

Cầu Trần Thị Lý | |
---|---|
Quốc gia | Việt Nam |
Vị trí | Đà Nẵng |
Bắc qua | Sông Hàn |
Tọa độ | |
Thông số kỹ thuật | |
Kiểu cầu | Cầu dây văng |
Rộng | 35,5m |
Cao | 145m |
Nhịp chính | dây văng dài 230m |
Lịch sử | |
Tổng thầu | CIENCO 1 - Công ty VSL Việt Nam - Công ty CP TVTK Cầu lớn - Hầm (triển khai bản vẽ thi công) |
Khởi công | 4/2009 |
Hoàn thành | 29/3/2013 |
Vị trí | |
Wikimedia | © OpenStreetMap |
Cầu Trần Thị Lý là cây cầu qua sông Hàn tại Đà Nẵng, Việt Nam, thay thế cho hai cây cầu cũ là Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý. Cầu này đã hoạt động từ năm 2013.

Xây dựng
- Chủ đầu tư: UBND thành phố Đà Nẵng
- Đại diện Chủ đầu tư: Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Giao thông Công chánh
- Đơn vị Tư vấn Thiết kế: Công ty WSP Phần Lan
- Đơn vị Tư vấn Giám sát: Liên danh Tư vấn ALAI-DCCD
- Đơn vị Thi công: CIENCO 1 - Công ty VSL Việt Nam - Công ty CP TVTK Cầu lớn - Hầm (triển khai bản vẽ thi công)
- Tổng mức đầu tư: 497,7 tỷ VNĐ (sau cùng là 1.700 tỷ)
- Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước
- Khởi công: 4/2009
- Khánh thành: 29/3/2013
Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:
- Phạm vi dự án: Cầu có nhịp liên tục với tổng chiều dài khoảng 731m từ mố S1 đến mố S13
- Quy mô công trình: thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép, bê tông cốt thép dự ứng lực, cáp dây văng và thép
- Tĩnh không:
- Khổ giới hạn thông thuyền: BxH=(50x7)m
- Khổ giới hạn đường bộ: H=4,75m
- Sơ đồ nhịp: Sơ đồ kết cấu nhịp: (4x50+230+45+4x50+30+26), tổng chiều dài 731m, trong đó:
- Nhịp chính: nhịp dây văng dài 230m, được bố trí một mặt phẳng dây neo với kết cấu nhịp tại giữa dải phân cách
- Trụ tháp: mặt cắt ngang hình chữ V bằng bê tông cốt thép, nghiêng 12 độ về phía Tây cầu (phía mố S1), cao +145m, có sàn vọng cảnh và thang máy
- Nhịp dẫn: Cấu trúc mặt cắt ngang dạng dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực
- Bề rộng cầu: B=35,5m
- Tốc độ thiết kế: 60km/h
- Tải trọng thiết kế: Hoạt tải: HL93, người 0,3T/m2
Cầu Trần Thị Lý (cũ)
Cầu Trần Thị Lý hiện nay là cây cầu hoàn toàn mới được xây dựng tại vị trí của cầu Trần Thị Lý (cũ). Cầu Trần Thị Lý (cũ) đã được tháo dỡ vào năm 2003. Trước đó, cầu Trần Thị Lý (cũ) là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn của Đà Nẵng.
Năm 1951, người Pháp đã xây dựng cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn là một cây cầu đường sắt, liên kết từ Cảng Tiên Sa đến Ga Đà Nẵng. Cầu có chiều dài 520m, được xây dựng bởi Hãng Eiffel (Pháp), và có tên là cầu De Lattre De Tassigny (1952 - 1989, thời kỳ thống chế Pháp), phiên âm tiếng Việt là Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi, mà người dân Đà Nẵng thường gọi là cầu Đờ Lát, cầu Đờ Lách.
Đến năm 1955, khi người Pháp rút về nước, tại Đà Nẵng, tất cả các đường phố mang tên Pháp (trừ Pasteur và Yersin) đã được đổi thành tên Việt. Cầu De Lattre De Tassigny cũng đã được đổi tên thành cầu Trịnh Minh Thế (tướng Cao Đài, 1922 - 3/5/1955).
Bản đồ Đà Nẵng năm 1967 cho thấy cầu Trịnh Minh Thế là cầu đường bộ và đường sắt. Cầu Trịnh Minh Thế đã là một cầu đường bộ từ trước năm 1975 chứ không chỉ là một cầu đường sắt.
Tên gọi cầu De Lattre (Đờ Lát) đã trở nên phổ biến trong dân gian, trong khi chỉ có một số ít người biết rằng cầu đã được đổi tên thành cầu Trịnh Minh Thế. Sau năm 1975, cầu Trịnh Minh Thế mới được đổi tên thành cầu Trần Thị Lý (1933 - 1992).
Kỉ lục
- Gối trụ cầu, nặng 3,2 tấn, với khả năng chịu lực cho tháp trụ lên đến 32.000 tấn – kỷ lục lớn nhất thế giới hiện nay (kỷ lục cũ thuộc về một cây cầu ở Trung Quốc với gối trụ chịu lực 17.800 tấn).
- Cấu trúc mặt phẳng dây rộng 34,5 mét, lớn nhất Đông Nam Á.
- Cầu Nguyễn Văn Trỗi
Chú thích
Liên kết ngoài

Cầu dây văng tại Đông Nam Á |
---|

Cầu bắc qua sông Hàn | ||
---|---|---|
Cầu Tiên Sơn · Cầu Trần Thị Lý · Cầu Nguyễn Văn Trỗi · Cầu Rồng · Cầu Sông Hàn · Cầu Thuận Phước |