1. Hội chứng rối loạn chuyển hóa là gì?
rối loạn chuyển hóa là thuật ngữ được sử dụng chung cho một nhóm bệnh lý có thể phát sinh đồng thời hoặc là yếu tố gây ra bệnh tiểu đường (tuýp 2) và các bệnh về tim mạch. Đồng thời, các nhóm bệnh lý này có thể phát sinh từ tình trạng đường huyết tăng, cao huyết áp, dư thừa mỡ bụng hoặc nồng độ Cholesterol trong máu cao quá mức. Từ đó các bác sĩ đưa ra kết luận, hội chứng này thường xảy ra khi cơ thể người bệnh tập hợp nhiều yếu tố nguy cơ như:
-
Rối loạn lipid máu: là hiện tượng các chất béo trong máu bị rối loạn, điển hình như tình trạng HDL-C thấp, Triglycerid và LDL-C tăng cao,... khiến nhiều mảng xơ vữa bám trên thành động mạch.
Rối loạn chuyển hóa liên quan đến yếu tố nào?
-
Tăng huyết áp.
-
Mỡ bụng nhiều.
-
Tình trạng cơ thể bị kháng Insulin hoặc lượng đường trong cơ thể không được dung nạp hiệu quả.
-
Hiện tượng tiền đông máu (thường gặp nhất là nồng độ Fibrinogen tăng cao) do loại chất gây ức chế trong máu Plasminogen hoạt hóa PAl - 1 tăng quá mức.
-
Hiện tượng tiền viêm do hàm lượng CRP trong máu tăng cao quá ngưỡng.
2. Nguyên nhân và yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh
Theo bác sĩ, hầu hết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa chủ yếu xoay quanh khả năng kháng Insulin của cơ thể. Ngoài ra, một số yếu tố có khả năng kích thích và tăng nguy cơ mắc bệnh. Chính vì thế, mọi người cần nắm bắt rõ những nguyên nhân và yếu tố thuận lợi của bệnh lý này để dễ dàng phòng tránh bệnh.
2.1. Nguyên nhân gây ra bệnh
Insulin là một loại hormone tồn tại trong cơ thể do tụy sản xuất ra với chức năng kiểm soát nồng độ đường của máu. Thông thường, thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể, trải qua quá trình tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành một chất khác - Glucose. Trong đó, Glucose là một nguồn năng lượng chính để nuôi cơ thể. Mặt khác, nhờ có sự hoạt hóa của Insulin mà đường Glucose mới hấp thụ vào tế bào được.
Đề kháng Insulin là nguyên nhân chính gây ra bệnh
Tuy nhiên một số trường hợp cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng với Insulin và gây ra sự cản trở trong việc đưa Glucose vào tế bào. Trước tình trạng đó, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh Insulin nhiều hơn dẫn đến hiện tượng hàm lượng Insulin trong máu tăng quá cao. Sự gia tăng của Insulin lại là nguyên nhân khiến một số chất béo và Triglyceride cũng tăng theo. Mặt khác, những yếu tố này cũng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho thận và dẫn đến một vài bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ,...
2.2. Những yếu tố tăng nguy cơ
Mặc dù rối loạn chuyển hóa chủ yếu do sự đề kháng với Insulin của cơ thể, nhưng nhiều yếu tố khác cũng đóng vai trò trong việc kích thích và tăng nguy cơ mắc bệnh. Đó là:
-
Độ tuổi: nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tăng theo độ tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân từ 20 tuổi trở xuống chiếm khoảng 10%, nhưng từ 60 tuổi trở lên lên đến 40%. Dù vậy, dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện từ khi còn trẻ.
-
Béo phì: theo chỉ số BMI, người có BMI lớn hơn 23, béo bụng thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
-
Chủng tộc: người Á-Âu và người Tây Ban Nha thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
-
Di truyền: có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
-
Những bệnh khác như huyết áp cao, đa nang buồng trứng, ảnh hưởng đến hormone và khả năng sinh sản ở phụ nữ.
3. Một số biến chứng thường gặp
Rối loạn chuyển hóa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo y khoa, nó làm tăng nguy cơ xuất hiện mảng xơ trong động mạch, có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, tổn thương tim mạch, thậm chí tử vong.
Các vấn đề về chuyển hóa có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe
Ngoài ra, những tổn thương từ rối loạn chuyển hóa có thể kết hợp với nhau và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng thừa cân - béo phì (làm tăng sự kháng cự của cơ thể với Insulin), cao huyết áp hoặc tiểu đường (loại 2). Hơn nữa, những vấn đề này cũng có thể làm kích thích, thúc đẩy sự phát triển của những tổn thương từ xơ vữa động mạch.
4. Biện pháp phòng ngừa bệnh rối loạn chuyển hóa
Mặc dù, rối loạn chuyển hóa ở mức độ nhẹ có thể điều trị và hồi phục hoàn toàn nhưng với những trường hợp nặng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, không nên coi thường những triệu chứng của vấn đề này. Đặc biệt, những người thuộc nhóm có nguy cơ cao hơn phải có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.
Nhưng làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh? Trong thực tế, các thói quen hàng ngày của bạn có tác động lớn đến sức khỏe. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, mọi người nên phát triển một lối sống tích cực cho bản thân. Cụ thể như:
-
Thực hiện và duy trì việc tập thể dục đều đặn hàng ngày: dành ít nhất 30 phút để vận động hoặc thực hiện các bài tập như yoga, đi bộ,...
Tập thể dục để duy trì sức khỏe cơ thể
-
Giữ cân nặng ở mức hợp lý: duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cân đối, phù hợp với chỉ số BMI của mỗi người. Đối với những người bị béo phì, việc giảm khoảng 5 - 10% cân nặng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp. Chỉ số BMI lý tưởng thường nằm trong khoảng từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.
-
Lập kế hoạch ăn uống cân đối: ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và chất xơ (chủ yếu từ hoa quả và rau củ) sẽ có lợi cho sức khỏe. Protein và chất đạm cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol.
-
Hãy tránh xa thuốc lá vì chúng có thể làm tăng kháng cự insulin trong cơ thể,
-
Bệnh nhân mắc cao huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc tiểu đường cần phải điều trị tích cực. Vì những bệnh lý này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.
Dành thời gian nghỉ ngơi để tâm hồn được thư giãn
-
Đảm bảo tâm trạng luôn ổn định, tránh xa những căng thẳng trong cuộc sống.
-
Phòng tránh các bệnh do tình trạng nhiễm trùng gây ra.
Gần đây, số lượng bệnh nhân mắc rối loạn chuyển hóa ngày càng tăng. Trong đó, nhiều trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng, gây ra tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. Vì vậy, mọi người cần nhận thức cao về việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.