uống nước thường xuyên với những ngụm nhỏ hoặc giữa các bữa ăn.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Đối với các mẹ bầu, cần ăn đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của bé. Tuy nhiên, việc ăn một lượng lớn thức ăn cùng lúc có thể làm cho thai phụ dễ bị nôn nghén hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều lần trong ngày để hạn chế tình trạng dịch dạ dày tăng cao và dạ dày rỗng.
Hơn nữa, việc ăn lượng nhỏ thức ăn liên tục cũng giúp mẹ bầu dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn, tránh tình trạng hạ đường huyết.
Tiêu thụ những thực phẩm dễ ăn, không có mùi kích thích giúp giảm buồn nôn, ốm nghén
Ưu tiên tiêu thụ những thực phẩm dễ ăn, không có mùi nồng
Những loại thực phẩm khô như bánh mì, các loại bánh quy, các loại hạt,... chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể thay thế cho những chiếc bánh ngọt, các loại thực phẩm có nhiều chất béo hoặc đồ ăn cay nóng. Ngoài ra, những thực phẩm như trứng, các loại thịt, các sản phẩm từ sữa,... chứa nhiều protein cũng là nguồn thực phẩm dễ tiêu thụ và cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu.
Mùi tanh của cá hoặc mỡ chiên rán cũng là nguyên nhân gây nên những cơn buồn nôn, khó chịu. Những thực phẩm không có mùi cũng giúp mẹ bầu giảm triệu chứng buồn nôn khi ăn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tiêu thụ những món ăn dạng lỏng hoặc uống nước sau khi ăn những món ăn có dạng đặc hoặc đồ khô khoảng 30 - 60 phút. Đối với thực phẩm, mẹ bầu có thể ăn những món mình thích và không nên ăn đồ nguội để giảm buồn nôn ốm nghén.
Sử dụng gừng
Bạn có thể sử dụng những loại thực phẩm liên quan đến gừng như bánh quy gừng, mứt gừng, kẹo gừng, nước gừng,... để giảm tình trạng buồn nôn một cách nhanh chóng.
Gừng là một loại thực phẩm giúp mẹ bầu giảm chứng buồn nôn hiệu quả
Sử dụng các loại thuốc ức chế cơn buồn nôn
Đối với trường hợp bị ốm nghén nặng và không thể kiểm soát được tình trạng đó, mẹ bầu có thể nghĩ đến việc sử dụng thuốc để ức chế như một biện pháp cuối cùng để giảm buồn nôn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần được ý kiến chuyên gia y tế để không gây hại đến tình trạng của thai nhi.
Pyridoxine
Pyridoxine (vitamin B6, không được phân loại). Đây được xem là loại thuốc điều trị đầu tiên, thường được bác sĩ kê cho phụ nữ mang thai bị nghén nặng. Thuốc có thể được kết hợp với các loại thuốc chống nôn khác.
Metoclopramid
Metoclopramid cũng là loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng để chống nôn khi mang thai. Được xếp vào nhóm A trong nhóm thuốc điều trị thai kỳ, do đó khi sử dụng sẽ mang lại sự yên tâm về độ an toàn, mặc dù không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào về hiệu quả của thuốc. Thực tế, những người phụ nữ đã sử dụng cho biết, thuốc không có hiệu quả cao trong việc chống buồn nôn và nôn.
Ngoài ra, các bà mẹ bầu cũng cần điều chỉnh tâm lý trong quá trình mang thai để cơ thể được thoải mái và tìm đến các phương pháp như châm cứu và bấm huyệt để giảm buồn nôn và ốm nghén một cách an toàn và hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bà mẹ bầu biết được các phương pháp hiệu quả để giảm buồn nôn và ốm nghén, giúp cho cơ thể họ được thoải mái và hỗ trợ cho bé yêu phát triển khỏe mạnh.