Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm trong công việc, và đó không phải là một điều xấu. Đó là cách chúng ta phát triển và trở nên tốt hơn trong công việc của mình. Cách bạn ứng phó với những sai lầm đó có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong sự nghiệp tương lai của bạn. Vậy cách xin lỗi sếp khi làm sai như thế nào để vẫn được lòng sếp?
1. Nhận biết lỗi sai và nguyên nhân
Là một chuyên gia đang làm việc, điều quan trọng là phải tìm ra một thói quen có lợi cho năng suất tổng thể của bạn. Sau khi bạn mắc sai lầm, điều quan trọng hơn bao giờ hết là xem xét thay đổi phong cách làm việc của bạn tìm nguyên nhân gây ra lỗi lầm đó. Việc tìm ra nguyên nhân và nhận biết sai lầm thể hiện bạn là người có trách nhiệm, điều này đáng ghi điểm trong mắt của sếp, hơn thế nữa bạn nên xin lỗi và trình bày một cách ngắn gọn và mạch lạc với sếp của mình.
Đa phần chúng ta hướng tới cách giải quyết nhanh chóng thay vì tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, cách xin lỗi sếp khi làm sai này sẽ khiến việc đưa ra phương pháp xử lý ngắn hạn hoặc không triệt để. Bạn sẽ tiếp tục mắc cùng một lỗi đó trong những lần tiếp theo. Cũng giống như việc bạn mắc lỗi sai, nếu việc nhận lỗi sai chỉ để cho sếp khỏi nổi nóng thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người không có trách nhiệm, không tập trung cho công việc, thậm chí bạn đang đứng sai vị trí.
Chính vì vậy thừa nhận lỗi lầm cũng là một kỹ năng cần có. Vậy để hạ chúng một cách triệt để hãy tìm ra ngọn ngành nguyên nhân gây ra lỗi lầm của bạn. Từ đó đưa ra phương pháp xử lý từ gốc rễ.
2. Bắt đầu Trò Chuyện với Sếp
Bạn đã mắc sai lầm, và sai lầm đó đã gây ra các vấn đề cần được giải quyết. Khi nói với sếp về sai lầm bạn đã mắc phải, điều quan trọng nhất là phải giải quyết vấn đề mà nó gây ra. Cách xin lỗi sếp khi làm sai hiệu quả lúc này là nhận trách nhiệm về việc đó, xin lỗi chân thành và ngắn gọn, mô tả những gì bạn đã làm và làm việc với sếp để giải quyết vấn đề đang xảy ra.
Trong cuộc trò chuyện ban đầu bạn nói với người quản lý về một sai lầm mà bạn đã mắc phải, hãy thẳng thắn và trung thực. Đừng cố làm dịu hoặc trốn tránh sự đổ lỗi cho hành động của bạn. Bằng cách thể hiện rằng bạn quan tâm nhiều hơn đến những ảnh hưởng mà sai lầm của bạn sẽ gây ra đối với những người khác – khách hàng, nhà cung cấp, đồng nghiệp, cổ đông,… – hơn là với bản thân, bạn sẽ chứng minh rằng bạn là một nhân viên đáng để giữ lấy.
Bạn cũng có thể được hỏi bạn sẽ làm gì để giải quyết vấn đề. Giải thích những gì bạn đã làm hoặc giải thích lý do tại sao một số giải pháp bạn nghĩ ra có vẻ không hoàn hảo và tại sao bạn cảm thấy mình cần ý kiến chuyên gia.
3. Thời Điểm Trình Bày Đây Rồi
Trước khi bắt đầu trình bày, bạn hãy quan sát sếp. Nếu bạn cảm thấy sếp đã hạ hỏa, gương mặt thả lỏng, đôi tay không nắm chặt thì hãy tiến hành dịu dàng diễn giải. Bạn nên sẻ chia, trình bày lỗi của mình với ngôn từ bình tĩnh, khôn ngoan để tránh việc tiếp tục sai phạm trong lời nói. Hãy giải thích cho sếp hiểu tại sao bạn làm sai, thừa nhận lỗi, đưa ra lý do phù hợp cho lỗi lầm của mình. Với cách xin lỗi sếp khi làm sai này, bạn cũng có thể chia sẻ do bản thân chủ quan nên dẫn đến sự việc đáng tiếc đó.
4. Xin Lỗi Một Cách Chân Thành
Xin lỗi là một trong những lời nói phổ biến nhất, thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Có lẽ điều tốt nhất để làm dịu lòng người khác khi họ tức giận chính là lời xin lỗi. Dù bạn cảm thấy mình đúng hay sai, việc xin lỗi trước mặt sếp là cách giảm bớt sự nghiêm trọng của tình huống. Đặc biệt trong môi trường công sở, việc xin lỗi sếp khi mắc lỗi càng trở nên quan trọng, đặc biệt khi sếp đang tức giận.
5. Lắng Nghe Sếp
Sau khi xin lỗi, nhiều người có xu hướng giải thích để bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, điều này thực ra làm hỏng hiệu quả của lời xin lỗi bạn vừa nói. Rất có thể, mọi giải thích về lỗi lầm của bạn khi đó đều chỉ là cách để biện hộ cho bản thân, thậm chí làm sếp cảm thấy bạn là một nhân viên cố ý. Do đó, cách xin lỗi sếp khi mắc lỗi đơn giản là im lặng để lắng nghe sếp nói, để thể hiện rằng bạn là người biết lắng nghe tích cực. Dù hơi khó chịu, nhưng bạn cần cố gắng vì biết đâu sau cơn tức giận này, mọi việc sẽ trở lại bình thường.
6. Đề Xuất Giải Pháp và Hứa Không Tái Phạm
Hãy học từ những sai lầm của bạn, loại bỏ mọi lời tự trách và để chúng qua đi. Những sai lầm bạn mắc phải không làm hỏng sự nghiệp của bạn, mà cách bạn ứng phó với chúng mới quyết định. Ví dụ:
Nếu bạn thường xuyên bỏ lỡ các cuộc họp sáng sớm, hãy đặt báo thức sớm hơn để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày làm việc. Cải thiện sự tập trung của bạn thông qua việc lập kế hoạch, thể dục cũng có ích.
Đánh giá những gì bạn cần làm khác vào lần sau để đảm bảo rằng sai lầm tương tự sẽ không tái diễn. Bạn có đang cố gắng làm quá nhiều nhiệm vụ cùng một lúc không? Bạn có gấp rút quá nhanh không? Hãy đối xử với bản thân như một vận động viên chuyên nghiệp — ngủ đủ giấc, tập luyện, làm việc, ăn uống đúng cách, ngủ và lặp lại — bạn sẽ thấy sự minh mẫn và ít lỗi hơn.