1. Tổng quan về bệnh trĩ
Bệnh trĩ xảy ra khi tĩnh mạch ở vùng trực tràng và vùng da xung quanh hậu môn bị suy giãn. Tình trạng này thường được gọi là búi trĩ, khi các tĩnh mạch sưng phồng tạo thành những búi như nho hoặc bi. Đây là bệnh phổ biến ảnh hưởng đến phụ nữ sau khi sinh với tỷ lệ mắc khoảng 48% và các triệu chứng thường gặp như sau:
-
Chảy máu khi đi tiêu, lượng máu ban đầu ít nhưng có thể tăng dần theo thời gian.
-
Sưng vùng xung quanh hậu môn, thường kèm theo ngứa.
-
Cảm giác đau hoặc không (tùy vào vị trí búi trĩ).
-
Cảm nhận khối sưng đau ở hậu môn: khi bệnh tiến triển, bạn sẽ cảm nhận búi trĩ xuống.
-
Một số triệu chứng khác: ngứa, nóng rát, dịch nhầy, nứt kẽ hậu môn, viêm trực tràng hoặc da hậu môn bị viêm,…
Mẹ bầu sau khi sinh vẫn có thể mắc phải các bệnh lý
2. Những yếu tố gây ra bệnh
Áp lực tăng trong vùng chậu
Bệnh trĩ sau sinh thường xuất hiện ở các bà mẹ do áp lực ở vùng chậu gia tăng trong giai đoạn trước khi sinh (thai nghén, táo bón, trĩ,…) hoặc lúc sinh (rặn không đúng cách, chuyển dạ kéo dài,…). Các tĩnh mạch hoạt động như van để đẩy máu trở lại tim. Khi hoạt động này suy giảm, làm tăng áp lực trên mạch máu, gây sưng nề và các triệu chứng khác đi kèm.
Hormon
Ngoài ra, sự biến đổi của hormon trong cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động của các mạch máu. Phụ nữ mang thai thường tăng sản xuất hormon progesterone, điều này làm tăng sự giãn nở của tĩnh mạch.
Táo bón
Trong một số trường hợp, mẹ bầu không thể di chuyển, thường xuyên giữ lại việc đi vệ sinh, gây ra táo bón. Tình trạng này kéo dài có thể làm yếu cơ vòng hậu môn và gây ra búi trĩ. Hơn nữa, việc rặn mạnh khi đi vệ sinh cũng là một nguyên nhân khác có thể gây bệnh.
Một số lý do khác
- Người đã từng gặp vấn đề về trĩ trước hoặc sau khi mang thai.
Tình trạng táo bón thường gây ra bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh
3. Có thể tự điều trị bệnh trĩ tại nhà không?
Nếu bệnh mới xuất hiện ở giai đoạn đầu, có thể áp dụng một số biện pháp điều trị trĩ tại nhà như sau:
- Chườm đá: Gói đá vào khăn sạch và chườm trong khoảng 10 phút.
Tắm trong chậu nước ấm hoặc bồn tắm.
Việc thăm khám các cơ sở y tế rất quan trọng nếu đã thực hiện, duy trì các biện pháp điều trị tại nhà nhưng không có kết quả tích cực, tình trạng vẫn tiếp tục hoặc nặng hơn. Lúc này, cần áp dụng các biện pháp điều trị khác như dùng thuốc, phẫu thuật, laser,... để đảm bảo sức khỏe và hạn chế các biến chứng và di chứng sau này, đặc biệt không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con.
4. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh trĩ sau sinh?
Trong sinh hoạt hàng ngày
Tránh ngồi hoặc đứng lâu để không tăng áp lực cho vùng chậu. Sau khi nghỉ ngơi đủ, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,... hoặc các công việc nhà nhẹ nhàng như tưới cây, rửa chén,...
Vệ sinh cá nhân
Mẹ bầu cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập. Duy trì thói quen vệ sinh đều đặn có thể giúp cân bằng và điều hòa chức năng tiêu hóa. Không nên nhịn ăn để tránh tình trạng bệnh trầm trọng, có thể gây tổn thương cho cơ vùng hậu môn.
Chế độ dinh dưỡng
Mẹ bầu có thể tham khảo những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa để phòng tránh bệnh trĩ sau sinh như sau:
- Nhóm thực phẩm tinh bột như khoai lang, yến mạch,...
Nên tăng cường chất xơ, cân bằng dinh dưỡng hợp lý trong mỗi bữa ăn
Đặc biệt, mẹ bầu cần chú ý khi sử dụng thực phẩm khó tiêu, chế biến nhiều dầu mỡ như chiên, rán,... và tránh tiếp xúc với các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,... để đảm bảo sức khỏe phục hồi sau khi sinh.