Rét nàng Bân (còn gọi là rét Hoa) là tên gọi dân gian như truyện cổ tích cho đợt rét cuối cùng của mùa đông vào tháng 3 âm lịch ở miền Bắc Việt Nam, còn gọi là rét muộn.
Đây là đợt rét đậm kéo dài vài ngày, thường kèm theo mưa nhỏ, mưa phùn do khối không khí lạnh cuối mùa di chuyển không chỉ từ Bắc xuống Nam mà lệch về phía Đông qua vịnh Bắc Bộ, mang theo hơi nước từ biển vào, và di chuyển có thể không mạnh.
Truyền thuyết
Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với các chị em, nàng chậm chạp và vụng về. Dù vậy, nàng vẫn được cha mẹ yêu chiều. Ngọc Hoàng và Vương Mẫu thấy con thua kém nhưng không biết làm sao, đành gả chồng cho nàng để nàng học hỏi công việc nội trợ.
Chồng nàng Bân cũng là người trên thiên giới. Nàng rất yêu chồng. Khi mùa rét đến, nàng định may cho chồng chiếc áo ấm. Nhưng vì vụng về, khi rét bắt đầu, nàng mới bắt đầu làm, nhưng cứ loay hoay mãi, thiếu cái này, thiếu cái kia, làm chỉ thì không có kim, dệt sợi thì thoi, suốt hỏng. Đến khi trời sắp sang xuân, nàng mới may xong đôi cổ tay.
Dù vậy, nàng Bân không nản chí. Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, khi áo xong thì trời hết rét. Nàng buồn lắm. Ngọc Hoàng thấy con buồn bèn làm trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo.
Từ đó, hàng năm vào tháng Ba, dù mùa rét đã qua, có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi là rét nàng Bân. Tục ngữ có câu: Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân vì thế.
Ở các quốc gia khác
Đợt rét muộn vào cuối xuân cũng được lãng mạn hóa ở châu Âu và Bắc Mỹ, gọi là Blackberry winter khi cây mâm xôi đen nở hoa. Nghệ sĩ Hoa Kỳ Mitch Miller đã biểu diễn bài hát này, lấy cảm hứng từ bộ truyện ngắn cùng tên của Robert Penn Warren, trở thành hit năm 1955. Alec Wilder và Loonis McGlohon cũng phổ nhạc từ bài hát này, cùng với bản nhạc cổ điển của Conni Ellisor.
Ca dao, tục ngữ
- Nàng Bân may áo cho chồngMay ba tháng trọn mới xong cổ tay.
- Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.
Chào các anh, em là Hoa làm tại Baliogo, ăn bún bò huế em không ăn hành