1. Thông tin về viêm màng não mủ
Viêm màng não mủ là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây tổn thương nghiêm trọng cho màng não do vi khuẩn gây ra. Bởi tính chất nguy hiểm, bệnh này được coi là một tình trạng khẩn cấp y tế.
Vi khuẩn gây bệnh có khả năng lây lan và tạo ra dịch truyền nhiễm khác nhau, phụ thuộc vào loại vi khuẩn. Chúng có thể được truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc hoặc qua đường hô hấp. Các loại vi khuẩn thường gây viêm màng não mủ bao gồm:
- Liên cầu lợn (Streptococcus suis): loại vi khuẩn thường xuyên gây bệnh nhất trong mùa nắng nóng. Chúng sống kí sinh trong lợn và có thể lây sang người qua da, niêm mạc, hoặc khi ăn thịt lợn sống. Theo thống kê, khoảng 95 - 95% trường hợp nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn tại Việt Nam phát triển thành viêm màng não.
Phế cầu (Streptococcus pneumoniae): có nguy cơ gây bệnh viêm màng não cao nhất bằng cách xâm nhập vào đường hô hấp qua không khí hoặc qua các giọt bắn khi người nhiễm bệnh hắt hơi, nói lớn, ...
Haemophilus influenzae: cũng là căn bệnh lây truyền qua không khí, có thể xâm nhập vào dịch tủy sống gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm như viêm phổi, nhiễm trùng huyết,... bao gồm cả viêm màng não.
Một số loại vi khuẩn khác ít gặp như tụ cầu, E.Coli,...
Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày, với các triệu chứng không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, đặc biệt là đối với những bệnh nhân đã có những vấn đề sức khỏe khác như viêm tai giữa, viêm xương chũm, hoặc viêm phổi, và cả những người có hệ miễn dịch suy yếu như người già, trẻ em,...
Thời kỳ bắt đầu
Bệnh nhân thường bắt đầu có cơn sốt cao đột ngột, đau đầu nặng, buồn nôn, nhạy ánh sáng hoặc âm thanh,... nhưng các triệu chứng của viêm màng não thường chưa xuất hiện rõ ràng.
Đau đầu - Sốt cao - Rét run - Sợ ánh sáng - Đau nhức toàn thân - Mệt mỏi - Xuất huyết dưới da
Thời kỳ bùng phát
Trong thời kỳ bùng phát, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn với các triệu chứng điển hình như sau:
- - Co giật.
- Triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc: bao gồm sốt cao liên tục, khô môi, lưỡi bẩn, mệt mỏi, đau nhức hoặc mỏi cơ, xương khớp toàn thân,...
- Triệu chứng màng não bao gồm:
3. Cách phòng ngừa hiệu quả là gì?
Vì hầu hết vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong không khí và có thể xâm nhập vào đường hô hấp. Để bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn viêm màng não mủ và các bệnh khác, bạn cần có kiến thức và thực hiện những thói quen sau:
Tránh tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
-
Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với vi khuẩn trong không khí, đặc biệt khi gần người mắc bệnh hoặc có dấu hiệu của bệnh. Nếu không thể đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m.
-
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Đặc biệt sau khi chạm vào khẩu trang hoặc các bề mặt công cộng như nút bấm thang máy, tay cửa,...
-
Duy trì vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc và các vật dụng cá nhân sạch sẽ và an toàn, bảo vệ bản thân và gia đình.
-
Giữ thói quen ăn chín và uống nước sôi, tránh thức ăn sống như tiết canh, nem, sushi,... để phòng tránh lây nhiễm.
Dùy trì thói quen sống lành mạnh giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả
Nâng cao thể trạng
Điều kiện thuận lợi để các loài vi khuẩn dễ gây bệnh trên cơ thể là một thể trạng và hệ miễn dịch yếu kém như kiệt sức, suy dinh dưỡng,… đặc biệt đối với người cao tuổi, trẻ em, những người đang mắc các bệnh lý có sẵn như viêm phổi, viêm mũi họng,…
Vì vậy, việc nâng cao thể trạng sẽ giúp bạn vừa duy trì được một sức khỏe tốt, vừa tạo một lớp phòng vệ ngay từ bên trong để phòng tránh hiệu quả các tác nhân gây bệnh. Một số lời khuyên bỏ ích bạn nên áp dụng như sau:
Dinh dưỡng: ngoài việc cung cấp đầy đủ các nhóm dịch vụ chất thiết yếu cho cơ thể. Bạn nên lưu ý bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thông qua các loại rau củ, trái cây tươi để giúp cho hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh.
Vận động: duy trì chế độ vận động hợp lý, tối thiểu khoảng 30 phút mỗi ngày để giúp cơ thể được dẻo dai và nâng cao sức đề kháng. Đối với các trường hợp bị hạn chế vận động hoặc do thể chất yếu, bạn nên tham khảo ý kiến từ huấn luyện viên hoặc phòng khám uy tín để lựa chọn chế độ phù hợp với bản thân.
Nghỉ ngơi: ngủ chính là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, điều hòa các cơ quan sau một ngày mệt mỏi. Vì vậy, bạn nên cân bằng thời gian làm việc, vận động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức có thể dẫn đến suy kiệt hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Thăm khám định kỳ: việc kiểm tra sức khỏe đều đặn, thường xuyên khoảng 6 tháng/lần vô cùng quan trọng, giúp bạn sớm phát hiện các dấu hiệu cảnh báo và điều trị bệnh kịp thời nếu có.
Vận động thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức kháng của bạn