1. Tại sao cần đo huyết áp thường xuyên?
Trong hầu hết các trường hợp khám sàng lọc, đo huyết áp là bước không thể thiếu tại phòng khám hoặc bệnh viện. Điều này giúp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Đối với các gia đình có người bị huyết áp cao, máy đo huyết áp là vật dụng y tế không thể thiếu. Đặc biệt là người già cần theo dõi huyết áp hàng ngày. Việc đo huyết áp thường xuyên tại nhà có ý nghĩa quan trọng.
Theo dõi sức khỏe hàng ngày.
Phát hiện các biến thường về huyết áp, nhịp tim để có hướng theo dõi và xử lý phù hợp.
Điều này rất quan trọng vì tăng huyết áp có thể gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Theo dõi huyết áp thường xuyên là biện pháp tốt nhất để phòng tránh những tình huống xấu có thể xảy ra.
Theo dõi huyết áp tại nhà là điều cần thiết với bệnh nhân cao huyết áp
2. Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử
Máy đo huyết áp điện tử là thiết bị được sử dụng phổ biến nhất trong mỗi gia đình. Cách sử dụng của nó rất đơn giản và chỉ số hiển thị rõ ràng. Để đo huyết áp một cách chính xác, người dùng cần thực hiện như sau:
Thời điểm thích hợp để đo huyết áp
Thường thì để theo dõi huyết áp hàng ngày, người ta sẽ đo huyết áp vào buổi sáng. Tuy nhiên, chỉ số huyết áp có thể nhẹ nhàng tăng sau khi thực hiện các hoạt động thể chất hoặc đo vào buổi chiều. Người dùng cũng có thể chọn một thời điểm cố định trong ngày để đo huyết áp. Hoặc đo nhiều lần trong ngày để so sánh các chỉ số.
Tư thế ngồi khi đo huyết áp
Nên ngồi thẳng lưng, để tay thoải mái khi tiến hành đo huyết áp. Tốt nhất nên thư giãn khoảng 10-15 phút trước khi đo. Cũng không nên đo huyết áp sau khi vận động, thể dục, leo cầu thang hoặc khi vừa mới ăn no hoặc quá đói,... các chỉ số huyết áp ở thời điểm này sẽ không chuẩn.
Cách đo huyết áp điện tử khá đơn giản
Vị trí đo huyết áp
Cách đo huyết áp điện tử rất dễ dàng. Bạn có thể chọn vị trí đo ở cổ tay hoặc bắp tay đều được:
-
Đo ở bắp tay: Đặt cánh tay ngửa trên bàn, địa điểm đo nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2cm và tiến hành đo.
-
Đo ở cổ tay: Gập cánh tay một góc 45 độ để cổ tay ngang với trái tim và tiến hành đo.
Một số thao tác cần nhớ khi đo huyết áp
Khi đã chọn đúng tư thế, người dùng cần ngồi yên, giữ nguyên tư thế và nhấn nút khởi động trên máy để bắt đầu quá trình đo huyết áp. Cần giữ nguyên tư thế này cho đến khi máy báo và hiển thị kết quả rồi tắt máy.
Không ăn, uống và không nói chuyện trong lúc đo huyết áp. Nên đo huyết áp 2 lần/ngày, vào buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều. Nên có sổ theo dõi chỉ số đo huyết áp để đánh giá sức khỏe phục vụ cho những lần tái khám sức khỏe sau này.
Nên đo huyết áp 2 lần/ngày để theo dõi sức khỏe chặt chẽ
Cách đọc kết quả đo huyết áp
Cách đo huyết áp điện tử rất dễ dàng vì kết quả hiển thị trên màn hình bằng số, bao gồm hai giá trị: tâm thu (số lớn) và tâm trương (số nhỏ). Dựa trên các giá trị này, bạn có thể đọc và đánh giá kết quả như sau:
Huyết áp bình thường: tâm thu < 120 mmHg và tâm trương < 80 mmHg.
Huyết áp cao: tâm thu > 140 mmHG và tâm trương > 90mmHg.
Tiền cao huyết áp: tâm thu từ 120 - 139 mmHg hoặc tâm trương từ 80 - 89 mmHg.
Huyết áp thấp: tâm thu < 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Một số lưu ý khi đo huyết áp điện tử
Cách đo huyết áp điện tử đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng cách, ngồi không đúng tư thế hoặc chuẩn bị trước khi đo không đúng cũng sẽ làm cho kết quả không chính xác. Do đó, cần lưu ý những điều sau:
Chuẩn bị trước khi đo huyết áp
Trước khi đo huyết áp, cần chú ý những điều sau:
Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê.
Tránh vận động mạnh, không nên đo huyết áp ở người già sau khi leo cầu thang bộ.
Thư giãn trước khi đo, không nhịn tiểu. Ngồi yên tĩnh khi đo huyết áp.
Giữ tư thế ngồi đúng khi đo huyết áp để có kết quả chính xác
Những điều cần hạn chế
Để có kết quả đo chính xác, cần hạn chế những điều sau:
Không nên đo huyết áp liên tục trong thời gian ngắn, có thể làm giảm độ chính xác của kết quả đo.
Tránh các tư thế đo không đúng như ngồi cúi lưng, vắt chân, hoặc gập người.
Không nên quấn vòng bít quá lỏng hoặc quá chặt, vòng bít phải đặt ở đúng vị trí và vừa khít với tay. Không để vòng bít bị xoắn hoặc thắt nút.
Cách đo huyết áp điện tử có vẻ đơn giản nhưng mỗi loại máy sẽ có cách sử dụng khác nhau. Người dùng cần nắm rõ cách sử dụng, đọc chỉ số và bảo quản thiết bị để có hiệu quả tốt nhất.