Phần thi TOEIC Listening nằm trong bài thi TOEIC – bài thi đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của người học – được coi là một bài thi khá “hóc búa” với nhiều dạng câu hỏi yêu cầu phải hoàn thành trong thời gian dài. Do vậy, người nghe cần sự tập trung cũng như bình tĩnh trong suốt quá trình làm bài để có thể đạt được điểm số tối ưu. Ngoài những kĩ năng làm bài thí sinh có thể tích lũy được trong quá trình ôn luyện, – đặc biệt là phương pháp nghe một cách hiệu quả – cũng là một công cụ giúp thí sinh tối đa hóa và đến gần hơn với số điểm mong muốn. Bài viết này sẽ giới thiệu một số phương pháp nghe hiệu quả có thể áp dụng trong phòng thi.
Tổng quan về phần thi TOEIC Listening và những vấn đề thường gặp trong phòng thi
Về bài thi
Kĩ năng nghe trong bài thi TOEIC Listening được đánh giá qua 100 câu hỏi, thường kéo dài trong 45 phút với 4 dạng câu hỏi chính: mô tả bức tranh (photograph), hỏi đáp ngắn (question –responses), cuộc đối thoại ngắn (conversation) và bài nói ngắn (short talks). Các câu hỏi được đưa ra liên tục theo thứ tự từng dạng bài và từng câu, các nhóm câu hỏi chỉ áp dụng với từng bài nói riêng biệt cùng với một khoảng thời giian chuẩn bị ngắn giữa các bài nói, do đó thí sinh phải duy trì sự tập trung cao độ xuyên suốt quá trình làm bài để đạt được kết quả cao nhất.
Một số yếu tố tác động đến độ hiệu quả khi làm bài thi nghe
Khả năng tập trung: thông thường, con người chỉ có khả năng dồn toàn tâm trí của họ vào một vấn đề nhất định trong một khoảng thời gian ngắn (gọi là attention span) trong một vài phút. Theo khảo sát thực hiện bởi Microsoft, khoảng thời gian tập trung của một người trung bình là 12 phút, nghĩa là có người có thể hoàn toàn chú ý vào một việc trong 12 phút, tuy nhiên con số này đã giảm còn 8 phút vào năm 2018. Hơn thế nữa, theo khảo sát tại Jampp, khả năng tập trung của con người có xu hướng giảm xuống 88% mỗi năm. Do vậy, khả năng duy trì sự tập trung liên tục trong vòng 45 phút khi từng câu hỏi được đưa ra lần lượt và đều đặn là điều rất khó, đặc biệt là dưới áp lực phòng thi và tinh thần của thí sinh trong ngày thi.
Độ khó của các câu hỏi
Tuy rằng những câu hỏi trong bài nghe được sắp xếp trình tự theo dạng bài, tuy nhiên độ khó hay dễ không tuân theo quy luật nhất định nào. Khi những câu hỏi hóc búa xuất hiện ở những bài đầu tiên (miêu tả bức tranh và trả lời câu hỏi) nhiều hơn, thí sinh có thể bỏ lỡ do chưa quen với nhịp độ câu hỏi cũng như tâm lý ban đầu. Điều này có thể tạo ra tâm lý hoang mang và không tự tin khi nghe và làm những câu tiếp theo.
Cạm bẫy trong kỳ thi
Những bẫy nhỏ xuất hiện trong câu hỏi khiến môt số thí sinh phân tâm khi làm bài, có thể khiến họ “nghe được nhưng không biết khoanh câu nào cho đúng” hoặc “nghe xong rồi vẫn không biết thông tin ở đâu” và họ có thể mất nhiều thời gian hơn để đọc và rà soát lại câu thay vì chuyển tiếp sang câu hỏi mới. Điều này có thể khiế họ bỏ lỡ nhiều hơn ở những câu sau hoặc tập trung quá nhiều vào giải mã câu hỏi thay vì nghe audio mở sẵn của bài.
Một số cách để cải thiện kỹ năng nghe trong bài thi TOEIC Listening
Chuẩn bị và dự đoán câu trả lời trước mỗi đoạn nghe
các câu hỏi của bài chính là một trong số những công cụ giúp người nghe hình dung cơ bản về nội dung họ sắp nghe. Thêm vào đó thí sinh không được ghi chú hoặc đánh dấu vào đề thi trong quá trình làm bài, bởi vậy họ nên dành một khoảng thời gian nhất định xem trước câu hỏi của mỗi dạng bài cũng như hình dung được bối cảnh của bài nói để có chiến lược làm bài phù hợp. Ví dụ đối với bài nghe dưới đây thí sinh có thể chuẩn bị bằng cách dự đoán như sau:
1. Where is the woman calling?
A. an office
B. a garage
C. a doctor’s surgery
D. a factory
2. What information does that man ask for?
A. the woman’s name
B. the registration number of the bike
C. the make of the bike
D. the woman’s phone number
3. What is the man going to do?
A. telephone the suppliers
B. call the woman back
C. order a new part
D. pick up the motorbike
Sau khi đọc các câu hỏi, thí sinh rút ra kết luận về 3 loại thông tin: địa điểm diễn ra cuộc hội thoại, thông tin về phụ nữ hoặc chiếc xe và hành động của người đàn ông sẽ làm gì tiếp theo.
Sử dụng khoảng thời gian dự phòng ba phút (3 phút chuẩn bị)
Chiến lược này không chỉ áp dụng trong bài thi nghe mà thí sinh cũng có thể sử dụng khi thực hiện bất kì hoạt động nghe nào: nghe nhạc, sách âm thanh (audiobook) hoặc thậm chí khi tham gia các buổi họp hoặc lắng nghe bài diễn văn. Phương pháp này là một bước chuẩn bị tâm lý nhỏ trước khi tham gia những hoạt động yêu cầu sự tập trung cao. Thí sinh có thể dành 3 phút để suy nghĩ về nội dung mình sẽ nghe trước khi bước vào phòng thi và bắt đầu làm bài: Mình sẽ nghe gì? Tại sao những điều mình cần nghe lại quan trọng? Mình cần rút ra những điều gì sau khi nghe? Những câu hỏi này cũng có thể giúp thí sinh loại bỏ những yếu tố gây xao lạc và giảm sự xao lạc mà họ đã gặp phải trong một ngày để có thể tập trung vào bài nghe trước mắt.
Liên tục kiểm tra và kiểm tra lại (constantly check in)
Một số thí sinh thường chỉ nghe và bắt được những từ khóa xuất hiện trong bài (keyword) để trả lời câu hỏi thay vì nghe và hiểu toàn bộ bài nói. Tuy vậy để đạt được kết quả tối đa, thí sinh cần phải học cách trở thành một người người lắng nghe tích cực (active listener) thay vì chỉ áp dụng các mẹo (tips) hoặc các phương pháp làm sơ lược cho từng dạng bài. Thông thường, thí sinh có thể tuân theo các bước làm bài nghe tuần tự như: xem trước thứ tự câu hỏi, tập trung vào đoạn văn được nói và chọn ngay đáp án sau khi nghe được sau khi đã phân tích bài nói cũng như đáp án và kiểm tra lại một lần nữa sau khi đã hoàn thành từng câu hỏi.