1. Hiểu rõ về bệnh nước ăn chân tay
Nước ăn chân tay là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính, thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa lũ. Mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng bệnh này gây khó chịu và bất tiện cho người mắc.
Triệu chứng của nước ăn chân tay
Biểu hiện rõ nhất của nước ăn chân tay là xuất hiện các kẽ nứt, vết loét, bọt trắng ở kẽ chân, kẽ tay và có mùi hôi. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi là bỏng rát, ngứa như bị châm. Nếu không được xử lý kịp thời và hiệu quả, tình trạng này có thể tái phát liên tục và nặng có thể gây viêm, nhiễm trùng, vết loét lan rộng ra các vùng xung quanh, gây chảy máu, đau,…
Nước ăn chân tay thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa lũ
Nguyên nhân gây nước ăn chân tay
Nguyên nhân chủ yếu là do một số loại nấm như Epidermophyton Floccosum, Trichophyton Mentagrophytes,… Bình thường, những vi khuẩn này tồn tại trên da và không gây hại nếu da khô ráo và sạch sẽ. Tuy nhiên, khi môi trường ẩm ướt, chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng, gây tổn thương da và viêm. Tác nhân chính tạo điều kiện cho chúng phát triển là:
-
Thường xuyên đeo vớ, giày ẩm, chân toát mồ hôi gây bí chân, ẩm chân.
-
Nấm lây lan từ người bệnh sang người lành nếu đi chung giày hoặc sinh hoạt chung,…
-
Chân tay thường xuyên phải tiếp xúc hoặc ngâm trong nước bẩn.
-
Bị viêm da tạo thuận lợi cho các loại nấm này phát triển.
Nếu không xử lý khi bị nước ăn chân tay nhanh thì vi khuẩn lây lan nhanh hết các kẽ chân, kẽ tay và gây khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí là gây đau cho người bệnh.
Những ai dễ bị nước ăn chân tay?
Những đối tượng sau rất dễ bị nước ăn chân tay:
-
Nông dân thường xuyên phải lội ruộng, lội bùn.
-
Những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước: bơi lội, nuôi thủy hải sản,…
-
Những người sinh sống trong vùng ngập lụt.
-
Giữ vệ sinh kém, nhất là vùng chân.
Nấm ăn chân tay có thể lây lan, việc đi chung giày, dép, tắm chung bồn với người bị bệnh cũng dễ lây nhiễm.
Cần biết cách xử lý khi bị nước ăn chân tay từ sớm để tránh tình trạng nặng thêm
Cách xử lý khi bị nước ăn chân tay tại nhà
Với những trường hợp mới phát hiện nước ăn chân tay, có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà khá hiệu quả như:
Sử dụng phèn chua
Dùng một lượng phèn chua nhỏ ngâm trong nước ấm cho tan ra rồi ngâm chân tay vào nước ấm đó khoảng 5-10 phút. Sau đó lau thật khô và luôn giữ cho chân tay khô ráo, kiêng nước đến hôm sau. Phèn chua có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm ngứa và cải thiện đáng kể tình trạng nước ăn chân tay.
Chữa nước ăn chân tay bằng lá trầu không
Trầu không là bài thuốc dân gian được sử dụng rất phổ biến nhằm xử lý khi bị nước ăn chân tay. Trong trầu không có chứa eugenol, carvacrol, tanin, chavicol… là những thành phần dược tính có hiệu quả tốt trong diệt khuẩn, kháng viêm. Chỉ việc lấy lá trầu không rửa rạch, vò nát cho vào chậu và đổ nước sôi vào ngâm đến khi nào còn ấm thì dùng để ngâm chân. Áp dụng cách này trong 3 ngày liên tục sẽ thấy rõ hiệu quả. Lá trầu giúp giảm ngứa nhanh, làm se lại các vết nứt và kháng viêm tốt.
Sử dụng lá trà khô
Để chữa nấm chân tay, bạn chỉ cần làm theo cách sau: rửa sạch chân, lau khô, sau đó lấy lá chè khô dập nát rồi đắp lên các kẽ chân tay bị nấm. Phương pháp này giúp giảm ngứa nhanh chóng do chứa các chất có thể làm giảm vi khuẩn. Để có hiệu quả tốt, hãy kiên trì thực hiện.
Có nhiều cách trị nước ăn chân tay bằng bài thuốc dân gian
3. Trị nước ăn chân tay bằng thuốc
Nếu các biện pháp trị nước ăn chân tay bằng thảo dược không hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và sử dụng thuốc theo chỉ định. Thường thì, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi chống nấm như: ketoconazole, clotrimazole, econazole,... Những loại thuốc này có tác dụng tại chỗ, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Trong những trường hợp bị nấm lan rộng khắp cơ thể, không chỉ riêng mỗi kẽ chân tay, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống. Những loại thuốc này thuộc nhóm azole hoặc griseofulvin. Tuy nhiên, những người bị tổn thương gan, thận hoặc khả năng đào thải kém không nên sử dụng loại thuốc này. Khi sử dụng thuốc trị nấm, cần phải cẩn trọng với các loại thuốc khác đang dùng. Việc sử dụng thuốc trị nấm không thể tự ý mà phải theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Để điều trị nước ăn chân tay bằng thuốc, cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ
4. Làm thế nào để phòng ngừa nước ăn chân tay?
Để tránh bị nước ăn chân tay, bạn nên chú ý đến những biện pháp phòng ngừa sau:
-
Hạn chế tiếp xúc với nguồn nước bẩn.
-
Nếu phải lội vào vùng nước bản thì ngay sau đó phải rửa chân tay sạch sẽ bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn rồi lau khô luôn.
-
Tránh tuyệt đối việc đi giày ẩm, tất ẩm.
-
Tăng cường vệ sinh sạch sẽ vùng chân, nhất là các kẽ chân, tránh để tình trạng đi giày cả ngày khiến chân đổ mồ hôi và bốc mùi.
-
Không gãi nhiều nếu bị nước ăn chân tay để tránh vi khuẩn lan rộng hơn.