Có những lúc chúng ta buộc phải ăn hoặc uống thứ gì đó không ngon lành. Dù là một món ăn mà bạn không thể từ chối vì phép lịch sự hay là thứ thuốc đắng nghẹt không nuốt trôi được, vị khó chịu của nó quả là khó tránh khỏi. May mắn thay, vị giác cũng giống như mọi giác quan khác mà bạn có thể tạm thời làm tê hoặc giảm nhẹ. Thêm nữa, cách thực hiện chỉ đơn giản là kiểm soát hơi thở hoặc với lấy lọ muối để rắc vào thức ăn.
Các bước
Thay đổi cảm giác vị

Bịt mũi. Các nụ vị giác của chúng ta chỉ nhận ra năm vị: ngọt, mặn, đắng, chua và vị ngọt thịt ('umami'). Các vị còn lại nằm trong mũi. Nếu có thể tránh được mùi thức ăn, bạn sẽ tránh được phần lớn hương vị của nó. Hãy bịt mũi khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì để khử phần lớn mùi vị.
- Khi đã nuốt được thức ăn, bạn hãy nhấp một ngụm nước trước khi thả mũi ra để tránh vị thức ăn đọng trên lưỡi. Súc miệng với nước là biện pháp khá hữu hiệu.
- Nếu đang ăn ở nơi công cộng mà vì lịch sự không bóp mũi được, bạn có thể thở ra ngay trước khi uống một ngụm nước để tránh vị khó chịu. Nhớ ăn miếng nhỏ để không bị nghẹn khi thở lại.

Phương pháp làm khô miệng. Vị giác của bạn phụ thuộc vào nước bọt. Bạn có thể giảm vị giác tạm thời bằng cách lau khô nước bọt trong miệng và lưỡi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nước bọt sẽ trở lại ngay sau vài giây, vì vậy hãy ăn nhanh chóng sau khi lau khô miệng.
- Bạn cũng có thể sử dụng tăm bông như Q-Tips thay cho khăn giấy, nhưng có thể bạn sẽ cần sử dụng nhiều tăm bông hơn.
- Nếu bạn biết bạn sẽ phải ăn một thứ gì đó không ngon vào sau này, hãy cố gắng không uống nước trong cả ngày. Uống các loại đồ uống chứa caffeine như nước ngọt có ga hoặc cà phê để làm khô miệng trước khi ăn; miệng của bạn sẽ tự nhiên khô đi khi đến lúc ăn.

Uống nước lạnh. Có thể bạn đã nhận ra rằng thức ăn có vị khác nhau một chút tùy thuộc vào nhiệt độ của nó. Điều này xảy ra vì nhiệt độ lạnh làm tê vòm miệng và giảm vị giác. Nếu bạn có thể, hãy uống một cốc nước lạnh trước khi ăn hoặc uống thứ gì đó không ngon. Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể làm lạnh thức ăn hoặc đồ uống đó.
- Một phương pháp khác (hoặc có thể làm tăng cảm giác khó chịu nếu răng của bạn nhạy cảm với lạnh) là uống thức uống nóng như trà, cà phê hoặc sô cô la nóng. Sự nóng sẽ khiến các nụ vị giác bớt nhạy cảm hơn ngay sau khi bạn thưởng thức thức uống nóng đó.

Uống rượu mạnh. Thức uống có nồng độ cồn cao (như whiskey) có hiệu ứng làm tê nhẹ trung tâm vị giác trong miệng và mũi. Hãy cố gắng nuốt thức ăn hoặc uống có vị khó chịu nhanh chóng sau khi uống rượu để có hiệu quả tốt nhất.
- Nếu bạn chưa đủ tuổi uống rượu hoặc không có rượu mạnh, bạn có thể thử sử dụng nước súc miệng chứa cồn sát khuẩn như Listerine. Sản phẩm này cũng có thể giúp làm tê và làm mất cảm giác vị giác nhờ hương vị bạc hà mạnh.
Hành động tự chủ

Rắc muối nhiều lên thức ăn. Nếu có thể, bạn hãy rắc muối lên bất kỳ thức ăn nào có vị khó chịu. Khi đã rắc đủ muối, bạn sẽ chỉ cảm nhận vị mặn khi ăn vào. Tuy nhiên, đừng rắc quá nhiều muối, vì vị mặn cũng có thể khiến bạn khó chịu.
- Về lý thuyết, bạn có thể áp dụng cách này cho bất kỳ gia vị nào (bao gồm cả đường), nhưng muối thường luôn có sẵn và không ai thường để ý khi bạn rắc muối.

Súc miệng với bạc hà cay. Rót chiết xuất bạc hà cay vào một nắp nhỏ (như nắp chai nước ngọt 700 ml). Súc miệng với chiết xuất bạc hà cay trong nắp chai, sau đó nhổ ra và súc miệng lại bằng nước lạnh. Vị giác của bạn sẽ bị tê nhẹ trong vài phút do chất menthol có trong chiết xuất bạc hà cay.
- Chiết xuất bạc hà lục cũng có chất menthol như bạc hà cay và có thể dùng để thay thế.
- Nếu không có chiết xuất bạc hà nào, bạn có thể dùng các hương vị lấn át như chiết xuất hạnh nhân hoặc sô cô la. Cũng súc miệng như với bạc hà (chỉ dùng 1 nắp chai), sau đó bất cứ thứ gì bạn ăn vào đều sẽ có mùi vị như thứ nước mà bạn vừa súc miệng.

Sử dụng ống hút. Nếu phải uống chất lỏng khó chịu, bạn có thể dùng ống hút để tránh chạm vào lưỡi. Hãy cố gắng đặt ống hút vào sâu trong miệng để nó chảy thẳng xuống cổ họng và không chạm vào các nụ vị giác trên lưỡi.
- Quy tắc này cũng có thể áp dụng với thức ăn. Đẩy thức ăn qua một bên miệng và nhai ở bên má để thức ăn không chạm vào lưỡi.
- Thử ngửa đầu ra sau một chút để thức ăn/đồ uống chỉ chạm nhanh vào lưỡi và tiếp tục xuống cổ họng.

Chuẩn bị sẵn thức ăn bạn thích. Khi phải ăn hoặc uống thứ gì đó khó chịu, hãy thử ăn món mà bạn thích trước và sau khi nuốt thứ đó. Ăn nhanh nhưng cẩn thận để khỏi bị nghẹn. Càng nuốt nhanh thứ mà bạn không muốn chạm vào nụ vị giác thì bạn càng ít phải chịu đựng vị khó chịu đó.
Xử lý các vị khó chịu trong dài hạn

Thăm bác sĩ. Nếu bạn thấy thức ăn bắt đầu có vị khó chịu hoặc nếu những món ăn mà bạn đã từng thích bỗng nhiên không còn ngon nữa, có lẽ bạn đã gặp vấn đề lớn hơn. Có nhiều nguyên nhân gây ra vị khó chịu dai dẳng, từ tác dụng phụ của thuốc không kê toa, sử dụng thuốc lá đến các nguyên nhân khác nữa. Nếu bạn thấy mình thường xuyên phải tìm cách làm tê vị giác, hãy hẹn gặp bác sĩ.

Tinh chỉnh vị giác. Đôi khi, việc cảm nhận hương vị khó chịu có thể là do không gian hoặc tâm trạng. Mở cửa sổ, thay đổi môi trường xung quanh, hoặc thậm chí chỉ là thay đổi cách bạn ngồi cũng có thể làm thay đổi cảm nhận của bạn đối với thức ăn và đồ uống.
- Thử thức ăn hoặc đồ uống ở một nơi mới, một không gian mà bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn.
- Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng, thử lắng nghe nhạc nhẹ hoặc thực hành thiền trước khi ăn để tinh chỉnh tâm trạng của bạn.

Tăng cường cảm nhận vị giác. Một cách để cải thiện khả năng nhận biết hương vị là thực hành việc nếm thử các loại thức ăn và đồ uống mới. Điều này giúp cho cơ thể và trí não của bạn trở nên quen thuộc hơn với các loại vị và mùi mới.
- Tham gia các khóa học nấu ăn hoặc thực hành nấu ăn tại nhà để khám phá và trải nghiệm các hương vị mới.
- Hãy dành thời gian cho việc thưởng thức các loại thực phẩm và đồ uống khác nhau từ các vùng miền và quốc gia khác nhau.