Trong phần một tác giả đã cung cấp thông tin về lợi ích của việc tránh lặp từ trong giao tiếp Tiếng Anh và các kỹ năng cơ bản để tránh lặp từ khi nói như học từ đồng nghĩa, phức hợp hoá câu, dùng các liên từ, trạng từ và giới từ, hay thực hành tuy duy nói chậm. Trong phần 2 này tác giả sẽ cung cấp thêm những mẹo để tránh lặp từ khi nói và cách luyện tập và ứng dụng.
Key takeaways |
---|
|
Sử dụng đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định và đại từ quan hệ
Tránh lặp lại từ bằng cách sử dụng đại từ
Đại từ nhân xưng
Thay vì lặp lại các danh từ trong câu chuyện của mình, người học có thể sử dụng đại từ nhân xưng (personal pronouns) như "I," "you," "he," "she," "it," "we," "they" để thay thế cho những danh từ đã được đề cập. Điều này giúp câu chuyện trở nên thông thoáng hơn và người nghe dễ dàng theo dõi.
Ví dụ 1: Câu gốc: "John is my neighbor. John has a dog. The dog is very friendly."
Câu đã chỉnh sửa: "John is my neighbor. He has a dog. It is very friendly."
→ Phân tích: Trong câu gốc, danh từ "John" và "dog" được lặp lại nhiều lần, gây ra sự không mượt mà trong giao tiếp. Trong câu đã chỉnh sửa, chúng ta đã sử dụng đại từ nhân xưng "He" để thay thế cho danh từ "John," và đại từ "It" để thay thế cho danh từ "dog." Điều này giúp tránh lặp từ và làm cho câu trở nên tự nhiên hơn.
Ví dụ 2: Câu gốc: "Mary is a doctor. Mary works at the local hospital. The local hospital is well-known."
Câu đã chỉnh sửa: "Mary is a doctor. She works at the local hospital. It is well-known."
→ Phân tích: Trong câu gốc, tên "Mary" và cụm từ "local hospital" lặp lại nhiều lần, gây ra sự không mượt mà trong giao tiếp. Trong câu đã chỉnh sửa, chúng ta đã sử dụng đại từ nhân xưng "She" để thay thế cho tên "Mary," và đại từ "It" để thay thế cho cụm từ "local hospital." Điều này giúp tránh lặp các từ và làm cho câu trở nên thú vị hơn.
Đại từ chỉ định
Đại từ chỉ định (Demonstrative Pronoun) là những từ như "this," "that," "these," và "those," được sử dụng để chỉ đến một người, vật hoặc khái niệm một cách cụ thể. Các đại từ này giúp tránh việc lặp lại danh từ và tạo sự rõ ràng trong văn cảnh giao tiếp và viết lách.
Các Đại Từ Chỉ Định Phổ Biến:
This: Thường chỉ đến một người hoặc vật ở gần người nói.
That: Thường chỉ đến một người hoặc vật ở xa người nói.
These: Thường chỉ đến nhiều người hoặc vật ở gần người nói.
Those: Thường chỉ đến nhiều người hoặc vật ở xa người nói.
Ví dụ 1:
Câu gốc: "I bought a new laptop. The laptop is very powerful. The laptop is also lightweight."
Câu đã chỉnh sửa: "I bought a new laptop. It is very powerful. This laptop is also lightweight."
→ Phân tích: Trong câu gốc, danh từ "laptop" và "The laptop" được lặp lại, tạo ra sự không cần thiết và lặp lại. Trong câu đã chỉnh sửa, chúng ta sử dụng đại từ chỉ định "This" để thay thế cho danh từ "laptop" trong câu thứ ba. Điều này giúp câu trở nên súc tích hơn và tránh việc lặp từ một cách tự nhiên.
Ví dụ 2:
Câu gốc: "I have two options. The options are both good. The options are affordable."
Câu đã chỉnh sửa: "I have two options. These options are both good. They are affordable."
→ Phân tích: Trong câu gốc, danh từ "options" và "The options" được lặp lại, gây ra sự không cần thiết và lặp lại. Trong câu đã chỉnh sửa, chúng ta sử dụng đại từ chỉ định "These" để thay thế cho danh từ "options" trong câu thứ hai. Đồng thời, chúng ta sử dụng đại từ nhân xưng "They" để thay thế cho danh từ "options" trong câu thứ ba. Điều này giúp câu trở nên súc tích hơn và tránh việc lặp từ một cách hiệu quả.
Đại từ quan hệ
Đại từ quan hệ là một công cụ hữu ích trong việc tránh lặp từ khi giao tiếp hoặc viết văn bản. Đại từ quan hệ giúp chúng ta kết nối các mệnh đề hoặc câu với nhau một cách mượt mà và tự nhiên, thay vì phải lặp lại cùng một danh từ nhiều lần. Cụ thể, đại từ quan hệ là những từ như "who," "whom," "whose," "which," và "that," được sử dụng để liên kết một mệnh đề phụ (dependent clause) với một danh từ trong mệnh đề chính (main clause).
Dưới đây là một số đại từ quan hệ phổ biến:
Who (người): Được sử dụng để thay thế cho danh từ chỉ người trong mệnh đề phụ.
Which (vật, sự vật): Được sử dụng để thay thế cho danh từ chỉ vật, sự vật trong mệnh đề phụ.
Whose (của ai): Được sử dụng để mô tả sự sở hữu của người hoặc vật trong mệnh đề chính.
Whom (người, người mà): Được sử dụng như là đối tượng của động từ hoặc giới từ trong mệnh đề phụ.
That (người hoặc vật): Được sử dụng để thay thế cho cả người và vật trong mệnh đề phụ.
Ví dụ 1:
Câu gốc: "The book that is on the table is mine. The book has an interesting story."
Câu đã chỉnh sửa: "The book that is on the table is mine and has an interesting story."
→ Phân tích: Trong ví dụ này, ta đã sử dụng đại từ quan hệ "that" để thay thế cho từ "book" trong mệnh đề phụ thứ nhất. Điều này giúp tránh lặp từ và tạo sự liên kết giữa hai ý tưởng.
Ví dụ 2:
Câu gốc: " Mss Linda is our teacher. She has been teaching us English. She is very kind"
Câu đã chỉnh sửa: "Mss Linda who is our teacher, and has been teaching us English, is very kind."
→ Phân tích: Trong ví dụ này, ta đã sử dụng đại từ quan hệ "who" để thay thế cho từ "She" trong mệnh đề phụ. Bằng cách này, chúng ta tránh lặp lại từ "She" và tạo nên một cấu trúc câu mạch lạc hơn.
Sử dụng đại từ quan hệ không chỉ giúp tránh lặp từ mà còn làm cho văn bản hoặc hội thoại trở nên thông thoáng và chuyên nghiệp hơn.
Đại từ không xác định
Đại từ bất định (Indefinite pronouns) là một loại đại từ trong tiếng Anh được sử dụng để thay thế cho danh từ một cách không xác định, thường là để ám chỉ người hoặc vật mà không cần xác định rõ ràng hoặc cụ thể. Điều này giúp tạo sự linh hoạt trong ngôn ngữ và tránh việc lặp lại từ không cần thiết trong văn phong giao tiếp. Các loại đại từ bất định thường được sử dụng bao gồm: some, any, both, either, neither, ….
Ví dụ 1:
Câu gốc: "There are two coffee shops on this street. These two coffee shops are known for their delicious pastries and excellent coffee."
Câu chỉnh sửa: "There are two coffee shops on this street. Both are known for their delicious pastries and excellent coffee."
→ Phân tích: Trong câu chỉnh sửa, từ "Both" được sử dụng để thay thế cho cụm từ "These two coffee shops" ở câu gốc. Điều này giúp tránh lặp lại cụm từ và tạo sự mượt mà, rõ ràng trong câu.
Ví dụ 2:
Câu gốc: "There are two restaurants in town. These two restaurants offer a variety of cuisines and have received positive reviews from customers."
Câu chỉnh sửa: "There are two restaurants in town. Either restaurant offers a variety of cuisines and has received positive reviews from customers."
→ Phân tích: Ở câu chỉnh sửa, từ "Either" đã được sử dụng để thay thế cho cụm từ "These two restaurants" trong câu gốc. Điều này giúp loại bỏ sự lặp lại và tạo ra một câu văn mượt mà hơn.
Biến đổi giữa các thì và cấu trúc câu để tránh sự lặp lại từ
Trong tiếng Anh, việc linh hoạt trong việc sử dụng các thì và cấu trúc câu có thể giúp tránh lặp từ và làm cho văn phong giao tiếp tự nhiên hơn. Đôi khi, chúng ta có thể diễn đạt cùng một ý tưởng bằng cách sử dụng các cấu trúc câu và thì khác nhau. Việc này không chỉ giúp tránh lặp từ mà còn làm cho văn phong trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Ví dụ 1:
Câu gốc: "She played the piano at the concert. She will perform on stage again next week."
Câu chỉnh sửa: "After playing the piano at the concert, she is scheduled to perform on stage again next week."
→ Phân tích: Trong câu chỉnh sửa, việc sử dụng cấu trúc "After + V-ing" giúp kết hợp hai câu thành một mà không cần phải lặp lại từ "She" và tạo ra sự liên kết mạch lạc giữa các sự kiện.
Ví dụ 2:
Câu gốc: "He finished his book yesterday. He is excited about it."
Câu chỉnh sửa: "Having completed his book yesterday, he is quite excited about the accomplishment."
→ Phân tích : Trong câu gốc, từ "it" được sử dụng để chỉ đến cuốn sách mà "he" đã hoàn thành. Trong câu chỉnh sửa, ta đã thay thế "it" bằng cách sử dụng cấu trúc "Having + V3" để diễn đạt việc hoàn thành cuốn sách, giúp đa dạng cấu trúc hơn cũng như tránh lặp từ.
Ví dụ 3:
Câu gốc: "She visited Paris last summer. She will return to Paris again this summer."
Câu chỉnh sửa: "After her visit to Paris last summer, she plans to return there again this summer."
→ Phân tích: Bằng cách sử dụng cấu trúc "After + Noun Phrase" trong câu chỉnh sửa, chúng ta không chỉ tránh lặp từ "Paris" mà còn tạo ra sự liên kết giữa hai lần thăm Paris của "she."
Ví dụ 4:
Câu gốc: "He started learning the piano in his childhood. He is still playing the piano regularly."
Câu chỉnh sửa: "Having started learning the piano in his childhood, he continues to play it regularly."
→ Phân tích : Chúng ta thay đổi thì quá khứ đơn "started" và thì hiện tại "is" trong câu gốc thành thì quá khứ hoàn thành "Having + V3" và thì hiện tại "continues," tạo sự kết nối và tránh lặp từ "he, piano."
Tóm lại, việc linh hoạt trong việc sử dụng các thì và cấu trúc câu có thể giúp tránh lặp từ một cách hiệu quả và làm cho giao tiếp trở nên trôi chảy hơn.
Sử dụng minh họa và so sánh để tránh lặp từ
Giải thích ý tưởng thông qua ví dụ
Khi ta muốn trình bày một ý tưởng một cách chi tiết và tránh lặp từ, việc sử dụng ví dụ là một cách tốt để làm điều này. Ví dụ không chỉ làm cho văn phong của người học trở nên thú vị hơn, mà còn giúp người nghe hoặc đọc hiểu rõ hơn về ý tưởng mà người học muốn truyền đạt.
Ví dụ 1:
Câu gốc: "Regular exercise has many health benefits. It can improve cardiovascular health. It can also help with weight management."
Câu chỉnh sửa: "Regular exercise has many health benefits. For instance, it can significantly improve cardiovascular health and aid in weight management."
→ Phân tích: Trong ví dụ trên, thay vì lặp lại "It can," chúng ta sử dụng cụm từ "For instance" để đưa ra một ví dụ cụ thể về lợi ích của tập thể dục. Điều này không chỉ giúp tránh lặp từ mà còn làm cho ý tưởng rõ ràng hơn thông qua ví dụ cụ thể.
Ví dụ 2.
Câu gốc: "Stress can lead to various negative effects. Stress can result in anxiety, depression, and even physical illnesses."
Câu chỉnh sửa: "Stress can lead to various negative effects such as anxiety, depression, and even physical illnesses."
→Phân tích : Trong câu gốc, từ "Stress" và "can" được lặp lại, tạo sự không cần thiết trong cấu trúc câu. Bằng cách sử dụng "such as" và gộp 2 câu lại chúng ta tránh lặp từ và giúp câu trở nên mượt mà hơn.
Sử dụng phương pháp so sánh
Khi nói tiếng Anh, việc sử dụng phép so sánh là một cách hiệu quả để tránh lặp từ và tạo sự đa dạng trong giao tiếp. Dưới đây là ví dụ minh họa cụ thể:
Ví dụ 1:
Câu gốc: "She speaks French well. She also speaks Spanish well."
Câu chỉnh sửa: "She speaks French fluently, and is equally proficient in Spanish."
→ Giải thích: Sử dụng phép so sánh hơn "equally proficient" để so sánh mức độ thành thạo giữa việc nói tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, thay vì lặp lại từ "well."
Ví dụ 2:
Câu gốc: "This car is fast. That car is also fast."
Câu chỉnh sửa: "This car is speedy, and that one boasts the same speed."
→ Phân tích : Sử dụng phép so sánh tương đương để so sánh tốc độ giữa hai chiếc ô tô, giúp tránh lặp từ "fast."
Thực hành và áp dụng
Tập nói với chủ đề đặc biệt
Một cách hiệu quả để tránh lặp từ khi nói tiếng Anh là tập trung vào việc sử dụng từ vựng đa dạng và phong phú trong mỗi bài nói. Bắt đầu bằng việc chọn một chủ đề cụ thể, chẳng hạn như du lịch, ẩm thực, công việc, hoặc sở thích cá nhân. Sau đó, cố gắng miêu tả các ý tưởng, trải nghiệm hoặc thông tin liên quan đến chủ đề mà không lặp lại từ quá nhiều. Sử dụng các phương pháp như sử dụng đại từ nhân xưng, từ đồng nghĩa, liên từ và trạng từ để biểu đạt ý tưởng một cách mượt mà và tự nhiên.
Ghi âm và phân tích nội dung từ bài nói của bản thân
Bước 1: Chuẩn bị một chủ đề cụ thể để nói về, có thể là một kỳ nghỉ, một sự kiện đặc biệt, hoặc một trải nghiệm cá nhân.
Bước 2: Sử dụng thiết bị ghi âm hoặc ứng dụng ghi âm trên điện thoại để ghi âm bản thân khi nói về chủ đề đã chọn. Hãy nói tự do và tự nhiên, không cần quá lo lắng về việc tránh lặp từ trong lúc ghi âm.
Bước 3: Lắng nghe lại bản ghi âm của mình. Hãy chú ý đến những từ và cụm từ mà bản thân đã lặp lại nhiều lần trong quá trình nói.
Bước 4: Xác định các từ và cụm từ mà người học đã lặp lại nhiều lần và cố gắng tìm cách thay thế chúng bằng cách sử dụng các phương pháp đã học như sử dụng đại từ, từ đồng nghĩa và các liên từ khác để biểu đạt ý tưởng một cách mượt mà và tự nhiên.
Bước 5: Ghi lại bản ghi âm sau khi đã chỉnh sửa, để so sánh và kiểm tra sự cải thiện trong việc tránh lặp từ.
Tương tác với người bản địa
Tìm kiếm cơ hội tham gia vào các cuộc trò chuyện với người bản xứ hoặc người nước ngoài. Có thể là bạn bè, đồng nghiệp, hoặc các nhóm giao tiếp mà bạn tham gia. Khi giao tiếp với họ, lắng nghe cách họ sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng mà không lặp lại từ. Chú ý đến cách họ sử dụng đại từ, trạng từ, liên từ và cấu trúc câu để tránh sự lặp lại không cần thiết. Học hỏi từ cách họ sử dụng ngôn ngữ để tránh sự lặp lại và cố gắng áp dụng những kỹ thuật tương tự vào giao tiếp của mình.
Tham gia các nhóm học tiếng Anh và rèn luyện kỹ năng phát âm
Người học có thể tìm kiếm các nhóm học tiếng Anh hoặc các buổi giao tiếp trong môi trường thực tế gần họ. Đây là nơi mà họ có thể thực hành nói tiếng Anh với người khác và học hỏi từ cách họ sử dụng ngôn ngữ. Tham gia vào các hoạt động trong nhóm, tham gia vào các cuộc trò chuyện và chia sẻ ý kiến của mình về các chủ đề khác nhau. Tiếp theo, lắng nghe cách những người khác trong nhóm sử dụng ngôn ngữ để tránh sự lặp lại và cố gắng áp dụng những gì học được vào giao tiếp của mình.
Tóm tắt
Avoiding repetition in a text. (2023, July 21). LearnEnglish. https://learnenglish.britishcouncil.org/grammar/c1-grammar/avoiding-repetition-text
MikeAdmin. (2022). IELTS Vocabulary and avoiding repetition. Ieltsanswers. https://www.ieltsanswers.com/ielts-vocabulary-avoiding-repetition.html
Nestor. (2021, April 20). Don’t repeat the same words - NativeSpeakerOnline. NativeSpeakerOnline. https://www.nativespeakeronline.com/ielts-speaking-tips/dont-repeat-the-same-words
Team, S. E. (2023). Substitution and avoiding repetition. Swoosh English. https://swooshenglish.com/substitution-and-avoiding-repetition-2/
Yulia. (2020). How to avoid repetition at the IELTS Speaking test. IELTS Academic Writing Online Preparation by Grade. https://grade-online.com/ielts/blog/how-to-avoid-repetition-at-the-ielts-speaking-test/