Trong một buổi xem Soul - bộ phim đã nhận giải Oscar cho Phim Hoạt Hình Xuất Sắc Nhất năm 2021 (ra mắt vào năm 2020), tôi đã rất ấn tượng với một đoạn trong đó Joe hoàn thành buổi diễn nhạc jazz trong giấc mơ của mình và hỏi Dorothea Williams: 'What's next?' (Tiếp theo là gì?)
Bà đã đáp lại bằng cách kể một câu chuyện, rằng: Có một con cá bơi tới gặp một con cá già và nói: 'Tôi đang cố gắng tìm một nơi được gọi là đại dương.'
'Đại dương hả?' - con cá già nói.
'Cậu đang ở đó rồi, đúng không.'
'Đây này!' - con cá trẻ nói. 'Đây là nước đấy. Điều tôi muốn là đại dương kia.'
Tôi cảm thấy da gà toàn thân, như vừa tỉnh giấc từ những vòng lặp bế tắc trên con đường của mình. Nếu bạn từng trải qua cảm giác trống rỗng sau thành công và đang tìm kiếm hạnh phúc thực sự cho tâm hồn, bài viết này mong muốn chia sẻ cùng bạn.
Cảm giác trống rỗng sau thành công là gì?
Về mặt cảm xúc, 'trống rỗng' là cảm giác cô độc bên trong: sự vắng bóng hoàn toàn của niềm vui, hy vọng hoặc sự hài lòng. Sau khi cố gắng để hoàn thành một mục tiêu và đạt được kết quả, bạn có thể rơi vào vực sâu bên trong chính mình - thường dẫn đến hành vi nghiện và trốn tránh. Cảm giác này thường đi kèm với tuyệt vọng, trầm cảm và cô đơn.
Oscar Wilde - nhà văn và nhà soạn kịch người Ireland đã từng nói: 'Trên thế giới này chỉ có hai bi kịch, một là không đạt được những gì bạn muốn, hai là đạt được chúng.' Sức hấp dẫn của thành công là mạnh mẽ, nên chúng ta đôi khi bị cuốn vào và cảm thấy trống rỗng là một dạng bi kịch của thành công.
Có nên lo lắng về trạng thái tâm lý này không?
Mất kết nối với tâm hồn. Điều này thể hiện qua cảm giác luôn có điều gì đó mất mát hoặc bị bỏ lỡ trong cuộc sống của chúng ta. Nó được che đậy dưới hình thức tìm kiếm hạnh phúc vĩnh cửu, thường dẫn đến những nỗ lực sai lầm và tập trung vào bên ngoài. Sự ám ảnh của chúng ta về tiền bạc, danh vọng, quyền lực, vẻ đẹp và mối quan hệ hoàn hảo là những nỗ lực để khôi phục lại mối liên kết với tâm hồn của chúng ta.
Hậu quả tâm lý của cảm giác trống rỗng sau thành công (mà kéo dài) có thể bao gồm: tê liệt cảm xúc, sợ hãi bị bỏ lại một mình, tạo ra một khoảng trống bên trong. Nghiêm trọng hơn, những hậu quả này có thể dẫn đến nghiện và hành vi trốn tránh, thiếu ý nghĩa và mục đích sống. Trong những trường hợp cực đoan, có thể dẫn đến hành vi bạo lực và thậm chí tự tử do trầm cảm.
Không thể sống chậm lại hoặc trở thành một công nhân làm việc nghiện nặng. Quay trở lại bộ phim Soul đã được đề cập ở đầu bài, nhân vật Joe - một người mải mê theo đuổi ước mơ chơi nhạc jazz trên sân khấu lớn, bị cuốn vào đam mê đến mức quên mất bản thân và những người yêu thương, dẫn đến các mối quan hệ tan vỡ. Sau khi trải qua cuộc phiêu lưu ở Cõi sau và trở lại cuộc sống, Joe nhận ra rằng hạnh phúc không phải là đứng trên sân khấu với sự cổ vũ của khán giả mà là việc thưởng thức mỗi khoảnh khắc của cuộc sống khi ta vẫn còn sống.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng viết: 'Hạnh phúc hay không phụ thuộc vào ý thức của chúng ta. Khi đau răng, ta nghĩ không đau răng là hạnh phúc, nhưng khi không đau răng, ta vẫn không hạnh phúc.'
4 cách để vượt qua giai đoạn trống rỗng sau thành công?
1. Biết ơn và hưởng thụ những thành tựu nhỏ trong hành trình chinh phục thành công lớn
Bạn đã tốt nghiệp Đại học sau 4 năm đắng cay với rất nhiều thử thách. Nhưng niềm vui trở ngắn và bạn cảm thấy lạc lõng, không biết tương lai sẽ ra sao. Bạn so sánh thành tích của mình với bạn bè, công việc mơ ước của họ, và thu nhập cao mà họ khoe trên mạng xã hội, khiến bạn tự ti và thất vọng. Đây là tình huống mà nhiều người trẻ phải đối mặt.
Vấn đề là gì ở đây? Chúng ta đã bỏ qua hoặc coi thường những thành tựu mà chúng ta đạt được: sự thông minh, sức mạnh, tiền bạc đã bỏ ra cho 4 năm Đại học, những bài học quý giá và kỹ năng cho cuộc sống sau này... Đôi khi, quá trình quan trọng hơn đích đến rất nhiều.
Ví dụ trên chỉ là một trong những tình huống mà chúng ta thường phải đối mặt. Tuy nhiên, giải quyết chúng không quá khó khăn. Hãy biết ơn và trân trọng mọi thách thức mà bạn đã vượt qua, vì luôn có bài học đối với bạn. Hãy thưởng cho bản thân sau mỗi thành tựu nhỏ. Bạn là người đáng yêu, đáng khen ngợi và đáng được công nhận, trước tiên là từ chính bạn.
2. Khám phá lại giá trị cốt lõi của bản thân
Khi cảm thấy không hài lòng và trống rỗng sau thành công, có thể bạn đạt được mục tiêu nhưng không phải là ước muốn thực sự của mình. Vì vậy, việc khám phá lại giá trị cốt lõi của bản thân là rất quan trọng.
Hãy lắng nghe và hiểu rõ hơn về bản thân. Bạn có thể tự nghiệm trong tâm hồn, quan sát và trò chuyện với chính mình để khám phá ra giá trị sống đích thực mà bạn theo đuổi. Việc xác định một ý niệm cụ thể trong quá trình phát triển bản thân tương tự như việc thiết lập một chiếc la bàn hiệu quả, giúp bạn không bao giờ lạc lối dù ở bất cứ nơi đâu.
3. Đặt ra và tự trả lời những câu hỏi cho bản thân
Mỗi khi cảm thấy trống rỗng và không biết phải làm gì tiếp theo, tôi thường ngồi xuống, trong một không gian yên tĩnh, cùng với giấy và bút. Tôi sử dụng phương pháp tương tự như vẽ sơ đồ tư duy để ghi lại những câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Mục tiêu của tôi trong hành trình này là gì? Tiếng nói từ sâu bên trong tâm trí tôi đang thúc đẩy điều gì? Điều mà tôi mong muốn là gì?;...
Việc đặt và trả lời các câu hỏi (đúng sự thật) giúp tôi hiểu rõ bản thân, đánh giá mức độ hài lòng với thành tựu, biết ơn những gì đã đạt được và xác định lại mục tiêu sống của mình. Sau nhiều lần thực hành, tôi nhận ra rằng việc đặt và trả lời nhiều câu hỏi hơn sẽ giúp ta tiến gần hơn đến trạng thái chữa lành cho tâm hồn.
4. Lập kế hoạch và đi chậm trên con đường chinh phục những mục tiêu mới
'Làm không nghĩ là làm không nghỉ.' (Huỳnh Vĩnh Sơn, 90-20-30)
Sau mỗi giai đoạn dốc sức để hoàn thành một mục tiêu nào đó trong cuộc sống, chúng ta cần thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và tự đánh giá, rút ra bài học từ những kinh nghiệm đã trải qua.
Biết rằng không thể thực hiện 100% kế hoạch mà ta đã đề ra, đặc biệt là sau những bài học từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc lập một kế hoạch chi tiết luôn quan trọng. Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ mong muốn và cần phải làm gì. Việc hoàn thành những mục tiêu nhỏ trong kế hoạch cũng sẽ là động lực để tiếp tục hành trình.