1. Người bị suy tuyến thượng thận nên ăn những thực phẩm nào?
Hãy tìm hiểu về các nhóm chất dinh dưỡng mà người bệnh suy tuyến thượng thận cần bổ sung hàng ngày:
Dùng đủ nước:
Một trong những biểu hiện tiêu biểu của suy tuyến thượng thận là mất nước. Vì vậy, người bệnh cần phải uống thêm nước hàng ngày để bù lại lượng nước đã mất. Họ cũng có thể thêm một ít muối Himalaya và nước chanh vào nước uống để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tăng cường ăn các món ăn giàu vitamin C:
Cảm giác căng thẳng, lo lắng thường xuyên có thể gây ra mất ngủ, mệt mỏi, giảm sức đề kháng ở người mắc suy tuyến thượng thận. Việc bổ sung thêm rau củ và trái cây không chỉ cung cấp lượng chất xơ đầy đủ mà còn cung cấp vitamin C giúp giải tỏa trạng thái căng thẳng mà bệnh nhân thường gặp.
Nước hoa quả là lựa chọn tốt cho người bị suy tuyến thượng thận
Các loại trái cây và rau củ mà người bệnh cần ăn là: các loại quả mọng, kiwi, bông cải xanh, xoài, ớt chuông. Tuy nhiên, cần hạn chế ăn cam và chuối vì chúng chứa nhiều fructose có thể gây tổn thương tuyến thượng thận.
Tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin B:
Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng đối với chức năng của tuyến thượng thận, đặc biệt là vitamin B5 (hay còn gọi là acid pantothenic). Nếu thiếu B5, tuyến thượng thận sẽ không hoạt động bình thường. Vitamin nhóm B giúp kích thích hoạt động của tuyến thượng thận và tăng cường năng lượng cho cơ thể khi gặp căng thẳng.
Vitamin B nhiều trong các thực phẩm như cá ngừ, thịt, bò, yến mạch, khoai tây, gà tây, đậu và bơ.
Tăng cường bổ sung đạm và chất béo lành mạnh:
Protein có trong thịt, cá, trứng, sữa,... và chất béo lành mạnh từ quả hạch, các loại cá béo, quả bơ, olive và các loại hạt rất tốt cho người bị suy tuyến thượng thận.
Ưu tiên những món ăn giàu L-tyrosine:
Ít người biết rằng L-tyrosine giúp giảm căng thẳng tích tụ trong tuyến thượng thận và hỗ trợ cho các hoạt động của cơ quan này. Người bệnh có thể bổ sung L-tyrosine bằng cách ăn nhiều thịt gà, cá, thịt lợn, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, yến mạch, sữa, quả bơ,...
Thực phẩm giàu L-tyrosine
Suy tuyến thượng thận cần ăn gì? Dưới đây là danh sách các món ăn và hiệu quả cụ thể của chúng đối với bệnh nhân mắc suy tuyến thượng thận:
-
Bắp cải: phytochemicals trong bắp cải giúp phá vỡ cấu trúc của các gốc tự do trước khi chúng gây hại cho tuyến thượng thận. Bắp cải còn giúp giảm nguy cơ ung thư và có lợi cho tim mạch. Loại rau này là nguồn cung cấp vitamin C, K và chất xơ dồi dào;
-
Ớt chuông đỏ: ít kali, giàu vitamin A, B6, C, lycopene - chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi ung thư;
-
Tỏi: giảm viêm và điều chỉnh cholesterol;
-
Súp lơ: giàu folate và vitamin C, chứa các hợp chất giúp trung hòa chất độc hại gây tổn thương gan;
-
Táo: hạ cholesterol, giảm nguy cơ ung thư, bảo vệ tim mạch, ngăn táo bón. Chứa nhiều hợp chất chống viêm;
-
Hành: oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ bệnh thận, tim mạch, ung thư;
-
Trà xanh: chứa EGCG chống oxy hóa mạnh, tăng cường miễn dịch, khuyến cáo người mắc suy tuyến thượng thận nên uống hàng ngày;
-
Gừng: giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn, hạ sốt, giàu magie, vitamin B5 và mangan có lợi cho bệnh thận;
-
Nước râu ngô: giàu vitamin C và K, hỗ trợ thanh lọc độc tố của thận;
-
Sữa và củ nghệ: tốt cho thượng thận, giúp ngủ ngon, trẻ hóa cơ thể và giảm căng thẳng thần kinh.
2. Những món không nên ăn cho người mắc suy tuyến thượng thận
Để không làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy tuyến thượng thận, người bệnh nên tránh những nhóm thực phẩm sau:
-
Tránh thực phẩm giàu natri và photpho: bánh kếp, bánh nướng xốp, bột yến mạch, bánh quế, pho mát, rau atiso, cá hộp, khoai tây, đồ muối chua, củ cải đường;
-
Hạn chế carbohydrate tinh chế: gây tăng đột biến đường trong máu, gây thiếu nước và hại cho thận;
-
Tránh thức ăn gây dị ứng và viêm nhiễm cao: đậu tương, tôm cua, lúa mì, thực phẩm chế biến với chất phụ gia,...;
-
Nên tránh rượu bia và chất kích thích: gây suy giảm sức khỏe và không tốt cho thận khi phải lọc nhiều chất độc có trong đồ uống này.
Người mắc suy tuyến thượng thận nên tránh ăn các loại dưa chua
Nhìn chung, để điều trị suy tuyến thượng thận hiệu quả, cần kết hợp sử dụng thuốc cùng việc thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh và điều chỉnh lối sống khoa học.