Viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng như thế nào? Cần lưu ý gì khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV với vị trí chăm sóc khách hàng? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng có khó không? Cùng xem những gợi ý dưới đây nhé.
Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng học liên quan thì đừng quên làm nổi bật chúng trong CV xin việc của mình nhé.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì cũng đừng quá lo lắng, bạn có thể thể hiện mong muốn học hỏi hoặc kiến thức và kỹ năng mà bạn đúc kết trong quá trình học có thể giúp ích cho công việc này.
Một nhân viên chăm sóc khách hàng cần thành thạo cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Do đó, trong CV của mình, bạn nên cân bằng hai loại kỹ năng này. Qua đây giúp bạn thể hiện những giá trị cá nhân có thể đóng góp cho doanh nghiệp và hỗ trợ khách hàng.
Mục tiêu chính của vị trí Chăm sóc khách hàng là hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề của mình, qua đó giúp gia tăng mức độ hài lòng với sản phẩm/dịch vụ. Do đó, tư duy hướng về khách hàng là một yếu tố quan trọng mà một chuyên viên chăm sóc khách hàng cần có.
Bởi vậy, trong CV bạn đừng quên đề cập đến mong muốn và tư duy định hướng khách hàng của mình nhé.
Yêu cầu công việc và đặc điểm của các doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt nhất định. Vì vậy, việc điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp để phù hợp với mô tả công việc cũng như đặc điểm của doanh nghiệp sẽ tăng cơ hội của bạn để vượt qua vòng lọc CV.
Điều này cho thấy bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng về công việc và môi trường làm việc tại đây.
Dưới đây là một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chăm sóc khách hàng mà bạn có thể tham khảo, bao gồm cả mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh và tiếng Việt:
2.1. Tiếng Việt
Mẫu 1:
“Em tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, hiện đã có gần 1 năm kinh nghiệm tại vị trí chăm sóc khách hàng. Mục tiêu trong ngắn hạn 2 – 3 năm tới, em muốn tích lũy đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần có để trở thành một chuyên viên chăm sóc khách hàng giỏi, qua đó đóng góp tích cực vào hoạt động của doanh nghiệp, cũng như sự hài lòng của khách hàng.“
Mẫu 2:
“Là một tân cử nhân ngành Quản trị nhân lực, em đang tìm kiếm cơ hội việc làm trong lĩnh vực Chăm sóc khách hàng. Với khả năng giao tiếp tốt, tư duy định hướng khách hàng, em tin rằng bản thân có thể hoàn thành tốt công việc. Trong thời gian 2 – 3 năm tới, em mong muốn tích lũy đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để trở thành một chuyên viên chăm sóc khách hàng giỏi.“