1. Những nguyên nhân gây ra rối loạn cương cứng ở tuổi dậy thì
Đây là tình trạng dương vật bị kích thích nhưng lại không thể cương cứng, đôi khi lại cương không đúng thời điểm hoặc không đủ độ cứng làm ảnh hưởng đến tâm lý. Rối loạn cương cứng ở độ tuổi này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phát hiện nguyên nhân sớm sẽ giúp bạn điều trị và phòng tránh tốt nhất.
Đang có nhiều thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì gặp vấn đề rối loạn cương cứng
Hầu hết nam giới ở độ tuổi dậy thì thường không nhận biết bệnh kịp thời. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là:
-
Rối loạn nội tiết tố nam: Trong độ tuổi này, nếu nội tiết tố không được kiểm soát chặt chẽ, chúng có thể ảnh hưởng đến não bộ, gây ra rối loạn cương cứng.
-
Thức khuya và áp lực tâm lý: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều nam giới ở tuổi dậy thì phải đối mặt với vấn đề này. Việc thức khuya học tập, giải trí hoặc áp lực tâm lý vào độ tuổi này có thể dẫn đến rối loạn cương cứng.
-
Sử dụng chất kích thích: Đến độ tuổi dậy thì, nhiều bạn trẻ thích thể hiện bằng cách sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Tuy nhiên, trong những sản phẩm này chứa những chất gây ức chế thần kinh gây ra stress, khó chịu. Nếu tiếp tục sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng rối loạn cương cứng ở tuổi dậy thì.
Sử dụng chất kích thích gây ức chế thần kinh, dẫn đến rối loạn cương cứng
-
Những căn bệnh lý chuyển hóa như: Đái tháo đường, cao cholesterol máu, tăng acid uric,... Những bệnh này không chỉ gây ra rối loạn cương cứng mà còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.
-
Rối loạn dẫn truyền thần kinh: Đây là hậu quả từ những căn bệnh như tổn thương thần kinh ngoại biên, tự trị, bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh Parkinson. Những căn bệnh này ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ trung ương đến dương vật, gây ra rối loạn cương cứng.
-
Thủ dâm, xem phim sex thường xuyên: Đây là độ tuổi có nhu cầu cao về vấn đề tình dục. Để thỏa mãn, nhiều bạn trẻ tìm kiếm xem những bộ phim khiêu dâm. Tuy nhiên, điều này chỉ giải tỏa ham muốn tạm thời. Khi quan hệ thực sự, không còn sự hứng thú mạnh mẽ hoặc bị ức chế cảm xúc.
-
Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc an thần hoặc thuốc điều trị tâm lý cũng có thể gây ra rối loạn cương cứng ở các bạn trẻ.
-
Thừa cân, béo phì: Đây là nguyên nhân ít được nhắc đến nhưng thừa cân, béo phì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, gây ra tình trạng rối loạn cương cứng.
2. Biểu hiện và hậu quả của rối loạn cương cứng
Rối loạn cương cứng ở độ tuổi dậy thì ngày càng trở nên phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa nhận ra sự nguy hiểm của nó. Đến độ tuổi này, hiện tượng này càng dễ dàng phát hiện.
Rối loạn cương cứng dễ nhận biết vào thời kỳ dậy thì
Dấu hiệu của vấn đề rối loạn cương cứng
-
Thời gian cương cứng ngắn: Thậm chí với nhiều người, dương vật đã mất cương cứng trước khi đưa vào âm đạo của phụ nữ.
-
Cương cứng không đúng thời điểm: Là hiện tượng dương vật đột ngột cương cứng mặc dù không có bất kỳ kích thích nào. Có thể xảy ra khi đang đi chơi, đi đường hoặc thậm chí là ban đêm.
-
Thiếu ham muốn tình dục: Dù nam giới được kích thích nhưng không có ham muốn tình dục, đôi khi thậm chí trở nên lãnh cảm.
-
Dương vật không đủ cứng khi quan hệ: Ngoài các trường hợp không có ham muốn, cũng có trường hợp muốn quan hệ nhưng không thể đưa vào âm đạo do không đủ độ cứng.
Hậu quả của vấn đề rối loạn cương cứng
Rối loạn cương cứng ở tuổi dậy thì không đe dọa tính mạng nhưng nếu không được điều trị, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày, hoạt động của người mắc bệnh.
-
Ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản của nam giới: Số lượng và chất lượng tinh trùng có thể bị ảnh hưởng do quan hệ tình dục khó khăn, dẫn đến khả năng thụ thai kém. Dần dần có thể dẫn đến vô sinh.
-
Tâm trạng của người mắc bệnh bị ảnh hưởng: Dù còn trẻ nhưng bị mắc bệnh này khiến nhiều bạn nam trở nên tự ti, lo lắng về khả năng cương cứng,… Dần dần khiến tâm trạng trở nên khó chịu, cáu kỉnh, mệt mỏi hơn.
-
Sức khỏe bị ảnh hưởng: Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sinh sản, rối loạn cương cứng còn gây ra nhiều biến chứng khác như cao huyết áp, bệnh tim mạch, gan, suy thận,…
Vấn đề rối loạn cương cứng ở bé trai trong thời kỳ dậy thì gây ra nhiều tác động
3. Phương pháp điều trị rối loạn cương cứng
Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu để lâu và không được điều trị, vấn đề rối loạn cương cứng cũng tác động lớn đến sức khỏe và tâm lý của người mắc bệnh. Một số cách điều trị vấn đề này như sau.
Phương pháp điều trị tại nhà
Phương pháp điều trị tâm trạng
Nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề rối loạn cương cứng ở tuổi dậy thì thường là do căng thẳng, stress. Để khắc phục, bạn có thể thực hiện một cách nghiêm túc và liên tục những biện pháp sau:
-
Bảo đảm ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi ngày và ngủ đúng giờ.
-
Tránh làm việc quá đà, đặc biệt vào buổi tối.
-
Giữ tinh thần tích cực, luôn duy trì tâm trạng lạc quan và thoải mái.
-
Nghe nhạc, đọc sách, tập yoga hoặc kegel, chống đẩy, tập bụng, squat,… là những phương pháp bạn nên thực hiện.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Sức khỏe sinh lý chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng. Sự thay đổi trong cân nặng cũng gây ra do thiếu hụt dưỡng chất. Khi đó, chúng ta cần chú ý đến:
-
Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như bơ, cà chua, yến mạch: Những thực phẩm này có khả năng kích thích sản xuất hormone nam và cải thiện chất lượng tinh trùng. Ngoài ra, chúng còn giúp cải thiện khả năng cương cứng của dương vật.
-
Tránh tiêu thụ đồ chiên, đồ ăn nhanh, và đồ cay nóng: Những loại thực phẩm này có thể gây tăng cholesterol xấu trong cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh lý nam giới
Điều trị bằng các loại thuốc
-
Sử dụng thuốc bổ sung Testosterone: Được sử dụng khi cơ thể thiếu hụt Testosterone. Có thể uống, tiêm hoặc thoa ngoài da.
-
Sử dụng thuốc giãn mạch: Được sử dụng để điều trị khi nguyên nhân xuất phát từ tâm lý.
-
Sử dụng thuốc ức chế PDE5: Loại thuốc này giúp cải thiện triệu chứng xuất hiện dù nguyên nhân là gì.