Bài thi tiếng Anh THPT Quốc gia không những đòi hỏi thí sinh cần phải trang bị kiến thức và kỹ năng đối với nhiều dạng bài khác nhau mà bên cạnh đó còn yêu cầu phân bổ thời gian một cách hiệu quả để hoàn thành bài thi trong thời gian quy định.
Tuy nhiên, sử dụng quỹ thời gian như thế nào cho hiệu quả với từng phần của bài thi thường không phải điều quá dễ dàng, vì có tới 7-8 dạng bài khác nhau trong 1 đề thi.
Trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ gợi ý cách phân bổ thời gian làm bài tiếng Anh THPT Quốc gia hợp lý và hiệu quả.
Key takeaways |
---|
|
Thời gian và cấu trúc bài thi tiếng Anh THPT Quốc gia
Ngữ âm
Phát âm
Đối với dạng bài này, câu hỏi sẽ đưa ra 4 từ với mỗi từ được gạch dưới ở một âm, trong đó có 3 từ được phát âm giống nhau và 1 từ được phát âm khác. Thí sinh cần chọn đúng đáp án có từ phát âm khác với những từ còn lại.
Tôn âm
Giống với dạng bài trên, bài về trọng âm sẽ đưa ra 4 từ, trong đó có 1 từ mà trọng âm của từ đó sẽ rơi vào âm tiết khác so với các từ còn lại.
Hoàn thành câu
Từ ngữ
Đề bài dạng này sẽ đưa ra một câu văn với khoảng trống để thí sinh điền từ thích hợp nhất trong 4 đáp án được cho. Để có thể làm tốt dạng bài này, người thi cần hiểu được ý nghĩa và phân biệt được ngữ cảnh sử dụng của các từ vựng đáp án
Ngữ pháp
Khác với dạng trên, để chọn được đáp án thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu văn thí sinh cần nắm vững những kiến thức ngữ pháp như cấu trúc so sánh, câu bị động, mệnh đề rút gọn, câu điều kiện,...
Từ đồng nghĩa và trái nghĩa
Bài tập dạng này sẽ cho một câu văn cùng với một từ được gạch chân. Nhiệm vụ của thí sinh là chọn đáp án có từ gần nghĩa nhất hoặc trái nghĩa với từ được gạch chân. Dạng bài này yêu cầu người làm có vốn từ vựng đủ rộng để hiểu được ý nghĩa của những từ được cho, ngữ cảnh sử dụng và phân biệt được sự khác nhau về mặt ngữ nghĩa giữa những từ gần nghĩa,...
Kỹ năng giao tiếp
Đề bài dạng này sẽ cho một đoạn hội thoại gồm 2-4 câu trao đổi giữa các nhân vật. Một trong những câu thoại sẽ được lược bỏ để người thi chọn đáp án có câu thoại phù hợp nhất điền vào chỗ trống. Những đoạn hội thoại này thường sẽ quen thuộc và không quá đánh đố người học.
Tìm lỗi và sửa sai
Đề bài sẽ đưa ra 1 câu văn mà trong đó có 4 từ được gạch chân và thí sinh cần phải xác định trong đó từ nào bị dùng sai. Lỗi sai trong câu có thể là lỗi ngữ pháp hoặc lỗi về từ vựng.
Viết lại câu (Câu có ý nghĩa gần nhất)
Tương tự với bài từ đồng nghĩa nhưng ở dạng này thí sinh cần chọn đáp án có câu văn đầy đủ chức năng ngữ pháp và gần nghĩa nhất với câu văn đề bài cho. Dù câu văn trong đáp án có thể sử dụng cấu trúc hoặc từ vựng khác nhưng cần đảm bảo sát nghĩa nhất với đề bài.
Kết hợp các câu thành đoạn văn hoàn chỉnh (Kết hợp câu)
Dạng câu hỏi này sẽ đưa ra 2 câu văn, và nhiệm vụ của người làm là chọn đáp án diễn đạt đúng và đầy đủ nhất ý của 2 câu được cho ghép lại.
Điền từ vào chỗ trống
Đề bài dạng này sẽ bao gồm 1 đoạn văn ngắn trong đó có một số chỗ trống. Với mỗi chỗ trống, thí sinh cần chọn đáp án có từ vựng phù hợp nhất để điền vào. Cần lưu ý rằng từ vựng đó cần thoả mãn vừa phù hợp với ngữ cảnh của đoạn văn và phải đúng ngữ pháp.
Đọc và hiểu
Bài thi tiếng Anh THPT Quốc gia sẽ bao gồm 2 bài đọc và dạng bài này chiếm số điểm khá cao. Giống với tên gọi, thí sinh sẽ cần phải đọc văn bản và hiểu được nội dung một cách tổng thể cũng như từng chi tiết. Các câu hỏi có thể về tên gọi phù hợp, nội dung chính của cả bài hay từng đoạn văn, ý nghĩa của một từ vựng trong bài và các chi tiết khác. Dạng bài này yêu cầu thí sinh cần nắm rõ được nội dung của bài đọc, cũng như sử dụng khả năng tổng hợp và suy luận để có thể trả lời được các câu hỏi.
Phân chia 60 phút làm bài thi môn tiếng Anh THPT Quốc gia một cách hiệu quả như thế nào?
Để có thể hoàn thành bài thi tiếng Anh THPT Quốc gia với kết quả tốt nhất, thí sinh cần một chiến thuật phân bổ thời gian hợp lý sao cho vừa đảm bảo hoàn thành toàn bộ câu hỏi vừa có thời gian để kiểm tra lại.
Trước khi thực hiện bài thi
Trước khi bắt tay vào làm bài, thí sinh cần lưu ý hoàn thành những “thủ tục” trong phòng thi như điền thông tin, kiểm tra đề, điền mã đề,... Sau đó, hãy dành 2 - 3 phút để đọc toàn bộ đề một lượt, đánh giá những phần khó - dễ và xác định trình tự làm bài phù hợp. Thí sinh không nhất thiết phải làm bài theo trình tự được sắp xếp trong đề mà có thể làm từ những câu dễ đến khó.
Trong quá trình làm bài
Trong 60 phút làm bài, thí sinh nên dành khoảng 45 - 50 phút đầu tiên để trả lời các câu hỏi từ dễ đến khó. Thí sinh cũng nên dành một vài phút sau khi được phát đề để đánh giá tổng quan đề thi và lựa chọn thứ tự làm bài phù hợp nhất. Bên cạnh đó, không nên chỉ tập trung và dành nhiều thời gian cho những câu hỏi quá khó vì trung bình thí sinh sẽ có không quá 1 phút/câu; hãy đánh dấu lại những câu hỏi quá khó để dành sau cùng.
Dưới đây là chiến lược phân bố thời gian theo dạng bài. Bạn đọc có thể tham khảo áp dụng chiến lược dưới, hoặc có thể thêm những thay đổi để phù hợp với thế mạnh, sở trường của bản thân.
Ngữ âm: Nên dành từ 1 đến 2 phút
Chức năng giao tiếp: 2 phút
Hoàn thành câu: Bao gồm nhiều phần kiến thức và chiếm số điểm tương đối, tuy nhiên đa phần dừng ở mức độ thông hiểu - vận dụng, nên dành khoảng 10 phút
Từ đồng nghĩa - trái nghĩa: Dù chiếm số điểm không cao so với cả đề, nhưng mức độ vận dụng khá cao, dành 5 phút nhưng không nên nhiều hơn
Viết lại câu: Mức độ vận dụng, yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận nên dành từ 5 đến 10 phút
Ghép thành câu văn hoàn chỉnh: Tương tự với dạng bài trên, nên dành từ 5 đến 10 phút
Tìm lỗi sai: Mức độ vận dụng, nên dành khoảng 5 phút
Điền từ vào bài đọc: Mức độ từ vận dụng vừa đến vận dụng cao, yêu cầu ứng dụng kiến thức vào ngữ cảnh, nên dành từ 5 đến 10 phút
Đọc hiểu: Chiếm số điểm cao nhất và yêu cầu mức độ vận dụng cao nhiều kiến thức nên chiếm phần lớn thời gian làm bài, khoảng 20 - 25 phút
Sau khi hoàn thành bài thi
Nếu sau 45 - 50 phút đầu thí sinh đã có thể hoàn thành tương đối bài thì khoảng 10 phút cuối cùng là thời gian quý giá để lấy lại hơi, bình tĩnh, và kiểm tra lại bài. Nên ưu tiên kiểm tra lại những câu hỏi dễ trước để tránh sai sót đáng tiếc, sau đó mới quay lại xem những đáp án còn phân vân hay những câu khó đang bỏ trống.
Cuối cùng, cần đảm bảo không bỏ sót câu nào trong đề thi, và tô toàn bộ đáp án vào phiếu trắc nghiệm được phát. Cuối cùng, rà soát từng câu xem đáp án tô vào phiếu đã khớp với đáp án khoanh trên đề và tự tin nộp bài.