Trước những thông tin về thông tư 38/TT-Bộ GTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi một số điều về đào tạo cấp giấy phép lái xe (GPLX) với nhiều điểm thay đổi khiến việc thi bằng lái xe ô tô trở nên khó khăn hơn. Vậy có những chính sách thay đổi nào? Dưới đây sẽ cập nhật những thay đổi mới trong việc học và thi bằng lái xe ô tô năm 2020.
- Các loại bằng lái xe ô tô mà bạn nên biết
- Bằng C lái được những loại xe nào?
- Tìm hiểu về các loại bằng lái xe ô tô thông dụng tại Việt Nam
Thi bằng lái xe ô tô năm 2020 có những thay đổi gì mới?
Kể từ năm 2020, việc học và thi bằng lái xe ô tô sẽ được siết chặt hơn, mức học phí có thể tăng mạnh, số câu hỏi từ 450 câu tăng lên 600 câu. Có 100 câu điểm liệt mà học viên cần lưu ý. Chỉ cần trả lời sai 1 câu hỏi thuộc số câu điểm liệt thì thí sinh sẽ bị hủy ngay lập tức kết quả bài thi lý thuyết, đồng nghĩa với việc bị đánh rớt.
Cấu trúc của bộ 600 câu hỏi lý thuyết luật giao thông được xây dựng dựa trên cơ sở của 450 câu hỏi cũ và 150 câu mới. Trong 150 câu hỏi mới này sẽ có 100 câu liên quan đến sa hình, đường sắt, biển báo mới và khoảng 10 câu hỏi về kỹ thuật lái xe liên quan đến kỹ năng giải quyết tình huống trên đường cao tốc đường trơn trượt...Đặc biệt có 50 câu hỏi bắt buộc phải trả lời đúng.
Trong mỗi bài thi sẽ tăng từ 30 đến 35 câu hỏi. Trong số đó sẽ xuất hiện 1 - 3 câu hỏi bắt buộc phải trả lời đúng. Thí sinh làm đúng 34 câu, nhưng sai 1 câu hỏi bắt buộc thì bài thi coi như trượt.
Ngoài ra, khi tham gia kỳ thi cấp giấy phép lái xe (GPLX) các hạng B1, B2 và C, các học viên phải học thêm môn Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.
Các nội dung cụ thể bao gồm: Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong thời kỳ hiện nay. Đạo đức trong nghề nghiệp của người lái xe. Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải. Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải. Văn hóa giao thông. Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông…
Thông tư quy định từ ngày 1/5/2020, các trung tâm đào tạo phải lắp đặt thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết. Học viên phải hoàn thành đủ thời gian học lý thuyết mới được dự sát hạch cấp GPLX.
Học viên khi tham gia học sẽ điểm danh bằng vân tay hoặc thẻ quẹt. Nếu vắng học quá số tiết, học viên sẽ không được thi thực hành mà phải hoàn thành phần học lý thuyết.
Sau khi thi lý thuyết, học viên sẽ thi trên thiết bị mô phỏng hay còn gọi là cabin điện tử. Đây là phòng thi có màn hình điện tử và vô lăng giống như cabin ô tô thật. Khi bắt đầu bài thi, trên màn hình xuất hiện các tình huống giao thông thường gặp. Sau khi vượt qua bài thi này, mới được tiếp tục thi phần thực hành.
Hiện nay, việc quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ được quy định tại Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT.
Thông tư này đề cập rõ:
Dựa vào các quy định về cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên do Bộ Giao thông vận tải ban hành và định mức về tiêu hao nhiên liệu do cơ sở đào tạo lái xe ban hành; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe chi tiết theo từng học phần…
Như vậy, học phí học lái xe ô tô do các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới xây dựng và quyết định dựa trên nhiều yếu tố. Nhà nước không can thiệp hay quy định mức học phí này mà chỉ theo dõi dựa trên báo cáo của cơ sở đào tạo lái xe.
Các cơ sở đào tạo tự ban hành mức học phí, tự chịu trách nhiệm về quyết định ban hành mức thu và quản lý học phí của đơn vị mình. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra.
Nếu cơ sở đào tạo ban hành mức thu và thực hiện thu học phí không đúng thì mới bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Bằng lái xe hạng D lái xe gì?
- Các loại bằng lái xe trong dự thảo luật giao thông đường bộ mới nhất tháng 07/2020
- Kinh nghiệm học và thi bằng lái xe hạng B2 một lần là đậu