1. Áp xe răng là gì?
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng do sâu răng hoặc các bệnh nướu khác. Các bệnh lý răng miệng thường là nguyên nhân gián tiếp gây ra áp xe răng. Khi răng bị bệnh, nướu sẽ tổn thương, vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu, mô và dây thần kinh, gây viêm tủy, chết tủy. Mủ tích tụ ở rễ xương hàm tạo thành túi mủ gây sưng đỏ, được gọi là áp xe răng.
Áp xe răng không phân biệt đối tượng, ai cũng có thể mắc phải. Áp xe răng không chỉ xuất hiện ở chân răng mà có thể hình thành ở bất kỳ bộ phận nào khi vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp áp xe răng là do răng không khỏe mạnh gây ra.
Một số dấu hiệu đặc trưng để nhận biết liệu bạn có đang bị áp xe răng hay không:
-
Thường xuyên bị đau răng, đặc biệt là ở chân răng nơi liên kết với nướu.
-
Nướu sưng to, tấy đỏ, gây khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.
-
Miệng có mùi hôi mà không rõ nguyên nhân.
Áp xe răng thường kèm theo dấu hiệu hôi miệng không rõ nguyên nhân
-
Người bệnh cảm nhận vị lạ, khó chịu trong miệng.
-
Có thể bị sốt, đau đầu,...
2. Áp xe răng có gây nguy hiểm không?
Áp xe răng không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và có thể chữa trị được, nhưng nó gây tổn thương cho răng, xương hàm và các mô xung quanh. Do sự tích tụ mủ trong nướu, các bộ phận liên quan dễ bị viêm nhiễm.
Khi nhắc đến áp xe răng, thường nghĩ ngay đến hiện tượng nướu sưng đỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, áp xe răng có nhiều dạng, chủ yếu là áp xe chân răng và áp xe nướu. Nhiều trường hợp người bệnh bị áp xe nặng nhưng không phát hiện ra do nhiễm trùng nằm giữa các răng hoặc dưới răng, lan rộng từ bên trong ra bên ngoài.
Một số biện pháp phòng ngừa áp xe răng:
-
Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng nước súc miệng chất lượng,...
-
Hạn chế sử dụng vật dụng gây tổn thương răng, lợi như tăm, bàn chải quá cứng, máy làm trắng răng chưa kiểm chứng,...
-
Dùng chỉ nha khoa và súc miệng nước lọc để loại bỏ thức ăn thừa sau khi ăn.
-
Nếu răng có triệu chứng không khỏe mạnh như lung lay, sứt mẻ, hãy tìm đến bác sĩ sớm nhất có thể để tránh bệnh tiềm ẩn.
Sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước lọc sau mỗi bữa ăn để giữ răng miệng luôn sạch sẽ
3. Khi nào cần đến bệnh viện?
Điều trị áp xe răng không khó, nhưng xác định bệnh không đơn giản. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc áp xe răng, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.
Có nhiều phương pháp để bác sĩ xác định tình trạng răng miệng. Thông thường, khi răng có dấu hiệu tổn thương, bác sĩ sẽ khám, hướng dẫn chăm sóc răng miệng, kê đơn thuốc giảm đau hoặc thực hiện thủ thuật nhỏ. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ bạn bị áp xe răng, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác qua chụp X-quang.
Chụp X-quang là phương pháp tối ưu để chẩn đoán áp xe răng
Sau khi bác sĩ xác định tình trạng bệnh, quá trình điều trị áp xe răng sẽ qua hai bước chính:
-
Dùng kháng sinh (theo chỉ định của bác sĩ) để ngăn ngừa áp xe răng trở nặng và giảm khó chịu cho người bệnh. Bước này tuy nghe đơn giản nhưng rất quan trọng trong quá trình điều trị.
-
Bước tiếp theo là công việc của bác sĩ. Do nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính gây áp xe răng, bác sĩ sẽ loại bỏ dịch nhiễm trùng trong răng và nướu, đồng thời vệ sinh sạch sẽ.
Trong điều trị áp xe răng, thuốc giảm đau là cứu tinh cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt không nên dùng aspirin vì gây loãng máu, ảnh hưởng đến các phương pháp điều trị răng sau này.