“Yet” là một từ hữu ích trong tiếng Anh, giúp bạn hiểu rõ hơn nghĩa của câu. Bạn có thể sử dụng 'Yet' như một trạng từ để bổ sung ý nghĩa hoặc nhấn mạnh vào cảm xúc hoặc suy nghĩ. Bạn cũng có thể sử dụng nó như từ nối, giống như cách bạn dùng các từ nối “but” (nhưng) hay “nevertheless” (tuy nhiên). Với vị trí và dấu câu thích hợp, bạn có thể tự tin sử dụng từ 'Yet' khi viết hoặc nói.
Các bước
Sử dụng từ “Yet” như trạng từ
Đặt từ “Yet” vào cuối câu để mô tả một sự việc chưa xảy ra. Từ này thường dùng trong câu phủ định với các từ phủ định như “have not” hoặc “has not”.
- Ví dụ, bạn có thể nói là: “Mình chưa làm xong bài tập về nhà” hoặc “Tôi vẫn chưa ăn sáng”.
- Bạn cũng có thể nói: “Cô ấy chưa xem tập phim đó”, hoặc “Anh ấy chưa gọi lại cho tôi”.
Sử dụng từ “yet” ở giữa câu để nói về một điều chưa được biết đến hoặc chưa rõ ràng. Cách này thường được dùng trong những cuộc trao đổi hoặc nói chuyện trang trọng hơn. “Yet” thường được đặt sau “have”, “are”, hoặc “has”.
- Ví dụ, bạn có thể nói là: “Chúng tôi chưa xác định được liệu cô ta đã lên tàu chưa” hoặc “Các vị khách của chúng ta vẫn chưa tới”.
- Bạn cũng có thể nói: “Giá cả vẫn chưa được thông báo”.
Từ “yet” được đặt trong câu cho ta biết một tình huống hoặc một sự kiện đang tiếp diễn. Bạn dùng từ “Yet” trong câu nếu muốn cho người khác biết bạn vẫn đang thực hiện công việc và sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Bạn có thể dùng từ “yet” trong câu khẳng định ở thì hiện tại để thông báo một tình huống hoặc một sự kiện vẫn chưa kết thúc trong hiện tại.
- Ví dụ, bạn có thể nói: “Tôi còn rất nhiều việc phải làm” để cho mọi người biết là công việc của bạn chưa hoàn thành.
- Bạn có thể nói là: “Vẫn còn nhiều thời gian đấy” để thông báo vẫn còn thời gian để hoàn thành công việc hoặc nhiệm vụ.
Sử dụng từ “Yet” để bổ nghĩa hoặc nhấn mạnh
Sử dụng từ “yet” để chỉ ra các vấn đề khác. “Yet” có thể được dùng thay thế cho “in addition” (ngoài ra). Chúng thường được dùng trong câu phủ định để nói đến vấn đề khác phải được giải quyết hoặc xử lý.
- Chẳng hạn, bạn có thể nói là: “Vẫn còn vấn đề khác” hoặc “Vẫn còn khó khăn khác cần tháo gỡ”.
Đặt từ “yet” trong câu để nhấn mạnh. Giống như các từ “even” (thậm chí), “still” (tuy vậy), hay “more” (hơn nữa), bạn có thể dùng từ “yet” để nhấn mạnh một quan điểm hoặc tạo ra một hình ảnh sống động hơn. Chúng thường xuất hiện trước các từ như “another” (khác) hoặc “again” (lần nữa).
- Ví dụ, bạn có thể nói là: “Mẹ tôi mời cô ấy ăn thêm miếng bánh nữa” hoặc “Chiếc máy pha cà phê lại bị hỏng lần nữa”.
Đặt từ “yet” vào cuối câu để thể hiện sự nhiệt tình hoặc phấn khích. Bạn có thể dùng từ “yet” như một từ so sánh cao nhất để cho mọi người biết bạn thích thú đến mức nào.
- Chẳng hạn, bạn có thể nói là: “Đó là bộ phim hay nhất của cô ấy!” hoặc “Đó là màn trình diễn tuyệt vời nhất của cô ấy!”.
- Bạn cũng có thể nói: “3 giờ 10 phút, là thời gian chạy ma-ra-tông tốt nhất của anh ấy!”
Sử dụng từ “Yet” như một từ nối
Dùng từ “yet” như từ “but” (nhưng) trong câu. Từ “yet” có thể tạo cho câu một sự khác biệt hoặc ngữ điệu riêng mà từ “but” không có được. Hãy thử thay từ “but” bằng từ “yet” trong câu và đặt dấu phẩy trước từ “yet”.
- Ví dụ, bạn có thể nói là: “Stella chơi tennis giỏi, nhưng môn thể thao yêu thích của cô ấy lại là bóng đá” hoặc “Mình giỏi viết thơ xon-nê, nhưng mình thích đọc thơ haiku hơn”.
Thêm từ “yet” trong câu để bổ sung nghĩa. Từ “yet” có thể giúp bạn cung cấp thêm thông tin về một chủ đề hoặc một sự kiện có tính trái ngược hoặc thể hiện sự mỉa mai. Chúng thường được dùng trong câu phủ định, giống như cách bạn dùng từ nối “nevertheless” (tuy nhiên).
- Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Những người thuê nhà mới phàn nàn về tiếng ồn, nhưng họ vẫn tiếp tục phát nhạc lớn” hoặc “Cô ấy không thích gặp gỡ bạn mới, nhưng cô ta vẫn xuất hiện tại bữa tiệc”.
Bắt đầu câu bằng từ “yet” giúp câu có ngữ điệu riêng và sự trôi chảy. “Yet” thường được dùng ở đầu câu để chia sẻ việc suy nghĩ lại hoặc phỏng đoán tiếp theo. Chúng cũng giúp câu trở nên trôi chảy hơn.
- Ví dụ, bạn có thể nói là: “Mặc dù không hài lòng nhưng tôi vẫn nhớ những lúc cô ấy ở bên” hoặc “Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận rằng tôi coi trọng sự thật hơn là những điều mê tín”.