1. Triệu chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính
Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính là tình trạng nhiễm trùng khớp do vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp. Các khớp có nguy cơ cao bị nhiễm trùng bao gồm khớp hông, khớp gối, khớp mắt cá chân, khớp vai, khớp cổ tay và khớp khuỷu tay. Cụ thể:
- Đối với người trưởng thành: Khớp gối, khớp chân và khớp tay được cho là có nguy cơ nhiễm trùng cao nhất.
- Đối với trẻ em: Khớp hông thường là nơi phổ biến nhất mắc bệnh.
- Trong một số trường hợp hiếm, có thể xảy ra nhiễm khuẩn ở khớp cổ, đầu và lưng.
Viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra ở khớp gối
Bệnh này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm xương khớp, biến dạng khớp dẫn tới phải phẫu thuật tái tạo khớp,… Ngoài ra, người bệnh còn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh:
- Cảm giác đau ở các khớp bị viêm khi vận động hoặc thậm chí là khi cử động nhỏ cũng gây ra đau đớn nhiều hơn.
- Ở các vùng khớp bị viêm thường cảm thấy ấm, nóng hơn so với bình thường.
- Người bệnh có thể bị sốt.
- Đối với trẻ em, khi bị nhiễm trùng khớp có thể xuất hiện một số dấu hiệu như sau:
+ Cảm thấy mất hứng thú với việc ăn uống, có thể từ chối bú.
+ Sức khỏe suy yếu, biểu hiện mệt mỏi. Đối với trẻ nhỏ, thường thấy khó chịu, hay khóc lóc.
+ Nhịp tim của trẻ nhanh hơn bình thường.
2. Nguyên nhân gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính là gì?
Các loại vi khuẩn, virus và nấm là nguyên nhân chính dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính, đặc biệt là vi khuẩn staphylococcus aureus. Thông thường, khi có nhiễm trùng ở da hoặc đường tiết niệu, vi khuẩn có thể lan ra máu và gây viêm khớp. Hoặc cũng có thể do vết thương tiếp xúc trực tiếp với khớp, tác động của thuốc, hoặc sau khi phẫu thuật khớp,... Tuy nhiên, những nguyên nhân này không phổ biến.
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn
Màng hoạt dịch khớp dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Khi xảy ra sự thay đổi không bình thường ở các khớp như chấn thương, cấy ghép khớp nhân tạo, tiểu đường, bệnh thận, thuốc đặc trị ung thư,... cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp và gây bệnh.
Hơn nữa, cũng cần chú ý đến một số yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh sau:
- Vấn đề liên quan đến khớp: Những người mắc bệnh khớp có nguy cơ cao bị viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, chấn thương, khớp nhân tạo, phẫu thuật khớp,...
- Sử dụng thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp: Những loại thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ cao về nhiễm khuẩn.
- Người mắc bệnh da liễu hoặc gặp vấn đề về da: Làn da không khỏe mạnh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên bệnh, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch kém như bệnh nhân gan, thận, tiểu đường,... và dùng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao với nhiễm trùng khớp.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính
Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và kiểm tra hình ảnh để chẩn đoán, bên cạnh việc thăm khám triệu chứng lâm sàng. Các phương pháp này sẽ giúp đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
- Xét nghiệm dịch khớp: Khi bị nhiễm khuẩn, dịch khớp sẽ có sự thay đổi về màu sắc và thành phần. Việc xét nghiệm dịch khớp rất cần thiết và hữu ích trong việc chuẩn đoán bệnh.
Mẫu dịch khớp được lấy từ khớp bị viêm để tiến hành xét nghiệm. Phân tích kết quả giúp bác sĩ xác định loại vi khuẩn gây bệnh và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp.
Điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh
- Xét nghiệm máu: Mục tiêu của xét nghiệm máu là phát hiện dấu hiệu của nhiễm khuẩn.
- Chụp X-quang và một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
Mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau, thường kết hợp nhiều phương pháp để đạt được kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
-
Sử dụng kháng sinh
Thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây ra viêm khớp. Bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp sau khi xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc và nguy cơ cho sức khỏe.
Thuốc kháng sinh có thể sử dụng qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 2 đến 6 tuần. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Nên thăm bác sĩ và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm
-
Xả dịch khớp
Nếu viêm khớp tái phát nhanh chóng, bác sĩ có thể thực hiện xả dịch khớp bằng phương pháp nội soi để loại bỏ vi khuẩn và giảm áp lực lên khớp.
Có thể sử dụng kim hút dịch khớp để loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn khỏi khớp. Trong những trường hợp nhiễm trùng nặng tại khớp hông, bác sĩ có thể cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật mở để xả dịch.
Sau khi hút dịch, bệnh nhân nên tập vận động nhẹ nhàng để giữ chức năng của khớp và tránh tình trạng cứng cơ và yếu khớp. Việc vận động cũng giúp cải thiện lưu thông máu, từ đó giúp quá trình phục hồi nhanh chóng hơn. Sau khi điều trị, bệnh nhân cần tiếp tục đến tái khám để theo dõi sức khỏe và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường nếu có.