Với người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, kỹ năng Viết (Writing) và Đọc (Reading) có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ trong quá trình tiếp nhận và ứng dụng kiến thức. Cụ thể, nếu kỹ năng Viết (Writing) cung cấp cho người học cơ hội áp dụng các từ vựng và ý tưởng đã ghi nhớ trong quá trình Đọc (Reading) thì những kiến thức về bố cục và cách tổ chức đoạn văn khi viết sẽ thúc đẩy tốc độ xử lý thông tin trong khi đọc.
Dựa trên nguyên lý này, bài viết sẽ cung cấp cho người đọc các phương pháp tổng hợp và sử dụng nguồn từ vựng từ những bài Reading trong bộ Cambridge IELTS (8 đến 10) vào bài IELTS Writing Task 2.
Thống kê các đề tài trong bài đọc của bộ Cambridge IELTS từ quyển 8 đến quyển 10
Tên sách | Bài Test | Tiêu đề bài đọc | Đề tài |
Cambridge IELTS 8
| Test 1 | A Chronicle of Timekeeping | History (Lịch sử), Culture (Văn hoá) |
Test 1 | Air traffic control in the USA | Aviation (Hàng không), Technology (Công nghệ) | |
Test 1 | Telepathy | Communication (Giao tiếp), Psychology (Tâm lý học) | |
Test 2 | Sheet glass manufacture: the float process | Process (Quy trình), Technology (Công nghệ) | |
Test 2 | The Little Ice Age | History (Lịch sử), Environment (Môi trường) | |
Test 2 | The meaning and power of smell | Psychology (Tâm lý học) | |
Test 3 | Striking Back at Lightning with Lasers | Science (Khoa học), | |
Test 3 | The Nature of Genius | Sociology (Xã hội học), Psychology (Tâm lý học) | |
Test 3 | How does the biological clock tick? | Psychology (Tâm lý học) | |
Test 4 | Land of the Rising Sum | Education (Giáo dục) | |
Test 4 | Biological control of pests | Environment (Môi trường), Invention (Phát minh) | |
Test 4 | Collecting Ant Specimens | Biology (Sinh học), Research (Nghiên cứu) | |
Cambridge IELTS 9
| Test 1 | William Henry Perkin | History (Lịch sử), Bibliography (Tiểu sử) |
Test 1 |
Is there anybody out there? – The Search for Extra-Terrestrial Intelligence | Space Exploration (Khám phá không gian), Technology (Công nghệ) | |
Test 1 | The History of the Tortoise | Natural History (Lịch sử Tự nhiên) | |
Test 2 | BÀI VIẾT KHÔNG CÓ TIÊU ĐỀ | Education (Giáo dục), Health problems (Vấn đề sức khoẻ) | |
Test 2 | Venus in transit | Astronomy (Thiên văn học), Research (Nghiên cứu) | |
Test 2 | A neuroscientist reveals how to think differently | Psychology (Tâm lý học) | |
Test 3 | Attitudes to language | Linguistics (Ngôn ngữ học) | |
Test 3 | Tidal Power | Environment (Môi trường), Technology (Công nghệ) | |
Test 3 | Information theory – the big idea | Technology (Công nghệ) | |
Test 4 | The Life and Work of Marie Curie | History (Lịch sử), Bibliography (Tiểu sử) | |
Test 4 | Young children’s sense of identity | Education (Giáo dục), Psychology (Tâm lý học) | |
Test 4 | The Development of Museums | History (Lịch sử), Culture (Văn hoá) | |
Cambridge IELTS 10
| Test 1 | Stepwells | Architecture (Kiến trúc), History (Lịch sử), Culture (Văn hoá) |
Test 1 | European Transport Systems 1990 – 2010 | Transportation (Giao thông) | |
Test 1 | The psychology of innovation | Business (Kinh doanh), Psychology (Tâm lý học) | |
Test 2 | Tea and the Industrial Revolution | History (Lịch sử), Culture (Văn hoá) | |
Test 2 | Gifted children and learning | Education (Giáo dục), Psychology (Tâm lý học) | |
Test 2 | Museums of fine art and their public | History (Lịch sử), Culture (Văn hoá) | |
Test 3 | The Context, Meaning and Scope of Tourism | Tourism (Du lịch), Culture (Văn hoá) | |
Test 3 | Autumn leaves | Biology (Sinh học) | |
Test 3 | Beyond the blue horizon | History (Lịch sử), Culture (Văn hoá), Biology (Sinh học) | |
Test 4 | The megafires of California | Biology (Sinh học), Environment (Môi trường) | |
Test 4 | Second Nature | Psychology (Tâm lý học) | |
Test 4 | When evolution runs backwards | Natural History (Lịch sử Tự nhiên) |
Một vài nhận xét có thể được rút ra trong quá trình tổng hợp các bài đọc này như sau:
Nội dung các bài đọc thường bao gồm nhiều chủ đề khác nhau.
Ví dụ: Bài đọc “A Chronicle of Timekeeping” (Cambridge IELTS 8, Test 1, Passage 1) dù nội dung chính xoay quanh đề tài lịch sử (sự phát triển của các công cụ đo lường thời gian qua nhiều thời đại) nhưng một phần đáng kể độ dài vẫn tập trung miêu tả khá chi tiết về một số nền văn hoá và nguyên lý hoạt động của các phát minh.
Các chủ đề có thể đan xen trong xuyên suốt bài đọc hoặc nằm rải rác ở các đoạn văn cố định.
Ví dụ: Bài đọc “William Henry Perkin” (Cambridge IELTS 9, Test 1, Passage 1) tập trung khắc hoạ tiểu sử của nhà bác học William Henry Perkin và các phát hiện của ông ta. Các thông tin về lịch sử và thành tựu khoa học được kết hợp trong từng đoạn văn tương ứng với từng giai đoạn trong cuộc đời của Perkin.
Ví dụ: Bài đọc “The megafires of California” (Cambridge IELTS 10, Test 4, Passage 1) tuy nói về chủ đề chính là môi trường nhưng bao gồm nhiều đoạn văn khác nhau. Các đoạn văn đầu tiên cung cấp thông tin về thực trạng cháy rừng và tác động của chúng tới môi trường, trong khi các đoạn văn cuối dùng các từ vựng về chính sách để trình bày chi tiết các giải pháp mà chính phủ đã thực hiện để khắc phục thực trạng này.
Các chủ đề tài đọc đa phần là các đề tài khá phổ biến trong các câu hỏi Writing Task 2 như: Culture (Văn hoá), Technology (Công nghệ), Communication (Giao tiếp), Psychology (Tâm lý học), Science (Khoa học), Environment (Môi trường), Education (Giáo dục). Tuy nhiên, người học vẫn có thể bắt gặp một vài đề tài khá hiếm hoặc chưa xuất hiện trong các đề Writing Task 2 như: Bibliography (Tiểu sử), Aviation (Hàng không), Process (Quy trình), Science (Khoa học), Technology (Công nghệ).
Việc hiểu được cách phân bố các chủ đề trong các bài đọc sẽ giúp người học có các chiến lược phù hợp trong việc tổng hợp từ vựng và ý tưởng.
Cách tổng hợp từ vựng và ý tưởng
Tổng hợp theo chủ đề
Nếu áp dụng theo cách tổng hợp này, người học cần có một danh sách các đề tài thường gặp trong Writing Task 2 như dưới đây:
Business (Advertisement)
Communication
Crime and Punishment
Culture & Education
Entertainment & Sports
Environment
Family
Food
Government & Policy
Health
Science & Technology
Tourism
Transport
Sau khi đọc từng bài đọc trong bộ Cambridge IELTS từ 8 đến 10, người học có thể xếp các từ vựng vào các chủ đề phù hợp. Cách tổng hợp này giúp người học linh hoạt chọn lọc và liên kết các từ một cách dễ dàng vì chúng được xếp chung một trường từ vựng. Tuy nhiên, các cụm từ có thể bị tách khỏi ngữ cảnh nên người học cần bổ sung thêm câu ví dụ trích ra từ bài đọc hoặc tự viết để thuận tiện hơn trong quá trình ôn tập.
Dưới đây là một ví dụ thuộc chủ đề Environment.
TOPIC: ENVIRONMENT (Cambridge IELTS 8, Test 2, Passage 2)
Ex: Farmers have developed strategies for surviving harsh drought cycles. Nông dân đã phát triển các chiến lược để sống sót qua các chu kỳ hạn hán khắc nghiệt.
Ex: Scientists have reported that the rate of global warming is unprecedented. Các nhà khoa học đã báo cáo rằng tốc độ trái đất nóng lên là chưa từng có trước đây.
Ex: The process of land clearance has released vast quantities of carbon dioxide into the atmosphere. Quá trình phá rừng đã giải phóng một lượng lớn carbon dioxide vào khí quyển.
Ex: Extreme weather events like hurricanes are becoming more frequent. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão đang trở nên thường xuyên hơn. (Cambridge IELTS 8, Test 4, Passage 2)
Ex: The reckless use of synthetic chemicals for the control of pests may pose a threat to agricultural crops and human health. Việc sử dụng vô tội vạ các hóa chất tổng hợp để kiểm soát sâu hại có thể gây ra mối đe dọa cho cây nông nghiệp và sức khỏe con người.
Ex: Because of their tremendous breeding potential and genetic diversity, many pests are known to withstand synthetic chemicals and bear offspring with a built-in resistance to pesticides. Do khả năng sinh sản to lớn và sự đa dạng di truyền, nhiều loài sâu hại được biết đến là có khả năng chống chịu các hóa chất tổng hợp và sinh con với khả năng kháng thuốc trừ sâu. (…) |
Ngoài ra, người học cũng có thể tổng hợp các từ hoặc cụm từ với nhiều chức năng thường gặp trong Writing Task 2, cụ thể là:
Trình bày ví dụ:
Ví dụ: This second step in the development of self-recognition is made up of social roles (such as student, brother; colleague) and characteristics which derive their meaning from comparison or interaction with other people (such as trustworthiness, shyness, sporting ability). (Cambridge IELTS 10, Test 4, Passage 2)
Bước thứ hai trong quá trình phát triển sự tự nhận thức được cấu thành từ các vai trò xã hội (chẳng hạn như học sinh, anh em trai; đồng nghiệp) và các nét tính cách phát sinh khi so sánh hoặc tương tác với người khác (chẳng hạn như đáng tin cậy, nhút nhát, khả năng thể thao)
Giải thích nguyên nhân – kết quả
Ví dụ: One explanation for the trend to more superhot fires is that the region, which usually has dry summers, has had significantly below normal precipitation in many recent years. (Cambridge IELTS 10, Test 4, Passage 1)
Một nguyên nhân cho xu hướng tăng lên của các đám cháy siêu nóng là vì ở khu vực này, mùa hè thường khô hạn, và lượng mưa thấp giảm đáng kể trong nhiều năm gần đây.
So sánh – tương phản:
Ví dụ: The calendars that were developed at the lower latitudes were influenced more by the lunar cycle than by the solar year. In more northern climes, however, where seasonal agriculture was practised, the solar year became more crucial. (Cambridge IELTS 8, Test 1, Passage 1)
Các loại lịch được phát minh ở vĩ độ thấp hơn bị ảnh hưởng bởi chu kỳ mặt trăng nhiều hơn chu kỳ mặt trời. Tuy nhiên, ở nhiều vùng khí hậu phía Bắc, nơi thường có hình thức nông nghiệp theo mùa, chu kỳ mặt trời trở nên quan trọng hơn.
Trình bày giả thuyết:
Ví dụ: Would the human race face the culture shock if faced with a superior and much older civilization? (Cambridge IELTS 9, Test 1, Passage 2)
Liệu loài người có phải đối mặt với cú sốc văn hóa nếu gặp một nền văn minh vượt trội và lâu đời hơn không?
Cách nhóm từ vựng như vậy sẽ giúp người học linh hoạt hơn trong việc phát triển ý tưởng trong bài viết. Tuy nhiên, người học cũng không cần nhớ quá nhiều từ hoặc cụm từ cho mỗi chức năng để tránh bị rối hoặc lẫn lộn cách sử dụng.
Tổng hợp theo cấu trúc ý bài viết
Bên cạnh đó, để hiểu và nhớ rõ hơn cách triển khai ý tưởng và học từ vựng theo ngữ cảnh, người học có thể áp dụng cách tổng hợp theo cấu trúc ý tưởng. Cách tiếp cận này mặc dù tốn nhiều thời gian hơn, nhưng rất hiệu quả trong việc tích luỹ ý tưởng cho Writing Task 2.
Dưới đây là một ví dụ dựa trên một đoạn trong Cambridge IELTS 9, Test 1, Passage 2.
(Cambridge IELTS 9, Test 1, Passage 2) Passage A:
|