1. Nguyên nhân gây ra đau cơ háng
Cơ háng nằm giữa chân và bụng, gồm 5 nhóm cơ khác nhau giúp hỗ trợ chuyển động của chân. Khi những nhóm cơ này bị căng căng quá mức, sẽ dẫn đến tình trạng đau cơ háng và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và hoạt động của người bệnh.
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải đau cơ háng, đặc biệt là khi thực hiện các hoạt động quá sức. Nguyên nhân chính của tình trạng này có thể bao gồm:
Tổn thương vùng cơ và dây chằng ở khu vực háng:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và thường xảy ra ở các vận động viên phải tham gia các môn thể thao đòi hỏi cường độ lớn, như bóng bầu dục, bóng đá, xổ sống,...
Thoát vị bẹn:
Thoát vị bẹn là tình trạng màng ruột bên trong bụng bị di chuyển vào ống bẹn khiến cho một hoặc cả hai bên của khu vực háng phình to ra, gây ra cơn đau ở cơ háng. Nếu không được điều trị, thoát vị bẹn có thể dẫn đến tình trạng ruột hoặc niêm mạc ruột bị kẹt ở đây, gây ra tử vong của phần ruột do thiếu máu.
Thoát vị bẹn là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau ở cơ háng
Các nguyên nhân khác:
- Viêm ruột;
- Gãy xương gần khu vực háng;
- Sỏi thận;
- Viêm tinh hoàn ở nam giới;
- Bệnh u nang buồng trứng ở nữ giới;
- Sưng hạch bạch huyết;
- Viêm khớp dạng thấp;
- Viêm xương khớp hông;
- Nhiễm trùng đường tiểu;
- Thoái hóa khớp háng;
- Hoại tử chỏm xương đùi không khuẩn;
- Chèn ép dây thần kinh.
2. Triệu chứng thường gặp của đau cơ háng là gì?
Đa phần các trường hợp đau cơ háng sẽ cải thiện khi người bệnh được nghỉ ngơi và thư giãn đúng cách. Nếu bạn thấy cơ thể mình có các dấu hiệu dưới đây, hãy đi kiểm tra ngay, bao gồm:
- Buồn nôn, sốt;
- Nước tiểu có chứa máu;
- Cơn đau nhức không chỉ thể hiện ở vùng bẹn mà còn lan rộng đến vùng lưng dưới, bụng và ngực;
- Mất cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn;
- Ở nam giới cần đặc biệt chú ý khi có triệu chứng đau cơ háng xuất hiện đồng thời với biểu hiện sưng đau tinh hoàn, có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng nhiễm trùng tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh hoàn, xoắn tinh hoàn hoặc ung thư tinh hoàn.
Trong trường hợp đau cơ háng do tư thế không đúng hoặc chấn thương, việc nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách có thể cải thiện tình trạng một cách đáng kể. Tuy nhiên, nếu bệnh lý là nguyên nhân gây ra đau cơ háng, người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng và điều trị sớm nhất có thể.
Theo thời gian, các loại bệnh lý gây đau cơ háng có thể tiến triển ngày càng nặng, thậm chí gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày cũng như khả năng di chuyển, vận động của bệnh nhân và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như:
- Suy nhược cơ thể: đau cơ háng có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Khi bước vào giai đoạn nặng, đau háng có thể xuất hiện cả ngày lẫn đêm, làm bệnh nhân mất ngủ, suy nhược và mệt mỏi nhiều;
- Tàn phế: nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, đau cơ háng có thể làm hỏng hoàn toàn sụn khớp, làm cho mô xương trở nên rỗng rãi, dễ gãy khi gặp tác động bên ngoài. Khi sụn khớp không thể phục hồi, nguy cơ tàn phế của bệnh nhân là rất cao.
Nếu người bệnh gặp đau cơ háng kèm theo các triệu chứng lạ thường, cần phải đến bác sĩ kiểm tra ngay
Do khả năng vận động bị hạn chế, đau cơ háng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, có thể khiến họ trở nên lo lắng và chán nản.
3. Gợi ý một số cách giảm đau cơ háng
Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra và đánh giá sơ bộ về các triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân đang gặp phải. Họ cũng sẽ thu thập thông tin về hoạt động thể chất gần đây của bệnh nhân để chỉ định các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm máu,... nhằm xác định chính xác nguyên nhân của bệnh.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các phương pháp điều trị sẽ được chỉ định theo 2 phương pháp giảm đau cơ háng sau đây:
3.1. Cách giảm đau cơ háng tại nhà
Nếu đau cơ háng do căng cơ bình thường, bạn có thể thử một số phương pháp tự điều trị tại nhà như dành nhiều thời gian hơn để thư giãn, nghỉ ngơi, đặt băng lạnh lên vùng đau. Hãy tạm ngưng tập thể dục và các hoạt động thể chất khác trong ít nhất 2 - 3 tuần cho đến khi cơn đau hoàn toàn giảm đi.
Bên cạnh đó, nếu bạn cảm thấy khó chịu với những cơn đau kéo dài, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, như paracetamol. Tuy nhiên, hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng chính xác để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Để giảm đau cơ háng, hãy dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi thay vì vận động mạnh
3.2. Phương pháp giảm đau cơ háng bằng các biện pháp y tế
Nếu các biện pháp giảm đau tại nhà không hiệu quả và nguyên nhân gây ra đau cơ háng là do bệnh lý, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp hơn. Ví dụ như hướng dẫn tập vật lý trị liệu, hoặc phải thực hiện phẫu thuật nếu đau cơ háng do viêm, thoát vị bẹn hoặc gãy xương.
Bài viết này đã tổng hợp thông tin về cách giảm đau cơ háng tại nhà và thông qua các biện pháp y tế. Để ngăn ngừa các nguy cơ phát sinh, người bệnh cần thực hiện khởi động kỹ trước khi tập thể dục, duy trì cân nặng lý tưởng, và tránh những tư thế ngồi không đúng cách, cũng như việc mang vác vật nặng để giảm nguy cơ thoát vị bẹn.