Không biết mình thích ngành nghề nào là vấn đề mà nhiều bạn trẻ đều phải đối mặt, kể cả những người đã có kinh nghiệm làm việc và xây dựng sự nghiệp. Có nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học lại làm việc ở ngành không liên quan; cũng có những người đã làm vài năm, trải qua nhiều công việc nhưng vẫn chưa tìm được định hướng mà họ muốn theo đuổi lâu dài. Vậy làm sao để tìm ra ngành nghề phù hợp nhất với bản thân?
1. Vượt qua rào cản và định kiến của gia đình và xã hội
Ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhiều bạn trẻ như cây non trước gió, chưa đủ trải nghiệm để hiểu và tin vào khả năng của mình. Lúc này, ý kiến của gia đình và xã hội có thể ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Có thể bạn sẽ gặp phải những sai lầm khi chọn nghề:
• Chọn nghề theo truyền thống gia đình, hoặc theo mong muốn của bố mẹ
• Chọn ngành giống với bạn bè, hoặc người yêu
• Chọn nghề đang thịnh hành, có tiềm năng thu nhập cao
• Chọn ngành mà không xem xét các yếu tố như điều kiện kinh tế gia đình, thời gian học nghề, triển vọng công việc...
Nhận định từ gia đình, bạn bè và truyền thông có thể giúp ích trong việc định hình sự nghiệp, nhưng bạn cần lựa chọn và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
2. Phát huy ưu điểm cá nhân
Nguồn: Google
Mọi vấn đề thường bắt nguồn từ bên trong chúng ta. Bạn chưa biết mình thích nghề gì vì bạn chưa nhận biết rõ về tính cách và điểm mạnh của bản thân. Việc nhận ra điểm mạnh và điểm yếu sẽ giúp bạn xác định hướng nghề nghiệp một cách chính xác hơn.
Bạn có thể tự quan sát bản thân qua các trải nghiệm thực tế, tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè thân thiết hoặc làm các bài test trắc nghiệm tính cách để tìm ra lĩnh vực phù hợp nhất với bạn. Ví dụ: Nếu bạn có khả năng truyền đạt tốt và thích làm việc với trẻ nhỏ, có thể nghĩ đến ngành Sư phạm; Nếu bạn đam mê tâm lý học và có tính cách nhạy cảm, hướng nội, bạn có thể cân nhắc ngành tâm lý…
Làm việc phù hợp với tính cách và thế mạnh của bản thân sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức và hoàn thành công việc một cách xuất sắc hơn. Tuy nhiên, hãy phân biệt rõ giữa thế mạnh và sở thích. Không phải lúc nào lĩnh vực bạn yêu thích cũng là nơi bạn giỏi nhất. Hãy tìm kiếm công việc kết hợp cả thế mạnh và đam mê của bạn!
3. Tìm hiểu về các ngành nghề và liệt kê các điều kiện cần thiết để thực hiện công việc mơ ước
Mỗi lĩnh vực đều có nhiều vị trí công việc khác nhau. Sau khi hiểu rõ thế mạnh của bản thân, bạn cần tìm hiểu kỹ về các loại công việc thuộc lĩnh vực phù hợp với bạn. Có nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy hỗ trợ bạn như báo chí hoặc các diễn đàn, hội nhóm chuyên về lĩnh vực đó…
Để thực hiện công việc mơ ước, bạn cần nắm rõ những điều kiện cần thiết và chuẩn bị kỹ năng mềm càng sớm càng tốt. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành lập trình viên, những kỹ năng cứng như: Ngôn ngữ C và C++, ngôn ngữ Java, Python, Cấu trúc dữ liệu…
Nếu kỹ năng cứng là điều kiện cần, thì kỹ năng mềm chính là yếu tố quan trọng cho thành công. Kỹ năng mềm nên được rèn luyện từ khi còn học trường, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và tin học. Một số kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng thường chú trọng: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, sáng tạo, xử lý tình huống…
4. Phát triển kỹ năng mềm liên quan
Nguồn: Google
Quá trình phát triển kỹ năng mềm thường diễn ra trong thời gian dài, yêu cầu sự kiên nhẫn và tích lũy kinh nghiệm từ mỗi trải nghiệm cuộc sống. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản để bạn rèn luyện kỹ năng mềm:
• Tư duy tích cực, luôn sẵn lòng chia sẻ và hỗ trợ người khác
• Tìm kiếm nguồn hỗ trợ phù hợp để nâng cao kỹ năng mềm: tham gia các khóa học ngoại ngữ, tham gia hoạt động xã hội để phát triển khả năng giao tiếp, tham gia các buổi trò chuyện chia sẻ…
• Chấp nhận và học hỏi từ phản hồi
• Chia sẻ cảm xúc với gia đình và bạn bè, đồng thời lắng nghe ý kiến từ họ để mở rộng tư duy
• Đọc đa dạng sách self-help, triết học, văn học, lịch sử – văn hóa… để nâng cao kiến thức, cải thiện kỹ năng viết và sáng tạo.
• Sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter… hiệu quả để thu thập thông tin, cập nhật xu hướng mới của giới trẻ
• Đa năng và tổ chức công việc một cách ưu tiên
5. Tự trải nghiệm và khám phá
Khi không biết mình thích nghề gì, hãy tự mình trải nghiệm nhiều hơn, dần dần bạn sẽ nhận ra công việc mang lại cảm hứng và động lực cho bạn. Trải nghiệm sẽ luôn là bài học quý giá hơn bất kỳ lời khuyên nào.
Các bạn sinh viên nên bắt đầu làm thêm ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học, không ngần ngại thử sức ở nhiều lĩnh vực thay vì chỉ tập trung vào việc kiếm tiền và giữ mình trong vòng an toàn. Quá trình tự khám phá và tích lũy kinh nghiệm có thể mất thời gian, nhưng đó là cách chính xác nhất để bạn tìm ra nghề nghiệp mà bạn muốn gắn bó.