IELTS Writing được đánh giá là một trong những kỹ năng gây khó khăn nhiều nhất cho thí sinh. Theo thống kê của đơn vị tổ chức vào năm 2019, kết quả điểm Writing được chấm điểm thấp nhất trong tổng số 38/40 nước được khảo sát. Điều này phản ánh được thực trạng về sự thiếu kiến thức cũng như kĩ năng cần thiết để hoàn thiện phần thi IELTS Writing của thí sinh. Bài viết này sẽ đưa ra một cấu trúc bài viết IELTS Writing Task 2 tổng quát, giúp thí sinh dễ dàng áp dụng cho nhiều chủ đề bài luận khác nhau.
Key takeaways:
Để có thể kiểm soát được thời gian và chất lượng khi viết bài luận IELTS Task 2, thí sinh cần nắm được cấu trúc bài luận gồm 3 phần, cùng các lưu ý:
Phần mở bài: Thí sinh đi từ tổng quát tới chi tiết, giới thiệu về bối cảnh và vấn đề được đề cập và làm rõ ý kiến của cá nhân mình trong câu luận đề. Đồng thời, cần nêu ra trình tự luận điểm sẽ được trình bày trong phần thân bài.
Phần thân bài: Thí sinh lần lượt trình bày các luận điểm trong từng đoạn. Mỗi đoạn phần thân bài sẽ chỉ chứng minh cho một luận điểm duy nhất được nêu trong câu chủ đề, và luận điểm đó cần được chứng minh bằng việc giải thích, đưa ra ví dụ và/hoặc hệ quả.
Kết luận: Thí sinh nhắc lại câu trả lời cho câu hỏi của đề bài và khái quát lại các luận điểm đã trình bày trong phần thân bài.
Cấu trúc bài thi IELTS Writing Task 2
Đoạn mở bài (Introduction)
Các đoạn thân bài (Body Paragraphs)
Kết luận (Conclusion)
Các mục tiếp theo sẽ lần lượt trình bày về cấu trúc tổng quát của các phần trên, đồng thời trình bày một số ví dụ để người đọc có cái nhìn cụ thể về phương pháp được trình bày.
Bắt đầu
Cấu trúc chuẩn cho phần mở đầu
Một phần mở bài tốt sẽ tuân theo cấu trúc từ tổng quát tới chi tiết (general to specific structure). Thí sinh sẽ cần bắt đầu từ việc cung cấp các thông tin về bối cảnh, trước khi thu hẹp phạm vi của bài viết về một vấn đề cụ thể, rồi đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đó một cách rõ ràng.
Minh họa về việc thực hiện cấu trúc tiêu chuẩn vào phần mở đầu
Để có thể giúp thí sinh hiểu rõ hơn về cấu trúc phần mở bài, ta cùng nhau nghiên cứu đề bài sau đây:
Đề bài:
Studies suggest that many teenagers these days prefer socialising online to meeting one another in person. Why do you think this is the case? What measures could be taken to encourage teenagers to spend more time meeting one another in person? Give reasons for your answer and include any relevant examples from your own knowledge or experience. You should spend about 40 minutes on this task. |
Đề bài phía trên yêu cầu thí sinh viết về nguyên nhân và đưa ra giải pháp (causes and solutions) cho hiện trạng “teenagers these days prefer socialising online to meeting one another in person” (Tạm dịch: Thiếu niên ngày nay ưa việc giao lưu online hơn là gặp mặt trực tiếp). Với đề bài này, ta xác định được các nội dung:
Đối tượng: Thiếu niên (teenagers)
Bối cảnh: Ngày nay (these days)
Vấn đề: Nghiên cứu chỉ ra rằng họ ưa việc giao lưu online hơn là gặp mặt trực tiếp (Studies suggest; socialising online to meeting one another in person.)
Các yêu cầu chính của đề bài:
Tìm nguyên nhân của vấn đề (Why do you think this is the case?)
Đưa ra các biện pháp (What measures could be taken…)
Sau khi đã xác định được yêu cầu đề bài, thí sinh có thể áp dụng cấu trúc đã được trình bày ở trên để thực hiện viết phần mở bài như sau:
In this day and age, the ubiquitous presence of the internet has allowed people around the world to socialize without the need for seeing each other face-to-face (bối cảnh). However, what was initially invented as an alternative has turned to be the main way in which many adolescents socialize (Vấn đề). This essay aims to explain the reasons behind this current trend and suggest solutions to motivate teenagers to communicate using traditional approaches (Câu luận đề). |
Người viết phía trên đã áp dụng cấu trúc phần mở bài từ tổn quát tới chi tiết, với thứ tự trình bày: Bối cảnh – Vấn đề cụ thể - Câu luận đề. Trong phần mở bài này, người viết đã đặt vấn đề được đề cập trong câu hỏi vào trong bối cảnh lớn hơn: Trong thời đại ngày nay, mức độ phổ biến của Internet đã giúp con người giao lưu mà không cần gặp mặt trực tiếp.
Trong câu tiếp theo, người viết đề cập tới vấn đề và đối tượng cụ thể mà bài viết hướng tới: thiếu niên, và vấn đề là phương thức họ giao lưu chính là qua internet. Cần phải chú ý tới mà cách nội dung trong câu hỏi đã được viết lại (paraphrase): teenagers thay thế bằng adolescents; internet thay thế bằng what was initially invented as an alternative.
Câu luận đề, như đã trình bày ở trên, cần phải nêu rõ mục đích của bài viết và đưa ra nội dung chính sẽ được trình bày trong các đoạn tiếp theo. Trong ví dụ phía trên, người viết đã chỉ ra rằng phần thân bài sẽ lần lượt trình bày về nguyên nhân của thực trạng (…the reasons behind this current trend…) và đưa ra giải pháp (…suggest solutions to...).
Phần thân
Cấu trúc chuẩn cho phần thân của bài viết
Phần thân bài là phần kế tiếp phần mở bài trong cấu trúc bài viết IELTS Writing Task 2. Nhiệm vụ của phần thân bài là đưa ra các luận điểm cụ thể giải thích cho câu mệnh đề (thesis sentence) đã được đề cập phía trước đó. Một phần thân bài tiêu chuẩn có thể có từ 2-3 đoạn, với cấu trúc mỗi đoạn bao gồm:
Một cấu trúc thân bài tốt cần đáp ứng hai tiêu chí: tính thống nhất và tính mạch lạc. Cụ thể:
Tính thống nhất:
Chỉ có một ý chính duy nhất được trình bày trong một đoạn trong câu chủ đề
Các câu bổ trợ tập trung giải quyết câu chủ đề, tránh nhắc tới các vấn đề không liên quan tới nội dung chính của đoạn
Tính mạch lạc:
Nội dung trong đoạn được trình bày một cách logic từ tổng quát tới chi tiết
Các ý trong đoạn được liên kết với nhau
Minh họa về việc thực hiện cấu trúc tiêu chuẩn vào phần thân của bài viết
Cũng với đề bài đã được trình bày trong ví dụ phần 1.1.2, ta tiến hành phân tích phần thân bài. Một thí sinh sau khi phân tích đề bài đã lập dàn ý cho một đoạn của phần thân bài như sau:
Chủ đề đoạn | Các ý bổ trợ |
---|---|
Solutions |
|
Sau khi lập dàn ý, thí sinh trên thực hiện viết đoạn văn dựa trên cấu trúc đã được trình bày:
However, online networking should not become the norm, and it requires actions from both the government and parents to persuade teenagers to meet each other in person (Câu chủ đề). Firstly, education on the virtues of face-to-face interaction should be considered (Ý bổ trợ #1: giáo dục thanh thiếu niên về lợi ích của gặp mặt trực tiếp). Youngsters should be aware of the need for communicating directly, which includes facilitating personal development and relationship (Giải thích cho ý bổ trợ #1: tại sao cần thực hiện biện pháp giáo dục – giáo dục về vấn đề gì). Those would have a positive impact on the young's attitude and make them more eager to see each other face to face (Giải thích cho ý bổ trợ #1: hệ quả của việc giáo dục lên nhận thức và thái độ của thiếu niên – liên kết và tái khẳng định ý bổ trợ #1). With regards to parents, they could put a cap on the amount of time their kids can spend on social media (Ý bổ trợ #2). Teenagers are reliant on the support from their caregivers, whose instructions they are obliged to follow, therefore, they could gradually change their current habits and maintain a balance between online and offline socializing (Giải thích cho ý bổ trợ #2: Đưa ra kết quả của biện pháp #2). |
Đoạn văn trên được đánh giá là có tính thống nhất (Unity), với chỉ một nội dung cụ thể được trình bày trong đoạn, được nhắc tới ngay từ câu chủ đề (and it requires actions from both the government and parents to persuade teenagers to…). Các ý bổ trợ trong đoạn liên quan trực tiếp tới nội dung chính của đoạn (Cụ thể ở đây là hai biện pháp có thể được áp dụng: education on the virtues of face-to-face interaction và …parents… could put a cap on the amount of time their kids can spend on social media). Bài viết cũng đáp ứng yêu cầu về sự mạch lạc khi từ câu chủ đề phát triển ra các phần bổ trợ, rồi giải thích cho các phần bổ trợ bằng cách đưa ra các hệ quả.
Kết luận
Cấu trúc chuẩn cho phần kết luận của bài viết
Phần cuối cùng của bài viết sẽ nhắc lại quan điểm của người viết và tổng hợp các luận điểm chính được đề cập tới trong bài. Cấu trúc phần kết luận như sau:
Thí sinh yêu cầu lưu ý những điểm sau khi viết phần kết luận:
Không nên đề cập đến điểm mới trong phần kết luận: Nhiệm vụ của phần này là tái khẳng định quan điểm đã được trình bày trước đó, việc đưa ra thông tin mới sẽ làm mất đi tính nhất quán của bài viết.
Phần kết luận cần phải trả lời rõ ràng câu hỏi được đặt trong đề bài.
Cần phải thay đổi cách diễn đạt để tránh sự lặp lại khi tái khẳng định luận điểm chính của các phần trước.
Minh họa về việc thực hiện cấu trúc tiêu chuẩn vào phần kết luận
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu phần kết luận cho bài đã được thảo luận trong hai phần trước:
To recapitulate, communicating through social media platforms has become increasingly popular among teenagers (Nhắc lại vấn đề được đề cập) because of its time saving and entertaining nature (Khái quát về nguyên nhân). Hindering this development requires the involvement of both the government and parents (Khái quát về giải pháp). |
Người viết bắt đầu phần kết luận bằng cụm từ To recapitulate để thể hiện rằng đây là phần kết của bài viết. Trong các ý tiếp theo, các luận điểm chính liên quan đến nguyên nhân (…bởi tính tiết kiệm thời gian và tính giải trí của nó…) và giải pháp (Ngăn chặn sự phát triển này đòi hỏi sự tham gia của cả chính phủ và phụ huynh) được đề cập. Người viết đã thành công trong việc trả lời một cách rõ ràng câu hỏi của đề bài bằng cách tóm tắt lại các luận điểm đã được trình bày trong phần thân của bài viết.