1. Xơ Gan Là Bệnh Gì?
Xơ gan là một tình trạng bệnh lý mà các tế bào gan bị tổn thương kéo dài, các mô xơ thay thế nhu mô gan. Người mắc bệnh xơ gan thường chịu đựng sự suy giảm nghiêm trọng về chức năng gan, có thể gây ra nhiều biến chứng, do đó xơ gan được xem là một căn bệnh rất nguy hiểm.
Xơ gan là một căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng
Mức độ nguy hiểm của bệnh xơ gan phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Xơ gan được chia thành 4 mức độ:
-
Xơ gan mức độ 1: đây là giai đoạn ban đầu và nhẹ nhàng nhất của bệnh. Gan bắt đầu viêm và hình thành mô xơ sẹo. Tổn thương gan không đáng kể và có thể hồi phục khi được điều trị. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng mà không có biểu hiện rõ ràng của bệnh.
-
Xơ gan mức độ 2: ở giai đoạn này, mô xơ sẹo nhiều hơn, áp lực tĩnh mạch cửa tăng. Tổn thương gan tăng lên và có nhiều biểu hiện hơn so với mức độ 1.
-
Xơ gan mức độ 3: Trạng thái xơ gan trở nên nghiêm trọng hơn, với nhiều mô xơ trong gan hơn. Bệnh nhân thường có nhiều biểu hiện nặng nề như mệt mỏi, da xanh xao, thiếu máu, đau vùng gan, chức năng gan suy giảm,…
-
Xơ gan mức độ 4: là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh xơ gan. Mô xơ đã thay thế gần như toàn bộ gan, gây ra suy gan nặng. Bệnh nhân có biểu hiện của sưng bụng do nước chất đọng (tích tụ chất lỏng trong bụng) và nhiều dấu hiệu nguy hiểm như giảm cân, da vàng, vàng da,…
Tỷ lệ ung thư gan phát triển từ xơ gan rất cao
Nhận thấy xơ gan là một căn bệnh nguy hiểm, phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Phát hiện sớm bệnh sẽ giúp điều trị hiệu quả và triệt để.
2. Nguyên nhân gây ra xơ gan
Muốn biết xơ gan có lây không thì cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan. Các nguyên nhân có thể gây ra xơ gan bao gồm:
-
Xơ gan do virus viêm gan: virus viêm gan như virus
-
Xơ gan do ký sinh trùng: các loại ký sinh trùng cũng có thể gây tổn thương tế bào gan, dẫn đến xơ gan. Một số loại phổ biến là sán lá gan, ký sinh trùng sốt rét, lỵ amip,...
-
Xơ gan do rượu bia: rượu bia được coi là một “liều thuốc độc” cho gan. Uống rượu bia, đặc biệt với nồng độ cồn cao, gây áp lực lên gan và khiến gan hoạt động mạnh hơn để loại bỏ cồn. Người uống rượu nhiều và thường xuyên dễ mắc bệnh xơ gan.
-
Xơ gan do thuốc, chất độc: một số loại thuốc không tốt cho gan hoặc lạm dụng thuốc có thể gây xơ gan. Các chất độc như thạch tín, asen, cyanide cũng có thể gây tổn thương gan.
-
Xơ gan do tắc mật: tắc mật tạo ra chất đọng trong gan, kéo dài có thể gây ra xơ gan. Nguyên nhân của tắc mật có thể là viêm tá tràng, viêm đường dẫn mật, teo hoặc vô ống dẫn mật (bẩm sinh),…
-
Xơ gan do ứ máu kéo dài, có thể do suy tim hoặc viêm, tắc tĩnh mạch cửa gan.
-
Xơ gan do chế độ ăn uống không hợp lý. Người béo phì, thừa cân dễ mắc gan nhiễm mỡ và phát triển thành xơ gan.
Nhiều nguyên nhân gây ra xơ gan, trong đó có các yếu tố do thói quen, lối sống sinh hoạt thiếu khoa học
3. Xơ gan có lây không?
Nguyên nhân gây xơ gan rất đa dạng, và việc xơ gan có lây không phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Nếu xơ gan do rượu, thuốc lá, hoặc các chất độc, các bệnh lý khác như về tim mạch, viêm ruột, xơ gan bẩm sinh,... thì không lây sang người khác. Nhưng nếu nguyên nhân là virus, ký sinh trùng thì có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Để biết xơ gan có lây không, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Điều này sẽ giúp áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả, đồng thời tăng cơ hội điều trị bệnh thành công hơn.
4. Phòng ngừa, điều trị bệnh xơ gan hiệu quả như thế nào?
Phòng bệnh:
-
Hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá.
-
Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, chất béo, đạm. Ưu tiên thực phẩm từ thực vật.
-
Không lạm dụng thuốc, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
Chú ý tiếp xúc và chăm sóc người bệnh viêm gan do virus B, C.
-
Tẩy sạch sán lá gan theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
Tiêm vắc xin phòng viêm gan do virus.
Điều trị:
Người nghi ngờ mắc xơ gan cần gặp bác sĩ để thăm khám sớm. Phát hiện bệnh sớm sẽ tăng cơ hội điều trị hiệu quả. Ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2, khả năng chữa khỏi cao nhất. Nếu bệnh phát hiện muộn ở giai đoạn cuối, khó chữa trị và dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp phổ biến trong điều trị xơ gan
-
Điều trị nguyên nhân: tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
-
Điều trị bảo tồn: đảm bảo người bệnh được nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
-
Điều trị xơ gan cổ trướng: tiến hành chọc hút dịch trong bụng, là biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị xơ gan giai đoạn cuối.
Sau khi phát hiện bệnh, người bệnh cần chú ý những điều sau để điều trị hiệu quả:
-
Chấp hành chính xác hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc.
-
Tiến hành tái khám định kỳ hoặc theo yêu cầu của bác sĩ.
-
Thông báo ngay hoặc hẹn gặp bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu sức khỏe nào bất thường.
-
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, tập thể dục đều đặn nếu có thể.
-
Tuyệt đối không uống rượu bia.
-
Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không được chỉ định bởi bác sĩ điều trị.
Không uống rượu bia một chút nào trong quá trình điều trị bệnh xơ gan
Nếu không phát hiện và điều trị bệnh xơ gan đúng lúc, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm thiểu các biến chứng của bệnh.