1. Xẹp phổi là gì?
Xẹp phổi gây khó thở, đau ngực, gây trở ngại cho hệ thống hô hấp, đặc biệt là ở những người có vấn đề về phổi.

Xẹp phổi có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp
-
Phân loại bệnh xẹp phổi như sau
-
Xẹp phổi tắc nghẽn: Bệnh có thể do dị vật hoặc khối u hoặc một yếu tố nào đó gây tắc nghẽn đường thở.
-
Xẹp phổi không tắc nghẽn: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như chấn thương, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm phổi, sẹo mô phổi, hay khối u.
2. Dấu hiệu và nguyên nhân của xẹp phổi
-
Dấu hiệu của bệnh xẹp phổi
Nếu bệnh ảnh hưởng đến nhiều phế nang, người bệnh sẽ phát hiện nhiều dấu hiệu rõ ràng như sau:
-
Khó thở.
-
Tức ngực.
-
Thở nhanh.
-
Nhịp tim nhanh.
-
Da, môi, móng tay hoặc móng cân bị xanh tím.
-
Có các triệu chứng giống như viêm phổi như ho, sốt, đau ngực.
-
Nguyên nhân gây ra xẹp phổi
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bị xẹp phổi và tùy thuộc vào từng loại xẹp phổi mà bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến bệnh tình.

Người bệnh cảm thấy đau ngực ngay cả khi không làm việc vượt quá khả năng của mình
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xẹp phổi:
-
Sau các ca phẫu thuật trên hệ hô hấp và tim mạch hoặc do việc đặt ống nội khí quản ở vị trí không đúng.
-
Một số dị vật, khối u, các vấn đề về đờm hoặc tác động từ bên ngoài gây tắc nghẽn đường thở.
-
Giảm nhịp thở do tác dụng phụ của một số loại thuốc, thường là thuốc gây mê, an thần hoặc giảm đau.
-
Người béo phì và bị bệnh tim to thường có thói quen nằm ngửa nhiều, có thể gây ảnh hưởng đến phổi.
-
Do tràn dịch, tràn khí nặng ở màng phổi.
3. Những người có nguy cơ mắc xẹp phổi?
Đây là một căn bệnh không hiếm, cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc. Do đó, mọi người nên chú ý và đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu để có phương pháp điều trị kịp thời. Tuy nhiên, những nhóm sau đây thường dễ mắc xẹp phổi hơn cả:
-
Trẻ dưới 3 tuổi và người già trên 60 tuổi: Ở hai độ tuổi này đều là những người có hệ hô hấp chưa được hoàn chỉnh hoặc chức năng của hệ hô hấp bị suy giảm, do đó khi gặp bất kỳ cản trở nào tác động hay ngăn chặn đường thở cũng có thể bị bệnh xẹp phổi.

Trẻ em dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc xẹp phổi
-
Người có tiền sử về bệnh hô hấp như hen suyễn, COPD, xơ nang,…
-
Người hút thuốc lá thường xuyên và quá nhiều dẫn đến tổn thương phổi hoặc bị bệnh lý về đường hô hấp.
-
Người suy giảm chức năng nuốt do hít vào các chất tiết từ phổi, dễ gây nhiễm trùng phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
-
Người bị loạn dưỡng cơ, chèn ép tủy, ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của thần kinh.
-
Người béo phì, nghỉ ngơi lâu dài trên giường.
-
Người sử dụng oxy trong thời gian dài.
4. Xẹp phổi có phải là bệnh nguy hiểm không?
Nếu không phát hiện và điều trị xẹp phổi kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, như sau:
- Lượng oxy trong máu giảm: Người mắc xẹp phổi gặp khó khăn trong việc cung cấp oxy đến các túi khí, dẫn đến thiếu hụt oxy trong máu.
- Viêm phổi: Người mắc xẹp phổi thường có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn, vì vậy cần phải chú ý để tránh viêm phổi.

Nếu không phát hiện và điều trị xẹp phổi kịp thời có thể dẫn đến biến chứng
- Suy hô hấp: Xẹp phổi có thể gây ra biến chứng thành suy hô hấp khi chức năng phổi bị suy giảm. Những đối tượng dễ mắc suy hô hấp bao gồm trẻ sơ sinh và những người mắc bệnh phổi. Suy hô hấp không được điều trị đúng cách và đầy đủ có thể đe dọa tính mạng.
5. Phương pháp điều trị cho xẹp phổi
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau: Phẫu thuật và Không phẫu thuật. Chi tiết như sau:
-
Phương pháp điều trị phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật ít được sử dụng. Bệnh nhân có thể phải thực hiện việc loại bỏ một phần nhỏ hoặc toàn bộ thùy phổi. Thường chỉ áp dụng khi đã thử hết các biện pháp khác hoặc trong trường hợp phổi bị sẹo vĩnh viễn.
-
Phương pháp điều trị không phẫu thuật
Trong phương pháp điều trị không phẫu thuật, bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp trị liệu như vật lý trị liệu, nội soi phế quản, tập thể dục, hoặc sử dụng dẫn lưu.
Sau quá trình điều trị, phổi xẹp có thể phục hồi hoạt động bình thường, nhưng cũng có trường hợp gây ra tổn thương không thể phục hồi. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng của xẹp phổi, quý vị nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.
Lưu ý: Hãy chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để thăm khám và điều trị xẹp phổi. Đây là căn bệnh nguy hiểm và cần sự trang bị y tế hiện đại, cùng với các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất. Tránh thăm khám ở các cơ sở y tế không đủ chất lượng để tránh rủi ro sai sót và chậm trễ trong điều trị.