1. Cách kiểm tra có bị hôi miệng hay không
Để kiểm tra xem bạn có bị hôi miệng hay không, có thể thực hiện những cách sau:
- Bịt mũi và thở qua miệng trong khoảng một phút, sau đó đổi lại, bịt miệng và thở qua mũi để kiểm tra. Điều này giúp xác định nguồn gốc của mùi hơi thở.
Hôi miệng làm phiền người xung quanh
- Đặt tay vào miệng và thở ra, sau đó tự kiểm tra mùi hơi thở của mình.
- Ngửi mùi của chỉ nha khoa sau khi cà răng
- Liếm cổ tay hoặc mút ngón tay rồi ngửi thử xem có mùi khó chịu hay không. Nhớ rửa tay sạch trước và sau khi thử, và để tay khô trước khi ngửi.
- Sử dụng Halimeter, Halitest để đo nồng độ hôi miệng.
Kiểm tra hôi miệng là một quy trình đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay
2. Nguyên nhân gây ra hôi miệng nặng là gì?
Hôi miệng kéo dài và nặng ngày càng có thể xuất phát từ các bệnh lý hoặc thói quen ăn uống của bạn. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
2.1. Tác động của thức ăn
Thức ăn là nguyên nhân gây ra hôi miệng tạm thời, nhưng nếu tiếp tục sử dụng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng kéo dài và nặng hơn. Các loại thức ăn gây ra hôi miệng bao gồm hành, tỏi, rượu, thuốc lá, thực phẩm giàu protein, và thức ăn giàu đường.
Nguyên nhân chính dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu là do sự phân hủy thức ăn trong miệng, đặc biệt là khi ăn các thực phẩm có chứa nhiều tinh dầu như tỏi, hành,...
2.2. Khô miệng và giảm tiết nước bọt
Tình trạng khô miệng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến hơi thở có mùi. Tiết nước bọt giúp làm sạch miệng và ngăn khô miệng. Do đó, giảm tiết nước bọt sẽ dẫn đến hôi miệng, đặc biệt sau khi thức dậy.
2.3. Vệ sinh răng miệng không tốt
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh hôi miệng. Thức ăn thừa mắc kẹt trên răng, kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tiết ra các hợp chất sulphur có mùi khó chịu.
Các vấn đề về nha chu hay sâu răng, viêm nướu cũng là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi. Người sử dụng răng giả hoặc các khí cụ chỉnh nha cũng có thể bị hôi miệng do thức ăn mắc kẹt trên chúng.
2.4. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá thường xuyên dẫn đến khô miệng và mùi hôi đặc trưng. Hút thuốc lá cũng có thể gây viêm nha chu và làm tăng tình trạng hơi thở có mùi.
2.5. Viêm nhiễm ở miệng, mũi, họng
- Các bệnh nhiễm trùng ở mũi như viêm xoang thường là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hôi miệng.
- Nhiễm trùng ở đường hô hấp trên và dưới đôi khi cũng gây ra bệnh hôi miệng do sự lở loét trong đường hô hấp.
- Các dị tật trong khoang miệng như hở hàm ếch tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây hơi thở có mùi.
Ở trẻ nhỏ, hơi thở có mùi thường là do có dị vật trong đường thở. Đó có thể là một mảnh đồ chơi, mẫu thức ăn thừa kẹt trong mũi. Nếu không lấy ra, những dị vật này có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn.
2.6. Mắc các bệnh lý có thể gây ra hôi miệng
Có đến 10% người bị hôi miệng không phải do nguyên nhân từ miệng mà do các bệnh như ung thư hay rối loạn chuyển hóa. Những bệnh này có thể tạo ra chất có mùi đặc trưng, dẫn đến tình trạng hôi miệng nặng.
- Các bệnh như tiểu đường, suy thận, suy gan có thể gây ra mùi tanh trong hơi thở.
- Hôi miệng thường là triệu chứng rõ ràng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.
- Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp, tâm thần hay bệnh tiết niệu cũng có thể gây ra hôi miệng hoặc làm tăng thêm tình trạng này. Nguyên nhân là do chúng làm khô miệng hoặc tạo ra các loại hợp chất gây mùi trong cơ thể.
Hôi miệng do hút thuốc lá là phổ biến
3. Phương pháp chữa trị hôi miệng
3.1. Hôi miệng do bệnh lý
Để chữa trị hôi miệng, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau khi biết nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hoặc chỉ định can thiệp nha khoa nếu cần thiết.
Nếu bạn bị hôi miệng do viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi… thì cần phải điều trị triệt để các bệnh lý này, kèm theo vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn để có hơi thở thơm tho.
3.2. Hôi miệng do thói quen ăn uống, sinh hoạt
Về chế độ ăn uống và sinh hoạt, bạn cần:
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có thể gây ra mùi hôi khó chịu.
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả.
- Tránh uống rượu và hút thuốc lá.
- Buổi tối, nên vệ sinh răng kỹ lưỡng vì đây là lúc vi khuẩn hoạt động mạnh.
- Nên đến nha khoa kiểm tra 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Vệ sinh răng miệng và các bộ phận chỉnh nha là biện pháp hữu ích để hạn chế mùi khó chịu trong hơi thở
Để tránh tái phát bệnh hôi miệng, hãy tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút: Nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa hôi miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Việc sử dụng chỉ nha khoa là biện pháp tốt nhất để loại bỏ các mảng thức ăn dư thừa bám trên răng và trong kẽ răng.
- Chải lưỡi: Mùi hôi miệng do lưỡi phát ra là do sự phát triển của vi khuẩn từ những mảng thức ăn dư thừa không được làm sạch. Hãy vệ sinh lưỡi hàng ngày để chấm dứt hơi thở “không được chào đón”.
- Vệ sinh răng giả và các khí cụ chỉnh nha: Nếu bạn đang sử dụng niềng răng hoặc răng giả, hãy chăm sóc vệ sinh răng miệng và các dụng cụ này. Hãy vệ sinh kỹ lưỡng các góc khuất của niềng răng hoặc răng giả để tránh hôi miệng.
- Hãy uống đủ nước để không bị khô miệng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa hôi miệng
Để chữa bệnh hôi miệng một cách triệt để, hãy đến cơ sở y tế, phòng khám nha khoa để kiểm tra và điều trị theo phác đồ phù hợp với từng trường hợp bệnh lý.