Trong bất kì một bài viết nào, người viết cũng cần trình bày được nhiều luận điểm khác nhau, kèm theo những dẫn chứng, ví dụ nhằm minh họa cho các luận điểm đó. Điều này không chỉ đòi hỏi người học đưa ra những lý luận logic, chặt chẽ, mà còn cần thể hiện những lý luận đó một cách mạch lạc, dễ hiểu. Một trong những kĩ thuật cần thiết để tạo nên sự dễ hiểu đó là nhấn mạnh (Emphasis).
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để tạo sự nhấn mạnh. Bài viết này sẽ giới thiệu ba phương pháp dựa trên sự sắp xếp thông tin hợp lý, mà không phụ thuộc vào từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp đặc biệt.
Key takeaways
Nhấn mạnh là kĩ thuật sắp xếp câu hoặc lựa chọn từ vựng và cấu trúc nhằm hướng sự tập trung của người đọc vào một thông tin mà người viết mong muốn.
Có thể tạo ra hiệu ứng nhấn mạnh mà không cần dùng các từ vựng và cấu trúc đặc biệt. Các phương pháp này dựa vào việc sắp xếp trật tự thông tin, bao gồm: thông tin ở vị trí đầu và cuối, thông tin trong mệnh đè chính, và độ dài của câu.
Các phương pháp này có thể được kết hợp với nhau nhằm đạt hiệu quả nhấn mạnh tối đa.
Mục đích của nhấn mạnh trong bài viết
Có rất nhiều kĩ thuật khác nhau để tạo nhấn mạnh cho bài viết. Trong đó, các cách thức phổ biến nhất là từ nối thể hiện sự nhấn mạnh (In particular, Obviously, Escpecially, vv,...), các cấu trúc đặc biệt (câu chẻ, câu đảo ngữ, vv…) hoặc các từ nhấn mạnh (very, own, vv…). Đây là các câu trúc dễ sử dụng, tuy vậy chúng có đặc điểm là quá “lộ liễu”. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không nên sử dụng những phương pháp này quá 1-2 lần trong bài viết.
Ngoài các phương pháp trên, sau đây là những phương pháp “tế nhị” hơn để tạo nên sự nhấn mạnh, thu hút sự chú ý của người đọc chỉ dựa vào cách sắp xếp thông tin thay vì dựa vào các từ vựng và cấu trúc cụ thể.
Các phương thức nhấn mạnh không phụ thuộc vào từ vựng và cấu trúc ngữ pháp đặc biệt
Đặt thông tin ở vị trí đầu và cuối
Câu đầu và câu cuối là 2 vị trí câu quan trọng nhất trong bất kỳ loại văn bản nào. Khi đọc câu đầu tiên, người đọc đang ở tâm thế tỉnh táo, sẵn sàng tiếp thu các thông tin mới. Còn ở câu cuối, thông tin sẽ được lưu giữ rõ ràng hơn, do người đọc luôn có xu hướng nhớ những gì họ đọc cuối cùng. Do đó, khi muốn tạo sự nhấn mạnh, người viết nên trình bày những thông tin quan trọng nhất ở hai vị trí này.
Người viết có thể đã quen với phương pháp đặt câu chủ đề ngay ở vị trí đầu của đoạn văn. Trong câu cuối cùng, người viết có thể nhắc lại ý chính của đoạn văn, hoặc đề cập đến hệ quả/kết luận của luận điểm mà mình đưa ra ban đầu.
Hãy xem một ví dụ với đề bài IELTS Wrting Task 2:
In some parts of the world it is becoming popular to research the history of one’s own family. Why might people want to do this? Is it a negative or positive development?
(Việc tìm hiểu về nguồn gốc gia đình đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Vì sao mọi người muốn làm như vậy? Đây là một hiện tượng tích cực hay tiêu cực?)
(Nguồn: ieltsliz.com)
Đoạn 1: People often underestimate their family background, as they do not know how great their family is. Fortunately, people are recently interested in researching their family history. By exploring history, their dignity and self-esteem might be raised. This is because they might find out their ancestors were influential people in the past.
(Dịch nghĩa: Mọi người thường đánh giá thấp gia cảnh của mình, vì họ không biết gia đình mình tuyệt vời như thế nào. May mắn thay, gần đây mọi người đã quan tâm tới việc tìm hiểu về lịch sử gia đình. Qua việc tìm hiểu lịch sử, mọi người có thể nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin của mình. Đó là bởi họ có thể phát hiện ra tổ tiên họ đã từng là những nhân vật có sức ảnh hưởng trong quá khứ.)
Đoạn 2: Knowing about family history can boost one’s self-esteem. For example, if one finds out their ancestors were influential people in the past. they might feel proud of themselves and become more confident in their abilities.
(Dịch nghĩa: Hiểu biết về lịch sử gia đình có thể giúp một người trở nên tự tin hơn. Ví dụ, nếu một người biết được rằng tổ tiên họ đã từng là những nhân vật có sức ảnh hưởng trong quá khứ, họ có thể cảm thấy tự hào và tự tin vào năng lực của bản thân.)
Trong đoạn (1), câu quan trọng nhất của đoạn được đặt ở vị trí thứ 3. Điều này đồng nghĩa người đọc cần xử lý 2 câu thông tin trước khi tiếp nhận thông tin chính. Như vậy, có khả năng cao là sự tập trung của người đọc đã bị phân tán, suy giảm, và việc ghi nhớ thông tin chính này sẽ bị cản trở.
Trong khi đó, đoạn (2) bắt đầu trực tiếp bằng thông tin chính. Bằng cách này, người đọc sẽ xác định được ngay lập tức mục đích của đoạn văn, và dựa vào mục đích này để tiếp thu thông tin một cách dễ dàng.
Đặt thông tin trong mệnh đề chính
Mệnh đề chính là mệnh đề mang đầy đủ các thông tin cơ bản, có thể tồn tại độc lập mà không bị phụ thuộc vào mệnh đề nào khác. Trong khi đó, mệnh đề phụ không thể tồn tại độc lập, và chỉ có ý nghĩa khi đi cùng với mệnh đề chính.
Rõ ràng, người đọc sẽ xem thông tin trong mệnh đề chính như thông tin nòng cốt, họ sẽ tập trung xử lý và ghi nhớ các thông tin này. Như vậy, một cách vô thức mệnh đề chính luôn nổi bật hơn mệnh đề phụ.
Dù vậy, rất nhiều người viết chưa quan tâm đến tầm quan trọng của mệnh đề chính phụ. Hãy xem ví dụ sau đây:
Câu (1): He was strolling along the deck when a wave washed him overboard. He wasn’t supposed to do that at this time of the year.
(Dịch nghĩa: Anh ta đang đi bộ dọc bến tàu khi một con sóng đánh ngã anh ta xuống nước. Anh ta lẽ ra không được làm vậy vào thời điểm này trong năm)
Câu (2): While he was strolling along the deck, a wave washed him overboard. He wasn’t supposed to do that at this time of the year.
(Khi anh ta đang đi bộ dọc bến tàu, một con sóng đánh ngã anh ta xuống nước. Anh ta lẽ ra không được làm vậy vào thời điểm này trong năm)
Câu (1) nhấn mạnh vào hành động đi dọc bến tàu của người đàn ông, trong khi câu (2) nhấn mạnh vào sự việc con sóng đánh anh ta ngã xuống nước. Có thể thấy, hành động đi bộ dọc bến tàu đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đọc hiểu thông tin tiếp theo (hành động đi bộ là rất nguy hiểm vào thời điểm này trong năm); và quá trình đọc hiểu diễn ra trôi chảy hơn ở câu (1), khi hành động đi bộ dọc bến tàu được đặt trong mệnh đề chính. Ở câu (2), do cách sắp xếp thông tin trong mệnh đề, sự chú ý của người đọc đã nằm ở sự việc sóng đánh anh ta ngã xuống nước. Vì vậy, khi đọc tới câu tiếp theo người đọc sẽ phải tự điều chỉnh và sắp xếp lại tầm quan trọng của các thông tin, khiến hiệu quả đọc hiểu bị giảm sút.
Thay đổi độ dài của câu
Một trong những cách để thu hút sự chú ý của người đọc là tạo ra nhịp điệu biến đổi trong bài viết. Nhịp điệu này có thể được tạo ra bằng cách đan xen các câu với độ dài khác nhau. Thông thường, cách dễ dàng hơn đối với người học tiếng Anh là viết 2-4 câu dài, áp dụng các cấu trúc phức tạp, sau đó sử dụng một câu ngắn để tạo nhấn mạnh.
Ví dụ:
For a long time Japanese corporations used Southeast Asia merely as a cheap source of raw materials, as a place to dump outdated equipment and overstocked merchandise, and as a training ground for junior executives who needed minor league experience. But those days have ended.
(Dịch nghĩa: Trong một thời gian dài các tập đoàn Nhật Bản đã xem Đông Nam Á chỉ như một nguồn cung nguyên liệu thô, một nơi để tiêu thụ thiết bị lỗi thời và hàng tồn kho, và nơi rèn luyện cho những nhà quản lý trẻ cần kinh nghiệm. Nhưng những ngày đó đã hết.)
(Nguồn: https://owl.purdue.edu/)
Có thể thấy, khi người đọc đã đọc một đoạn văn gồm nhiều câu phức dài và phức tạp. nhịp điệu này có thể dần trở nên nhàm chán và làm người đọc dần phân tâm. Sự xuất hiện của một câu đơn, ngắn sẽ trở nên nổi bật, và thông điệp “quan điểm của các tập đoàn Nhật đối với Đông Nam Á đã thay đổi” được thể hiện mạnh mẽ hơn. Kết quả, người đọc sẽ nhớ thông tin này nhanh hơn, và chuẩn bị tinh thần đẻ tiếp nhận những thông tin tiếp theo.
Kết hợp ba kỹ thuật
Để tạo hiệu ứng nhấn mạnh tối đa cho các thông tin quan trọng, người viết có thể kết hợp các phương pháp trên. Như vậy, trong một đoạn văn, người viết có thể bắt đầu bằng một câu chủ đề đi thẳng vào vấn đề, đề cập đến ý chính mình muốn phân tích. Khi triển khai, hãy vận dụng nhiều cấu trúc câu đa dạng, tuy vậy cần nhớ rằng thông tin chính, có vai trò phát triển mạch logic của đoạn văn, luôn cần được đặt trong mệnh đề chính. Cuối cùng, hãy kết thúc đoạn văn bằng một câu kết ngắn, đơn giản, bao gồm thông tin cô đọng nhất.
Hãy xem đoạn văn sau:
Society at large benefits from the basic income policy. When people receive enough money to live on, they are willing to spend more on high quality and expensive products, entertainment, and health care. This increase in demand results in more money flowing in the market, more businesses, and more jobs. Furthermore, as everyone can receive financial aid, the government can cut down on long and costly procedures to verify citizens’ paperwork. The saved cost can then be utilized for other, more fulfilling purposes such as universal healthcare or education. In short, life quality is improved with basic income.
(Dịch nghĩa: Xã hội được hưởng lợi từ chính sách thu nhập cơ bản vô điều kiện. Khi mọi người có đủ tiền để sống, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những sản phẩm cao cấp và đắt tiền, các dịch vụ giải trí, và y tế. Nhu cầu tăng lên kéo theo dòng tiền lớn hơn lưu thông trên thị trường, dẫn tới nhiều doanh nghiệp và việc làm hơn. Thêm vào đó, vì tất cả mọi người đều được nhận trợ cấp, chính phủ có thể cắt giảm các quy trình dài và tốn kém để xác thực giấy tờ của công dân. Khoản chi phí được tiết kiệm sau đó có thể được dùng cho những mục đích khác, lớn lao hơn như chăm sóc y tế toàn dân hay giáo dục. Nói ngắn gọn, chất lượng cuộc sống được cải thiện nhờ vào thu nhập cơ bản.)
Trong đoạn văn, người viết đã mở đầu bằng một câu văn ngắn, trực tiếp thông báo ý chính. Các câu trong đoạn được triển khai bằng cách cấu trúc câu phức tạp và đa dạng hơn. Đối với các câu phức, thông tin về hành động của người dân và chính phủ—những kết quả trực tiếp nhằm chứng minh điểm tích cực của việc áp dụng thu nhập cơ bản—luôn được đặt trong mệnh đề chính. Cuối cùng, người viết kết thúc đoạn bằng một câu ngắn, kéo người đọc ra khỏi dòng nhịp điệu nhiều câu dài trước đó. Bằng cách này, người viết đã làm nổi bật được những thông tin quan trọng nhất trong đoạn mà không cần sử dụng quá nhiều từ nối, các từ vựng hay cấu trúc phức tạp.
Bài tập áp dụng
The increased number of joggers, the booming sales of exercise bicycles and other physical training devices, the record number of entrants in marathon races—all clearly indicate the growing belief among Americans that strenuous, prolonged exercise is good for their health. ____
A. But is it?
B. The question proposed to us is: Will we truly become more healthy if we exercise arduously?
____ Without the fear of having no means to ensure basic needs, they can afford to stay unemployed for an extended period of time instead of just accepting low-quality work. This period can be used to search for suitable jobs, negotiate higher wages and better work conditions.
A. Despite initial skepticism about how basic income could make people unmotivated to work, it could bring an opposite effect. There are good reasons to explain why this policy can empower citizens. One such argument is the opportunity to advance careers.
B. Fixed income offers people better career options.
____ Most countries still have more than 80% of their energy dependent on fossil fuels.
A. Renewable energy sources are environmentally friendly, even if they can’t generate enough energy to satisfy human needs
B. While renewable energy sources are environmentally friendly, they can’t generate enough energy to satisfy human needs.
Giải pháp
C
D
D
Tổng kết
Nguyễn Thị Lan Anh