Đối với các nhà khoa học đã tạo ra Dolly, di sản trực tiếp của thành tựu này là sự liên tục tồn tại của trung tâm nghiên cứu của họ.
Cừu nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại, cừu Dolly, là động vật có vú đầu tiên được nhân bản trên thế giới từ tế bào trưởng thành. Mất 276 thử nghiệm và nhiều công sức để tạo ra Dolly, và nó đã trở thành một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực khoa học, xuất hiện trên các tờ báo và tạp chí trên khắp thế giới.
Dolly sinh vào tháng 7 năm 1996 nhờ một con cừu cái mang thai hộ và sống tại Viện Roselin ở Scotland. Mặc dù cơ thể của nó đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng nó vẫn sống một cuộc sống bình thường đối với một con cừu. Dolly thậm chí còn được phép phối giống với một con cừu đực, sinh ra sáu con cừu non: Bonnie, Sally, Rosie, Lucy, Darcie và Cotton.
Tuy nhiên, Dolly gặp nhiều vấn đề sức khỏe và không thể sống được đến năm 12 tuổi như những con cừu bình thường. Đàn nhân bản sau này của Dolly, được hình thành từ 'cùng một dòng tế bào', đã được coi là thành công hơn nhiều, chứng minh một lần nữa rằng nhân bản có thể tạo ra những động vật khỏe mạnh bình thường, theo The Washington Post.
Vào những năm 1950, nhà sinh vật học John Gurdon thuộc Đại học Oxford ở Anh đã phát hiện ra cách nhân bản Xenopus laevis. Kể từ đó, các nhà khoa học đã thực hiện những nỗ lực tương tự để tái tạo một sinh vật giống hệt về mặt di truyền với một sinh vật khác. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm với mọi thứ, từ ếch, cóc đến cá, tuy nhiên điều này lại không thể thực hiện thành công đối với các loài động vật có vú lớn, nếu không muốn nói là gần như bất khả thi vào thời điểm khi đó. Ảnh: Grunge
Sự tồn tại ngắn ngủi của cừu Dolly
Trong thời gian ngắn sau khi sinh ra, cừu Dolly qua đời - và dù thi thể của nó đã được tặng cho Bảo tàng Quốc gia Scotland để trưng bày, bạn vẫn có thể xem mô hình kỹ thuật số 3D của Dolly trên trang web của bảo tàng.
Như đã đề cập trước đó, cuộc đời của Dolly bị rút ngắn do vấn đề sức khỏe. Năm 2000, Dolly bị nhiễm virus JSRV, gây ung thư phổi ở cừu. Khi 5 tuổi, nó phải gánh chịu căn bệnh viêm xương khớp nặng không rõ nguyên nhân. Mặc dù bệnh viêm khớp có thể điều trị, nhưng các khối u trong phổi không thể. Lúc 6 tuổi, Dolly được đưa vào giấc ngủ (an tử) vào ngày lễ tình nhân năm 2003.
Nhiều người tin rằng Dolly có thể mắc chứng telomere ngắn không bình thường do quá trình nhân bản gây ra. Telomere giống như chiếc mũ ở đầu nhiễm sắc thể và liên quan đến sự lão hóa vì chúng bảo vệ DNA. Chúng ngắn đi mỗi khi tế bào phân chia, do đó, telomere ngắn khiến Dolly già hơn tuổi thật.
Vào ngày 5 tháng 7 năm 1996, một con cừu cái được sinh ra. Sau đó, nó đã thay đổi toàn bộ ngành công nghệ sinh học, mang đến cho các nhà khoa học một phương pháp mới để cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng và biến đổi lĩnh vực y học theo những cách không thể tưởng tượng được vào thời điểm đó. Đây thực sự không phải là một con cừu bình thường, nó được nhân bản bằng cách sử dụng các tế bào lấy từ tuyến vú của một con cừu khác như một phần của thí nghiệm do Viện Roslin ở Midlothian, Scotland thực hiện. Con cừu cái này sau đó được đặt tên là Dolly, theo tên ca sĩ Dolly Parton. Ảnh: Grunge
Bản sao của bản sao
Sau khi tạo ra Dolly, 13 bản sao cừu khác đã được tạo ra. Bốn trong số này là Denise, Dianna, Daisy và Debbie giống hệt Dolly, được tạo ra từ cùng một tế bào tuyến vú. Không giống như Dolly, bốn nhân bản mới này chủ yếu sống bên ngoài môi trường do lo ngại rằng việc giữ chúng trong phòng thí nghiệm có thể làm tăng khả năng mắc bệnh.
Những con cừu mới tỏ ra khỏe mạnh hơn nhiều so với Dolly, điều này khiến một số nhà nghiên cứu tin rằng quá trình nhân bản không đẩy nhanh quá trình lão hóa như trước đó. Tuy nhiên, theo The New York Times, năm 2016 một số trong số 13 nhân bản cũng mắc bệnh viêm khớp, trong đó Debbie là nặng nhất, nhưng ngay cả mức độ của nó thì tình trạng bệnh này cũng không quá bất thường. Các xét nghiệm khác cho thấy những con cừu nhân bản tương đối khỏe mạnh, có huyết áp và khả năng kháng insulin bình thường.
Sau đó, được cho biết rằng bốn bản sao của Dolly đều đã sống đến 9 tuổi - một tuổi tác đáng kính đối với một con cừu. Theo NPR, quyết định đã được đưa ra rằng khi chúng đạt 10 tuổi, chúng sẽ được tiêu hủy để phục vụ cho một nghiên cứu sau khi chết của đàn cừu nhân bản.
Về cơ bản, có thể lập trình lại toàn bộ DNA trong nhân của tế bào trưởng thành, biến nó thành một tế bào phôi và phát triển thành một động vật mới. Sau khi bất ngờ tạo ra một phôi thai, các nhà khoa học tại Viện Roslin đã chuyển nó vào cơ thể của một con cừu khác, và từ đó con cừu này đã sinh ra Dolly. Thông tin về việc nhân bản cừu thành công không lâu sau đó, vào ngày 22 tháng 2 năm 1997, đã gây sửng sốt và hoang mang cho dư luận và nhiều phương tiện truyền thông toàn cầu. Ảnh: Grunge