Trong những tình huống cụ thể như một buổi phỏng vấn hay trong một lá thư xin việc bằng tiếng Anh, ứng viên có thể được yêu cầu trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Một số ứng viên sẽ gặp khó khăn trong việc diễn giải hay cấu trúc một câu trả lời đầy đủ, đúng với mong muốn đối phương. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu tiếng Anh ở mọi cấp độ.
Key takeaways |
---|
|
Trả lời về thế mạnh và yếu điểm bằng tiếng Anh trong buổi phỏng vấn
Điểm mạnh
Đứng trước câu hỏi về thế mạnh của bản thân, ứng viên nên tập trung vào những đặc điểm, kỹ năng cụ thể liên quan đến sự thành công trong công việc. Tránh dùng những từ ngữ mang tính nói chung, tương đối như:
Pretty good at … (Khá giỏi về …).
Not excel at anything. (Không xuất sắc trong cái gì cả).
I know a little bit of everything. (Tôi biết mỗi thứ một ít).
Trả lời như thế sẽ không gây được ấn tượng với người nghe và không tạo được giá trị cho bản thân đối với nhà tuyển dụng.
Câu hỏi:
Thông thường, người phỏng vấn hay dùng những mẫu câu hỏi sau:
Why are you suited for this company? (Tại sao bạn phù hợp với công ty này?)
What can you bring to the table? (Bạn có thể mang lại những lợi ích gì cho công ty?)
How will you be an asset to this company? (Bạn sẽ quan trọng với công ty này như thế nào?)
“An asset” ở đây có nghĩa là giá trị, tài sản, câu hỏi này thực chất là: Bạn có thể làm công ty này giá trị/lợi nhuận đến mức nào?
Câu trả lời:
Khi trả lời, ứng viên nên cho đối phương biết những gì mà bản thân giỏi, thành thạo nhất mà sẽ đem lại lợi ích cho công việc:
I excel at …: Tôi xuất sắc trong việc …
I’m good at …: Tôi giỏi việc …
I … well: Tôi … rất tốt.
I have [Time] experience in …: Tôi có kinh nghiệm [Thời gian] trong việc …
I have a doctorate/masters/bachelor degree in the … field: Tôi có bằng tiến sĩ / thạc sĩ / cử nhân trong lĩnh vực …
I’ve been … for [Time]: Tôi đã làm … trong [Thời gian].
Những từ vựng nên dùng khi trả lời:
Điểm mạnh:
Key skills (kỹ năng chính)
Talents (tài năng)
Abilities (khả năng)
Competencies (năng lực)
Knowledge (kiến thức)
Cách diễn đạt:
Excel in/at (vượt trội về / tại)
Asset to (quan trọng với)
Bring to the table (đem lại cho)
Good at (giỏi về)
Do well (làm tốt)
Động từ:
Planning (lập kế hoạch)
Organizing (tổ chức)
Monitoring (giám sát)
managing (quản lý)
Evaluating (đánh giá)
Budgeting (lập ngân sách)
Inspiring (truyền cảm hứng)
Developing (phát triển)
Encouraging (khuyến khích)
Coaching (huấn luyện)
Holding others accountable (quy trách nhiệm cho người khác)
Tính từ:
Multicultural (đa văn hóa)
Bilingual (song ngữ)
Multilingual (đa ngôn ngữ)
Global (toàn cầu)
Culturally diverse (đa dạng văn hóa)
Điểm yếu
Câu hỏi về điểm yếu thường là câu hỏi khó trả lời hơn, yêu cầu người trả lời phải nắm rõ những điểm trừ của bản thân và có khả năng diễn đạt chúng nhưng không làm giảm giá trị của người đó đối với công ty. Thông thường, điểm yếu thường liên kết với điểm mạnh. Ví dụ, điểm mạnh của một người là làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, thì điểm yếu của người đó có thể là sự cầu toàn quá mức.
Câu hỏi:
What would you say is your greatest weakness? (Bạn nghĩ điểm yếu lớn nhất của bản thân là gì?)
What would your coworkers say they dislike about working with you? (Những điểm nào khiến đồng nghiệp của bạn không thích khi làm việc với bạn?)
What would your former boss say your biggest opportunities are? (Những điểm mà sếp cũ muốn bạn cải thiện nhất là gì?)
“Opportunities” ở đây không mang nghĩa là cơ hội, mà là những điểm cần cải thiện. Đây là một thuật ngữ tiếng anh trong kinh doanh mà ai cũng nên biết khi trả lời điểm mạnh điểm yếu.
Câu trả lời:
Trong câu trả lời, nên mở đầu bằng những từ chỉ tần suất như sometimes, occasionally, at times,… để làm rõ rằng điểm yếu đó không bản bản chất mà chỉ xảy ra trong những tình huống nhất định.
Sometimes I can be very …, which makes my team … : Đôi lúc tôi có thể rất …, khiến cho đội của tôi …
I am … at times, so everyone would be more efficient: Tôi thi thoảng sẽ …, để cho mọi người có thể năng suất hơn.
Đồng thời, ứng viên cũng nên chỉ ra những cố gắng, nỗ lực của bản thân để cải thiện điểm yếu đó:
Everyday I try to read new articles about the current trend to be more aware of … : Mỗi ngày, tôi cố gắng đọc những bài báo mới về xu hướng hiện nay để biết thêm về …
I try to educate myself at home how to … : Tôi cố gắng tự dạy mình cách … tại nhà.
I spend [Time] everyday practicing … : Tôi dành [Thời gian] mỗi ngày tập luyện …
Những từ vựng thường dùng:
Điểm yếu:
Things you don’t do well (những thứ tôi không làm tốt)
Problems/issues (vấn đề)
Opportunities for improvement (cơ hội cải thiện)
Cách diễn đạt:
Makes my team feel … (khiến đội tôi cảm thấy …)
Makes others feel … (khiến người khác cảm thấy …)
Từ chỉ tần suất:
At times (nhiều lúc)
Sometimes (đôi khi)
Occasionally (thi thoảng)
Trình bày điểm mạnh điểm yếu tiếng anh trong Cover letter
Điểm mạnh
Như đã nói, đây là phần ứng viên nên phơi bày những khả năng ưu việt, thích hợp nhất cho công việc đó. Nếu ứng viên đã nắm rõ Job Description (Mô tả công việc) thì có thể nhắm đến những điểm mạnh thỏa mãn yêu cầu của công việc đó.
Một số những kỹ năng bạn nên có khi viết về điểm mạnh:
Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng mềm
Kỹ năng về tin học văn phòng
Năng khiếu, sở thích của bản thân
Một số điểm mạnh “đáng giá” nhất:
Creativity (Sáng tạo)
Flexibility (Linh hoạt)
Focused (Có khả năng tập trung)
Taking Initiative (Nảy ra các sáng kiến)
Honesty (Trung thực)
Dedication (Tận tâm)
Integrity (Liêm chính)
Continuous Learning (Khả năng học hỏi liên tục)
Self-control (Tự chủ)
Điểm yếu
Điểm yếu thường được viết sau điểm mạnh, và tương như như điểm mạnh, có thể viết điểm yếu theo kỹ năng hay đặc điểm cá nhân. Mặc dù ai cũng có những hạn chế của bản thân, nên viết một cách khéo léo để không làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Viết về điểm yếu ứng viên cần chú ý:
Cần tỏ ra khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi mà không khiến nhà tuyển dụng sợ phải cân nhắc về một hoặc một vài điểm yếu không thể khắc phục.
Hãy chọn những điểm yếu mà không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc của bạn hay những điểm yếu mà bạn đang trong quá trình khắc phục.
Nếu không thể xác định cách tìm ra điểm yếu của bản thân, hãy nhờ bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiết.
Nhớ rằng điểm yếu không phải là vĩnh viễn.
Một số điểm yếu có thể đề cập đến:
Tự phê bình bản thân (Khả năng tự phê bình chưa tốt)
Quá nội tâm (Quá hướng nội)
Quá ngoại tâm (Quá hướng ngoại)
Quá chi tiết (Quá câu nệ tiểu tiết)
Một Phần Mềm Cụ Thể (Chưa biết cách sử dụng một phần mềm nào đó)
Quá nhạy cảm (Quá nhạy cảm)
Kỹ năng thuyết trình (Những kỹ năng thuyết trình)
Tóm tắt về điểm mạnh và điểm yếu trong tiếng Anh
Để biết thêm thông tin, bạn có thể tham khảo khóa học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm, giúp bạn trở nên thành thạo trong việc truyền đạt thông tin trong các tình huống tại nơi làm việc như xử lý vấn đề, họp nhóm, giao tiếp với đối tác, viết email hay thuyết trình bằng tiếng Anh.