Phần kết bài 1
Dọn về làng là một bài thơ hay mang nhiều giá trị hiện thực sâu sắc tái hiện cuộc quá khứ đau thương, hào của dân tộc đồng thời thể hiện niềm vui mừng phấn khởi tột cùng trước tin quê hương được giải phóng, núi rừng Tây Bắc đã không còn phải nghe tiếng súng giặc, đồng thời ca ngợi sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, sự hồi sinh, vực dậy nhanh chóng của các tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bào nơi đây sau chiến tranh.
Cái hay của 'Dọn về làng' là ở giọng thơ mộc mạc bình dị với bao chi tiết chọn lọc cảm động. Nỗi đau thương thời giặc giã, hình ảnh người bà, người cha, người mẹ trong khói lửa đau thương, niềm vui giải phóng và hình ảnh quê hương hồi sinh được nói lên một cách thật giản dị, cảm động đáng yêu. 'Dọn về làng' là một trong những thành tựu đáng tự hào của thơ ca kháng chiến thời chống Pháp. Tự hào hơn nữa vì đó là lời ca, bông hoa rừng đẹp và thơm của đứa con thân yêu người dân tộc Tày. Hơn nửa thế kỉ sau, bài thơ vẫn để lại cho chúng ta nhiều xúc động.
Phần kết bài 3
Xuyên suốt bài thơ, Nông Quốc Chấn đã thể hiện tình yêu quê hương, yêu đất nước sâu nặng qua những hình ảnh chân thực và đậm chất dân tộc, giọng thơ hào hứng, sôi nổi, vui tươi khi hòa bình lập lại. Đồng thời ông cũng vạch rõ tội ác của bọn thực dân Pháp hung hãn đã giết chết bao người khiến gia đình li tán đau thương. Bài thơ là một trong những minh chứng cho lịch sử của nước nhà nói chung và Cao – Bắc – Lạng nói riêng, là lời ngợi ca cho tinh thần chiến đấu của nhân dân trong hoàn cảnh vất vả, thiếu thốn, khó khăn. Thế hệ trẻ hôm nay hãy quyết tâm học thật tốt, rèn luyện đạo đức thật tốt để trở thành người chiến sĩ giỏi trong thời bình, dựng xây đất nước ngày một giàu đẹp hơn
Phần kết bài 4
Dọn về làng là bài thơ đã miêu tả chân thực những niềm hạnh phúc khi nhân dân ta được giải phóng, qua đó thể hiện rõ nỗi đau thương và hy vọng của dân tộc Việt Nam một cách sâu sắc và thú vị.
Phần kết bài 5
Bài thơ đã để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc, tái hiện lại tinh thần bất khuất của dân tộc trong ngày chiến thắng, những mất mát, nỗi đau mà dân tộc đã phải trải qua và quyết tâm cuối cùng để bảo vệ đất nước. Bài thơ sẽ mãi sống trong lòng người đọc, như một nguồn động viên tinh thần không ngừng cho tình yêu quê hương.
Nguồn: Sưu tầm