Sử dụng từ đồng nghĩa (synonyms) chính xác là yếu tố giúp người học thành công trong các bài thi đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh chẳng hạn như bài thi IELTS. Trong tiếng Anh có nhiều các cặp từ, cụm từ đồng nghĩa, những nhóm từ đồng nghĩa này không hoàn toàn có thể thay thế được cho nhau trong tất cả ngữ cảnh. Do đó việc hiểu chính xác nghĩa của từ và ngữ cảnh sử dụng từ đồng nghĩa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả truyền đạt thông tin trong giao tiếp. Trong bài viết này, tác giả đưa ra một số ví dụ và phân tích cụ thể về việc sử dụng từ đồng nghĩa chính xác.
Để hiểu tường tận về khái niệm cũng như phân loại từ đồng nghĩa, người đọc có thể tham khảo bài viết: Từ đồng nghĩa (synonyms) là gì?
Ví dụ:
Do you think the students will understand the lesson?
Do you think the students will comprehend the lesson?
Ở ví dụ trên, ta thấy understand và comprehend là từ đồng nghĩa với nhau và vì vậy, có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng, dù chúng có thể thay thế cho nhau trong tình huống trên, nội dung và ý nghĩa mà 2 câu truyền đạt có một sự khác biệt nhỏ. Điều này là bởi vì “comprehend” không chỉ là “hiểu” mà là “hiểu một cách thấu đáo”. Dựa vào sự khác biệt đó, một người có thể trả lời “Yes” cho câu hỏi trên nhưng sẽ trả lời “No” cho câu hỏi dưới
Sự phối hợp từ (Collocations)
Ví dụ: “Acquire” thường hợp hơn với một số từ như “knowledge” hay “reputation” thay vì “Success” hay “information”
Khía cạnh tổng quan của một từ
Ví dụ:
Từ có tính bao quát rộng: get, give, finish, start
Từ có tính bao quát hẹp: achieve, acquire, obtain
Tính bao quát của một từ có liên hệ mật thiết với sự tương quan của từ đó với một từ khác trong câu. Từ có có tính bao quát càng hẹp thì càng chỉ có thể kết hợp hài hòa với một số lượng từ có hạn.
Ví dụ:
“Bad” có tính bao quát rộng hơn “Unpleasant” (khó chịu) và “Inclement” (tồi tệ – dùng cho thời tiết). Dù cả 3 đều có thể kết hợp tốt với “weather” (thời tiết), “Bad” có thể kết hợp với rất nhiều từ khác (e.g smell,taste,people,service,etc.); “unpleasant” chỉ có thể kết hợp với “smell” hoặc “taste” và “Inclement” thì chỉ có thể được sử dụng để nói về “weather”.
Một số nguyên nhân dẫn đến các lỗi sử dụng từ đồng nghĩa không chính xác
Dịch từ mà không hiểu rõ nghĩa
Người học có thói quen dịch trực tiếp tiếng Anh sang ngôn ngữ mẹ đẻ của mình thường dễ mắc các lỗi sai liên quan đến từ đồng nghĩa.
Ví dụ :
look, see và watch thường được dịch là nhìn. Do đó, ta thường thấy các lỗi sai như sau:
I often see TV every evening after work (X) –> (sửa lỗi) I often watch TV every evening after work
I watched an accident on the road last night (X) –> (sửa lỗi) I saw an accident on the road last night
Không hiểu rõ sự phối hợp giữa từ với từ và giữa từ với ngữ cảnh muốn truyền đạt
Từ đồng nghĩa trong tiếng Anh không hẳn có cùng ý nghĩa với nhau và có thể thay thế cho nhau hoàn toàn, trong mọi hoàn cảnh. Mỗi từ, dù đồng nghĩa, cũng mang một sắc thái ý nghĩa, đề cập đến các đối tượng, tình huống khác nhau. Vì vậy, nếu đánh đồng ý nghĩa của các từ tiếng Anh và sử dụng không cẩn thận khi chưa thực sự nắm rõ hoàn cảnh, tình huống hay đối tượng mà từ vựng đó miêu tả, người học sẽ dễ dàng mắc các lỗi sai về diễn đạt như diễn đạt thiếu tự nhiên và có thể gây khó hiểu cho người nghe/người đọc.
Tham khảo: 3 từ điển tốt để tìm Synonyms (từ đồng nghĩa)
Ví dụ : acquire, obtain, achieve, get, receive là các từ đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên nếu ta muốn diễn đạt về “knowledge” (kiến thức) thì chỉ có “acquire” và “obtain” là có thể được sử dụng để nói về kiến thức. Trong khi đó, “achieve” thường được sử dụng để nói về sự thành công “success” và “get” hay “receive” sẽ tương hợp hơn khi diễn đạt về “information” (thông tin).
Không am hiểu ngữ pháp của các từ khi kết hợp
Nguyên nhân này thường đi chung với nguyên nhân dịch trực tiếp nói trên. Người học thường dịch trực tiếp, sử dụng ngữ pháp trong ngôn ngữ mẹ đẻ để dịch sang tiếng Anh mà không biết rằng mẫu ngữ pháp đó, hay cấu trúc đó bất hợp lý, không tồn tại trong tiếng Anh.
Ví dụ: Listen là nội động từ. Nội động từ là các động từ không cần có tân ngữ (sự vật chịu tác động của động từ) theo sau để diễn đạt một câu hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa. Trong khi đó, “hear” là một ngoại động từ. Ngoại động từ luôn phải có tân ngữ theo sau nó thì câu mới có ý nghĩa. Vì vậy khi muốn diễn đạt “Tôi đang nghe”, người học thường nhầm lẫn giữa “I am listening” và “I am hearing”.
Các từ đồng nghĩa dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Anh
Xem, Nhìn và Quan sát
“See”, “Look” và “Watch” là 3 động từ có nghĩa ít nhiều liên quan đến việc sử dụng đôi mắt để tiếp nhận thông tin về thế giới xung quanh. Chính vì vậy, người học thường dễ nhầm lẫn các từ này với nhau.
Tuy nhiên, “See” có nghĩa là việc thấy một hiện tượng sự vật nào đó vì chủ thể sở hữu thị giác.
Trong khi đó, “Look” diễn tả việc chủ động sử dụng thị giác để nhìnmột sự vật hiệng tượng.
Như vậy, sự khác biệt cơ bản giữa “see” và “look” là một động từ diễn tả việc thấy không chủ động (see) còn một từ là có sự chủ động từ phía chủ thể (look).
Mặt khác, “watch” diễn đạt việc chủ động nhìn, nhưng trong một khoảng thời gian nhất định và được đặc biệt sử dụng cho hiện tự sự vật đang có sự chuyển động, ta có thể hiểu “watch” tương đương với “xem” trong tiếng Việt.
Ví dụ:
I see my friend as he’s walking past me. – Tôi nhìn thấy người bạn của tôi khi anh ấy đi ngang qua tôi.
I am looking at the computer screen at the moment – Tôi đang nhìn vào màn hình máy tính ngay bây giờ.
I watch my friend do his homework – Tôi xem bạn tôi làm bài tập về nhà.
Nói, Kể, Nói chuyện và Phát biểu
Người học tiếng Anh thường dịch các động từ này thành “nói” trong tiếng Việt nên dễ bị nhầm lẫn các từ này với nhau khi sử dụng tiếng Anh. Sau đây, người viết sẽ trình bày về nghĩa của các từ này và các tình huống cụ thể mà chúng thường được sử dụng để từ đó phân biệt được các từ này với nhau
“Say” có thể được hiểu là “nói” trong tiếng Việt. Động từ nay được sử dụng để dẫn trực tiếp điều mà một người nói.
Ví dụ Anh ấy nói “cảm ơn” với tôi = He says thanks to me.
“Tell” có thể được hiểu là “kể” trong tiếng Việt. Động từ này khi sử dụng cần phải có người nghe. Có thể hiểu “tell” có nghĩa là “give information about” (cung cấp thông tin về) để dễ dàng phân biệt với các từ còn lại. Ví dụ: Tôi muốn kể cho em một câu chuyện tình yêu –> I want to tell you a love story.
“Talk” có thể được hiểu là “nói chuyện” trong tiếng Việt. Nói ở đây không phải là dẫn trực tiếp lời nói như “say” mà là nói về một chủ đề nào đó. Vì vậy, talk thường đi kèm với giới từ “about”. Đôi khi, “talk” cũng có người nghe, khi đó “talk” sẽ được đi kèm với giới từ “to” hoặc “with”.
Ví dụ : Tôi nói với em về chuyện tình yêu của chúng mình – I talk to her about our love/We talk about our love.
“Speak” có thể được hiểu là “nói chuyện” như “Talk”, nhưng nó được sử dụng trong tình huống trang trọng, khi một người nói chuyện với người khác trong bối cảnh văn phòng, công ty, dịch vụ,… Ngoài ra, “speak” còn được đặc biệt sử dụng để diễn tả việc nói các ngôn ngữ.
Ví dụ: Tôi muốn nói chuyện với quản lí – I want to speak to the manager.
Anh ấy nói tiếng Anh lưu loát – He speaks English fluently.
Sớm và Trước
Người học tiếng Anh thường dễ nhầm lẫn 2 từ này với nhau do dịch trực tiếp thành “Sớm” trong tiếng Việt. Sau đây, người viết sẽ phân tích nghĩa của từng từ để từ đó phân biệt chúng với nhau
Theo từ điển Cambridge, “Early” có nghĩa là “near the begining of a period of time” = gần vs mốc thời gian bắt đầu. Ta có thể hiểu nghĩa này của từ thông qua ví dụ sau: “I wake up very early in the morning”. Buổi sáng là một khoảng thời gian, vì vậy khi sử dụng “early”, người nói muốn thể hiện rằng hành động thức dậy này rất gần với mốc bắt đầu của buổi sáng. Ngoài ra “Early” còn có nghĩa thứ hai là “trước một mốc sự kiện thời gian đã được định trước”.
Ví dụ: “I come to class early every morning” (Tôi đến lớp sớm mỗi buổi sáng). Ở đây, do người nói đến trước mốc thời gian mà lớp học bắt đầu, nên “early” được sử dụng
Soon được sử dụng để nói về độ dài thời gian, cụ thể ở đây là độ dài thời gian ngắn. “Soon” có thể được hiểu là “In a short time”, “Quickly” để phân biệt với “Early”.
Ví dụ: I will be there soon – Tôi sẽ đến đó sớm thôi. Người nói sử dụng “soon” để thể hiện rằng từ thời điểm nói đến thời điểm thực hiện hành động đến “be there” là một khoảng thời gian ngắn.
Nghiên cứu và Học
Người học tiếng Anh thường dễ nhầm lẫn cặp từ này do dịch trực tiếp chúng thành “học” trong tiếng Việt. Sau đây, người viết sẽ phân tích nghĩa của từng từ để từ đó phân biệt được chúng với nhau
Study: to learn about a subject, especially in an educational course or by reading books – Cambridge Dictionary
Study có nghĩa là “học” về điều gì đó mà chưa chắc nắm được kiến thức mới về điều đó hay không. Việc học này có thể được thực hiện khi đến trường lớp, đọc các tài liệu, bài viết, học thuộc lòng thông tin
Learn: to get knowledge or skill in a new subject or activity – Cambridge Dictionary
Mặt khác “Learn” có nghĩa là “học được”, lấy được kiến thức hoặc kỹ năng mới. Việc học này có thể xảy ra một cách tình cờ.
Ví dụ:
I study physics at school – Tôi học vật lý ở trường
I learn to play the piano – Tọc học chơi đàn piano (kỹ năng)
I learn a lot after reading this book – Tôi học được (biết được, tiếp nhận được cái gì mới) rất nhiều sau khi đọc quyển sách này.
Như vậy có thể thấy “study” không bao giờ xảy ra nếu không có sự chủ động của người và mục đích cuối cùng của “study“ là to learn.
Chiến thắng và Đánh bại
Win: to achieve first position and/or get a prize in a competition, election, fight, etc. – Cambridge Dictionary
Beat: để đánh bại hoặc làm tốt hơn – Từ điển Cambridge
Người học tiếng Anh thường dễ nhầm lẫn cặp từ do dịch trực tiếp thành “thắng” trong tiếng Việt. Tuy nhiên, trong tiếng Anh “win” được sử dụng cho việc thắng một cuộc thi, một trò chơi, hay một chương trình nào đó mà không dùng cho người. Ngược lại, “beat” có thể hiểu là “đánh bại, vượt qua đối thủ” nên được sử dụng cho người, vật, hoặc một hệ thống. Vì vậy khi muốn diễn đạt “Tôi đã thắng cô ấy” bạn không nên nói “I won her” mà nên nói “I beat her”.
Tổng kết
Khải Đức