Key takeaways |
---|
|
Literature Review là gì?
Literature review là phần tổng hợp và phân tích các tài liệu nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu khác nhau về một chủ đề cụ thể nào đó. Nó cung cấp phần tổng quát của kiến thức hiện có về chủ đề đó, giúp người đọc hình dung và xác định được lý thuyết liên quan tới bài nghiên cứu của người viết, các phương pháp tiến hành và những hạn chế của các nghiên cứu trước đó.
Tầm quan trọng của Literature Review
Cung cấp nền tảng kiến thức về chủ đề được nói tới.
Giúp xác định được các mảng nghiên cứu trước đó để tránh việc sao chép, đạo văn và giúp công nhận những nhà nghiên cứu khác.
Giúp nhận diện được những lỗ hổng, hạn chế và mâu thuẫn trong nghiên cứu trước đó, và gợi mở và trả lời những câu hỏi còn tồn đọng ở các nghiên cứu trước.
Xác định lý do mà người viết cần tiến hành thêm phần nghiên cứu (mà người viết đang viết). Thể hiện cách mà nghiên cứu đang viết giúp giải quyết những hạn chế của nghiên cứu trước đó.
Xác định mối tương quan (củng cố hoặc mâu thuẫn) giữa các nghiên cứu khác nhau và giá trị của nó đối với bài nghiên cứu đang được viết
Các loại Literature Review phổ biến
Traditional / Narrative literature review dùng để phân tích và tóm tắt phần nghiên cứu chính của một bài nghiên cứu.
Systematic literature review được dùng để trả lời những câu hỏi nghiên cứu cụ thể và hệ thống.
Meta-analysis literature review dùng để lọc những phát hiện của các nghiên cứu được chọn và phân tích những phát hiện này bằng việc sử dụng số liệu được chuẩn hóa.
Meta-synthesis literature review không sử dụng số liệu. Thay vào đó, loại literature review này đánh giá và phân tích những phát hiện từ các bài nghiên cứu mang tính định lượng.
Trong 4 loại trên, Traditional literature review và Systematic literature review là phổ biến nhất.
Hướng dẫn cách viết Literature Review xuất sắc nhất
Các bước tìm kiếm nguồn tham khảo
Trước khi bắt đầu tìm kiếm tài liệu cho phần literature review, dĩ nhiên người viết cần phải xác định chủ đề mà mình muốn nghiên cứu.
Sau khi xác định xong chủ đề, người viết sẽ cần tìm kiếm tài liệu liên quan (có thể là về câu hỏi và vấn đề) tới chủ đề của mình. Để làm được điều này, tiến hành theo các bước sau đây.
Xây dựng danh sách từ khóa liên quan
Bắt đầu việc tìm kiếm bằng cách lập danh sách các từ khóa liên quan với câu hỏi nghiên cứu của mình. Đó có thể là các thuật ngữ, ý tưởng, từ đồng nghĩa,... Tạo file này trên 1 file Google Docs để tiện lưu trữ, tra cứu và cập nhật các từ khóa mới.
Ví dụ:
1 danh sách các keywords: Generation Z, Tiktok, short-form content, content consumption
Tiến hành tìm kiếm nguồn tài liệu đáng tin cậy
Dùng các keyword đã tìm được trước đó để tìm kiếm tư liệu. Một số nguồn tư liệu mà người viết có thể tham khảo là:
Thư viện trong trường mình
Google Scholar: https://scholar.google.com/
JSTOR: https://www.jstor.org/
EBSCO: https://www.ebsco.com/products/research-databases
Project Muse: http://muse.jhu.edu/ (cho khoa học xã hội)
Medline: https://www.nlm.nih.gov/bsd/medline.html (cho sinh học và dược)
EconLit: https://www.aeaweb.org/econlit/ (cho kinh tế)
Inspec: https://www.theiet.org/publishing/inspec/ (cho vật lý, khoa học máy tính và kỹ thuật)
Người học có thể sử dụng Boolean Operators, cụ thể thông qua thuật toán “and, or, not” để việc tìm kiếm chính xác hơn. Ví dụ, dùng
Tiktok and gen Z: Phần tìm kiếm gồm 2 từ khóa này
Tiktok or gen Z: Phần tìm kiếm gồm 1 trong 2 từ khóa này
Tiktok not gen Z: Phần tìm kiếm về Tiktok nhưng không chứa gen Z
Khi lựa chọn tài liệu, người đọc cũng đừng quên đọc phần Abstract để nắm được đại ý của bài nghiên cứu, từ đó, đưa ra lựa chọn tìm hiểu chuẩn xác hơn.
Đánh giá và chọn lựa nguồn
Phân biệt mức độ quan trọng của tài liệu
Lý do mà người viết cần lựa chọn tài liệu trước khi bắt đầu rất đơn giản: một người không thể đọc tất cả tài liệu về một chủ đề được.
Khi chọn tài liệu, có một số câu hỏi mà người viết cần trả lời:
Nghiên cứu này cố trả lời câu hỏi gì?
Tác giả định nghĩa các khái niệm thế nào? Có rõ ràng dễ hiểu không?
Các lý thuyết, mô hình và phương pháp chính là gì?
Mô hình trình bày của nghiên cứu là gì?
Kết quả và kết luận của nghiên cứu là gì?
Nghiên cứu này có gì liên quan đến các nghiên cứu khác trong lĩnh vực này? Nó có xác nhận, bổ sung hoặc thách thức kiến thức đã có không?
Điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu này là gì?
Lưu ý: tài liệu được chọn phải đến từ nguồn đáng tin cậy.
Trích dẫn nguồn và ghi chú về tài liệu
Khi đọc các tài liệu, người viết cũng nên bắt đầu viết và ghi chú luôn để tiện lưu trữ và hệ thống ý tưởng. Đặc biệt, cần lưu lại danh sách tài liệu tham khảo để viết phần References.
Nhận diện chủ đề bài viết, luận điểm, và khoảng trống trong lập luận
Khi người học đã đọc và ghi chú (như hướng dẫn ở bước trước), hãy xâu chuỗi các thông tin từ các bài nghiên cứu về một chủ đề đã chọn.
Người viết có thể căn cứ vào:
Các xu hướng và khuôn mẫu (về lý thuyết, phương pháp hoặc kết quả): các cách tiếp cận nhất định có trở nên phổ biến nhiều hơn hay ít hơn theo thời gian không?
Chủ đề: những câu hỏi hoặc khái niệm nào cứ lặp đi lặp lại trong các bài nghiên cứu?
Tranh luận và mâu thuẫn: nguồn tài liệu có không thống nhất ở đâu?
Các nghiên cứu then chốt: có bất kỳ lý thuyết hoặc nghiên cứu làm thay đổi hướng đi của lĩnh vực này không?
Lỗ hổng lập luận: Nghiên cứu này có lỗ hổng hay điểm yếu nào không?
Hoàn thiện bước này là người học có thể có được một cấu trúc khái quát cho bài viết của mình và tìm ra ý nghĩa của nghiên cứu của mình đối với kiến thức về lĩnh vực này.
Cấu trúc của Bài Đánh Giá Văn Học
Theo thứ tự thời gian
Đây là một cách tương đối kinh điển trong cách triển khai ý của một bài viết. Tuy vậy, người viết cũng nên cẩn thận tránh việc chỉ liệt kê và tóm tắt các nguồn theo trật tự. Hãy cố phân tích các mô hình, bước ngoặt và các cuộc tranh luận chính đã định hình hướng đi của lĩnh vực này. Ngoài ra, cũng có thể đưa ra lý giải thêm về cách thức và lý do một số xu hướng ra đời.
Theo chủ đề
Khi thấy một vài chủ đề chính lặp đi lặp lại trong các nghiên cứu, hãy thử sử dụng cách này. Nếu chọn cách này, hãy hệ thống bài nghiên cứu của mình thành các tiểu mục phân tích các khía cạnh khác nhau của chủ đề đó.
Phương pháp phân tích
Với cách này, người viết có thể so sánh kết quả và kết luận tìm thấy từ các cách tiệp cận khác nhau của một chủ đề. Các kiểu tiếp cận này có thể là các cặp sau đây:
Nghiên cứu định tính và định lượng.
Nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết.
Nghiên cứu mang tính xã hội học, lịch sử và văn hóa.
Lý thuyết
Nếu chọn cách này, người viết có thể thảo luận về các lý thuyết, mô hình và định nghĩa khác nhau về các khái niệm chính. Người viết có thể tranh luận về sự phù hợp của một cách tiếp cận lý thuyết cụ thể hoặc kết hợp các khái niệm lý thuyết khác nhau để tạo ra một khung nghiên cứu của mình.
Các sai lầm thường gặp khi viết Bài Đánh Giá Văn Học
Dựa dẫm vào các nguồn tài liệu chất lượng thấp
Thiếu những nghiên cứu mang tính then chốt
Nghiên cứu mang tính then chốt là những nghiên cứu làm thay đổi hướng đi của một lĩnh vực. Thiếu những nghiên cứu này có thể là do người viết không ý thức được sự tồn tại của chúng, hoặc do người viết quan niệm rằng chỉ nên đưa vào những nghiên cứu mới nhất. Tuy vậy, người viết vẫn nên công nhận những nghiên cứu then chốt trong bài viết của mình.
Cách để tìm ra nghiên cứu then chốt là dựa trên số lượng trích dẫn. Trích dẫn càng nhiều thì đó có khả năng là một nghiên cứu then chốt.
Thiếu nghiên cứu đương thời
Cả nghiên cứu then chốt (lâu đời hơn) và cả nghiên cứu đương thời đều cần được đưa vào trong bài literature review. Người viết có thể so sánh và đối chiếu phát hiện từ hai dạng nghiên cứu trên, và từ đó đánh giá về sự phát triển của chủ đề.
Người viết có thể dựa trên năm để tìm ra các nghiên cứu đương thời.
Mô tả thay vì phân tích và tổng hợp
Một literature review tốt không nên chỉ đơn thuần miêu tả các phát hiện mà cần phải tóm tắt, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, tìm ra lỗ hổng của các nghiên cứu trước đó. Tóm lại, nó cần phải tóm lược cho người đọc thấy bức tranh toàn cảnh về hiện trạng của lĩnh vực kiến thức đó.
Nội dung không liên quan hoặc lan man
Việc thêm những chi tiết không liên quan khiến bài literature review thiếu sự mạch lạc. Người viết luôn cần ghim trong đầu mục đích, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu để giữ cho các nội dung nhất quán, liên kết.
Cấu trúc và bố cục không rõ ràng
Nếu không làm theo những chỉ dẫn về cách xây dựng cấu trúc ở chương 4, bài viết có thể trở nên rất lộn xộn và khó theo dõi.
Đạo văn và trích dẫn tài liệu không chuẩn
Khi viết literature review, người viết cần viết lại các phát hiện bằng ngôn từ của mình (paraphrasing) để tránh trường hợp đạo văn. Đây là một lỗi được đánh giá rất nặng trong giới nghiên cứu.
Ngoài ra, cần nhất quán cách viết Reference theo một format nhất định, có thể là MLA, APA,... tùy vào yêu cầu của tổ chức hoặc trường học của người viết.
Cách trình bày Bài Đánh Giá Văn Học chi tiết
Mở bài
Phần mở đầu cần nêu rõ trọng tâm và mục đích của phần literature review.
Thân bài
Hãy chia phần literature review thành các tiểu mục. (Xem lại các cách cấu trúc bài viết ở bước 4.)
Khi viết, người viết hãy:
Tóm tắt những điểm chính của các bài nghiên cứu và tổng hợp chúng thành một tổng thể mạch lạc.
Phân tích và diễn giải. Người viết có thể thêm các diễn giải của riêng mình nếu có, thảo luận về tầm quan trọng của các phát hiện liên quan đến nghiên cứu.
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các nghiên cứu.
Lập luận các đoạn văn thật chặt chẽ. Sử dụng liên từ để thể hiện sự liên kết, so sánh và tương phản.
Kết thúc
Trong phần này, tác giả nên tóm lược các phát hiện quan trọng mà mình đã trích từ tài liệu và nhấn mạnh tính quan trọng của chúng.
Khi đã hoàn thành, đừng quên xem xét và chỉnh sửa lại literature review của mình trước khi gửi.