1. Sao kê thẻ tín dụng và câu chuyện về phí
Bảng sao kê thẻ tín dụng là tài liệu tổng quan về việc sử dụng thẻ trong một chu kỳ cụ thể. Trong bảng này, bạn sẽ tìm thấy các thông tin như: số tiền đã chi tiêu trong chu kỳ trước đó, số tiền nợ cần thanh toán trong chu kỳ hiện tại và ngày thanh toán dư nợ. Thời hạn thanh toán thường kéo dài từ 15 đến 25 ngày sau ngày chốt sao kê, tùy thuộc vào quy định của ngân hàng phát hành thẻ.
Thường thì ngân hàng sẽ gửi bảng sao kê qua email đã đăng ký hoặc gửi trực tiếp qua đường bưu điện đến địa chỉ nhà của bạn. Bạn cũng có thể kiểm tra bảng sao kê trên ứng dụng di động hoặc trang web của ngân hàng một cách dễ dàng.
Về chi phí sao kê, nếu bạn chọn nhận sao kê thẻ tín dụng qua email hoặc gọi tổng đài chăm sóc khách hàng thì mức phí là 0 đồng. Trong trường hợp bạn muốn nhận bảng sao kê trực tiếp tại quầy giao dịch/chi nhánh ngân hàng, mức phí sẽ dao động từ 20.000đ đến 100.000đ, tùy thuộc vào loại thẻ tín dụng bạn sử dụng và quy định của ngân hàng phát hành thẻ.
2. Ý nghĩa của ngày sao kê thẻ tín dụng
Ngày sao kê thẻ tín dụng là ngày mà ngân hàng gửi bảng tóm tắt các giao dịch, lãi suất, chi phí, và số tiền bạn cần thanh toán. Thông tin này được gửi trực tiếp hoặc trực tuyến cho bạn.
Ngày sao kê thường là cố định, thường từ ngày 20 đến 25 hàng tháng. Nếu rơi vào cuối tuần hoặc ngày lễ, bạn sẽ nhận bảng sao kê vào ngày liền kề trước.
Khi nhận bảng sao kê thẻ tín dụng, nếu phát hiện sai sót, hãy liên hệ với ngân hàng ngay để được giải quyết.
3. Cách xem bảng sao kê thẻ tín dụng
3.1. Kiểm tra sao kê thẻ tín dụng qua email
Bản sao kê thẻ tín dụng thường được gửi qua email của bạn trong mỗi kỳ sao kê. Đây là cách kiểm tra bảng sao kê phổ biến và tiện lợi nhất hiện nay.
Email nhận sao kê thường là địa chỉ bạn đã đăng ký với ngân hàng. Thường, ngày 20 - 25 hàng tháng là kỳ sao kê.
Sau khi nhận email, bạn cần thanh toán đúng hạn để tránh bị phạt. Thời hạn thanh toán là từ 15 - 25 ngày sau ngày sao kê.
3.2. Kiểm tra sao kê trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng
Đây là phương pháp duy nhất có giá trị pháp lý, với thông tin được in trên giấy của ngân hàng và có dấu đỏ. Nó là lựa chọn khi bạn cần chứng minh tài chính hoặc thu nhập cho vay mượn, mở thẻ tín dụng, hoặc xin Visa đi nước ngoài...
Các bước thực hiện bao gồm:
- Bước 1
- Bước 2: Ghé chi nhánh ngân hàng và yêu cầu hỗ trợ in sao kê.
- Bước 3: Xuất trình giấy tờ cho nhân viên ngân hàng.
- Bước 4: Điền thông tin vào mẫu đơn được cung cấp.
- Bước 5: Chờ nhân viên ngân hàng kiểm tra và in sao kê.
4. Phương thức thanh toán thẻ tín dụng
Hiện nay, có nhiều cách thanh toán thẻ tín dụng mà bạn có thể lựa chọn như:
- Thanh toán tại quầy: Bạn có thể đến trực tiếp các chi nhánh hoặc điểm giao dịch của ngân hàng để thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn bạn cách thanh toán và cung cấp biên nhận cho giao dịch.
- Thanh toán tự động: Bạn có thể thiết lập thanh toán thẻ tín dụng tự động từ tài khoản ngân hàng của mình. Hệ thống sẽ tự động trừ tiền từ tài khoản của bạn vào ngày thanh toán của thẻ tín dụng.
- Thanh toán trực tuyến: Bạn có thể sử dụng ứng dụng trực tuyến của ngân hàng phát hành thẻ hoặc các ứng dụng di động để thanh toán sao kê thẻ tín dụng.
- Nhanh chóng và tiện lợi: Hoàn thành thanh toán dư nợ chỉ trong 3 bước và ghi nhận giao dịch thành công 24/7.
- Kiểm tra đầy đủ Dư nợ hiện tại, Dư nợ cuối kỳ sao kê và Thanh toán tối thiểu mà không cần mở sao kê.
- Tính năng Tự động nhắc nhở thanh toán khi đến kỳ sao kê thẻ tín dụng.
5. Hướng dẫn chi tiết cách đọc bảng sao kê
Dưới đây là các mục và thông tin chi tiết của chúng. Khi đọc bảng sao kê thẻ tín dụng, bạn cần hiểu ý nghĩa của mỗi mục để tránh sai sót và đảm bảo quyền lợi của mình.
- Ngày lập bảng: Là ngày mà ngân hàng phát hành tài liệu tóm tắt các giao dịch hằng tháng của bạn. Bảng sao kê này sẽ liệt kê tất cả các giao dịch và thanh toán mà bạn đã thực hiện trong kỳ thanh toán cuối cùng. Thông thường, các ngân hàng sẽ cho chủ thẻ đến 45 ngày miễn lãi, nghĩa là sau ngày sao kê thẻ tín dụng, bạn có thêm 15 ngày để thanh toán sao kê thẻ tín dụng cho tất cả các giao dịch được liệt kê.
- Ngày đến hạn thanh toán (Vui lòng thanh toán trước): Đây là mục quan trọng mà bạn cần chú ý để tránh phải chịu các khoản phí phát sinh. Đây là thời điểm cuối cùng mà chủ thẻ sẽ được miễn lãi cho các khoản phí. Để tránh phải chịu phí phạt hay lãi suất cao, bạn cần thanh toán đầy đủ (hoặc ít nhất là số tiền tối thiểu) cho ngân hàng trước thời hạn ở mục này. Để tránh trường hợp giao dịch thanh toán không kịp ghi nhận đúng hạn, bạn nên sắp xếp thanh toán trước ngày đến hạn thanh toán. Ví dụ: Ngày đến hạn thanh toán là 15 hằng tháng, bạn nên tiến hành thanh toán dư nợ vào ngày 9 hoặc 10. Nếu trễ hạn, bạn có thể bị báo cáo lên CIC - Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam và điều này gây khó khăn cho bạn trong các giao dịch tài chính tương lai.
- Dư nợ cuối kỳ: Là tổng số tiền mà bạn đã sử dụng, phí, lãi phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ trong kỳ và dư nợ của kỳ trước (nếu kỳ trước chưa thanh toán hết). Bạn cần thanh toán con số ở mục này hoặc dư nợ tối thiểu.
- Thanh toán tối thiểu: Đây là số tiền tối thiểu mà bạn phải trả cho ngân hàng khi đáo hạn nếu không có khả năng thanh toán hết tất cả dư nợ, tùy theo quy định của ngân hàng mà mức tối thiểu này dao động từ 2% đến 5% số dư khi đáo hạn.
- Ngày giao dịch: Đây là ngày mà giao dịch thanh toán sẽ được xử lý.
- Ngày hệ thống: Là ngày giao dịch được ghi nhận vào tài khoản thẻ tín dụng của bạn. Sau đó bạn kiểm tra sao kê thẻ tín dụng.
- Chi tiết giao dịch: Đây là nơi cập nhật thông tin chi tiết về giao dịch thẻ tín dụng, bao gồm: Thanh toán, mua hàng, rút tiền mặt,...trong quá trình dùng thẻ của tháng trước. Bạn có thể dựa vào phần này để quản lý chi tiêu của mình hiệu quả hơn vào các tháng tiếp theo.
- Số tiền: Mục này sẽ liệt kê chi tiết các số tiền mà bạn đã chi tiêu trong quá trình sử dụng của mình như: Mua sắm, thanh toán điện/nước, rút tiền,…
- Chương trình điểm thưởng/ưu đãi: Tùy vào vào từng ngân hàng mà chương trình điểm thưởng sẽ khác nhau. Điểm thưởng/ưu đãi bạn sẽ nhận được thông qua những chi tiêu hoặc thanh toán bằng thẻ tín dụng.