Tuỳ từng chủ đề và mục đích của buổi thuyết trình, chúng ta cần lựa chọn phương pháp thuyết phục khán giả phù hợp. Khi trình bày về sản phẩm mới, chúng ta nên so sánh với sản phẩm của công ty đối thủ; khi giải thích nội dung dài, chúng ta nên tập trung nhấn mạnh những điểm chính và tóm tắt lại nội dung cho khán giả; khi sử dụng thuật ngữ chuyên môn khó hiểu, chúng ta nên giải thích thêm để đảm bảo khán giả có thể tiếp nhận thông tin. Nếu bạn muốn có một bài thuyết trình thu hút được khán giả, hãy sử dụng 1 trong 3 phương pháp sau:
So sánh và giải thích
Phương pháp so sánh các sản phẩm/ý tưởng/chiến lược khác nhau nêu những điểm khác biệt hoặc tương đồng sau đó nhấn mạnh tính ưu việt của sản phẩm/ý tưởng/chiến lược của mình.
Một số ví dụ về so sánh và giải thích:
Chiến lược mới của chúng ta khác với chiến lược trước ở nhiều điểm.
Các bạn không thể so sánh một cách đơn giản giữa sản phẩm mới của chúng ta với sản phẩm của đối thủ.
So với chi phí sinh hoạt đang tăng mạnh, chi phí nhân công vẫn giữ nguyên.
Tương phản và giải thích
Phương pháp tương phản giúp làm nổi bật các điểm khác biệt giữa nhiều sản phẩm hoặc ý tưởng, đây là kỹ thuật có hiệu quả tương đương với phương pháp so sánh.
Một số ví dụ về tương phản và giải thích:
Chúng ta đã gặp rất nhiều rào cản kinh tế vào những năm 1970. Ngược lại, Lee & Jang không gặp khó khăn nào.
Trên thực tế, các công ty nhỏ như VK có thể ra quyết định rất nhanh chóng.
Dù tình hình cạnh tranh khốc liệt, chúng ta vẫn xoay sở để đạt được lợi nhuận.
Nhấn mạnh, tóm tắt và giải thích thêm
Diễn giả xuất sắc là người có thể hiểu được lập trường của khán giả và truyền tải nội dung đến họ theo cách dễ hiểu và chính xác, nhấn mạnh ý chính và tóm tắt nội dung trọng tâm.
Một số ví dụ về nhấn mạnh, tóm tắt và giải thích thêm:
Tôi muốn nhấn mạnh rằng lợi nhuận của chúng ta đã tăng sau khi triển khai mô hình 6-Sigma.
Về cơ bản, chúng ta cần một giải pháp, và chúng ta cần nó ngay bây giờ.
Nói cách khác, những ước đoán của chúng ta về xu hướng thị trường đã chính xác.