1. Định nghĩa câu mệnh lệnh và yêu cầu
Đúng như tên gọi, câu mệnh lệnh là loại câu để thể hiện mệnh lệnh, yêu cầu từ người nói. Tùy vào cách truyền đạt, câu mệnh lệnh có thể được sử dụng để khuyên, hướng dẫn hoặc chỉ đường. Câu mệnh lệnh thường kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.
Câu mệnh lệnh thường không cần chủ ngữ rõ ràng, vì người nghe thường hiểu ngầm người đang nói là ai. Tuy nhiên, khi câu mệnh lệnh được diễn đạt gián tiếp, nguyên tắc này có thể không áp dụng.
E.g:
- Get out of my room! (Ra khỏi phòng tôi ngay!) → Câu mệnh lệnh trực tiếp – Không có chủ ngữ
- The boss told Jennie to get out of his room. (Ông sếp bảo Jennie ra khỏi phòng của ông ta.) → Câu mệnh lệnh gián tiếp – Có chủ ngữ “The boss”.
2. Phân loại câu mệnh lệnh
2.1. Câu mệnh lệnh trực tiếp
Câu mệnh lệnh yêu cầu trực tiếp với người nghe
Dạng câu này là phổ biến nhất trong các dạng câu mệnh lệnh và thường được lên giọng ở cuối câu để thể hiện tính cấp bách, cần thiết. Mẫu câu này bắt đầu bằng một động từ nguyên thể mà không cần chủ ngữ.
E.g:
- Pass the salt. (Chuyền lọ muối sang đây)
- Move out of my way! (Tránh đường cho tôi đi!)
- Shut the front door. (Đóng cửa trước lại đi!)
- Find my leather jacket. (Tìm áo khoác cho tớ đi.)
- Be there at five. (Nhớ đến lúc 5 giờ đấy.)
- Clean your room. (Dọn phòng mau đi.)
Để làm giảm mức độ mệnh lệnh hoặc tăng tính lịch sự, có thể thêm từ “Please” vào đầu câu. “Please” có nghĩa là “làm ơn”, thường được sử dụng khi muốn yêu cầu một người lạ hoặc có vai trò cao hơn.
- Please make sure you pack warm clothes. (Xin anh hãy chuẩn bị áo ấm)
- Please choose me this time. (Xin hãy chọn em lần này đi ạ.)
- Please be quiet. (Vui lòng giữ trật tự.)
- Please be nice to your friends. (Hãy đối xử tốt với bạn bè của mình nhé!)
Câu mệnh lệnh yêu cầu đối tượng cụ thể
Trường hợp có nhiều đối tượng và muốn chỉ định một số đối tượng cụ thể, cần rõ ràng định danh đối tượng của mệnh lệnh là ai. Đối tượng có thể đứng đầu hoặc cuối câu.
E.g:
- Exceptional students of the class, please move to the main stage. (Các em học sinh xuất sắc của lớp, vui lòng bước lên sân khấu.)
- Watch your words, guys! (Nói năng cẩn thận, mấy đứa!)
Câu mệnh lệnh, yêu cầu với từ Do
Câu yêu cầu sử dụng trợ động từ “do” để nhấn mạnh vào hành động. Cấu trúc câu đơn giản, chỉ cần sử dụng “do” với động từ nguyên thể.
E.g:
- Do clean your room before you go out tonight. (Nhớ dọn phòng trước khi đi chơi tối nay đấy nhé.)
- I know this is not easy, but do try your best! (Tớ biết điều này khó, nhưng cậu hãy cố gắng hết sức nha!)
Câu mệnh lệnh, yêu cầu dạng nghi vấn/câu hỏi
Khi đưa ra mệnh lệnh, người nói có thể sử dụng câu hỏi để giảm áp lực lên người nghe. Các động từ tình thái như Can, Could, May,… thường được sử dụng trong dạng câu này. Ngoài ra, các trợ động từ như Would, Will,… cũng thường được dùng để tăng tính lịch sự.
E.g:
- Could you please remain seated until the seatbelt sign is off.? (Quý khách có thể vui lòng thắt dây an toàn cho đến khi đèn tín hiệu tắt được không?)
- Will you be quiet for a while, baby? (Con có thể im lặng một chút không, con yêu? )
Câu mệnh lệnh, yêu cầu ở dạng phủ định
Đây là loại câu yêu cầu tương tự với động từ nguyên thể, nhưng người nói muốn ngăn cản người nghe làm điều gì đó.
Công thức chung:
Do + not + V |
E.g:
- Do not dispose of battery in the trash. (Đừng vứt pin vào thùng rác.)
- Do not smoke in the toilet. (Không được hút thuốc trong nhà vệ sinh.)
2.2. Câu mệnh lệnh gián tiếp
Câu mệnh lệnh gián tiếp dạng khẳng định
Câu tường thuật mang nghĩa yêu cầu, đề nghị thường sử dụng các động từ như “ask”, “tell”, “order”. Tân ngữ trong dạng câu này thường được xác định rõ ràng.
Công thức chung:
S + ask/tell/order + O + to V |
E.g:
- My mom told me to drop by the store to buy some food. (Mẹ em bảo em ghé qua cửa hàng để mua ít đồ ăn.)
- The teacher ask the class to work in groups to finish this task. (Cô giáo yêu cầu lớp làm việc nhóm để làm bài tập này.)
Câu mệnh lệnh gián tiếp dạng phủ định
Cấu trúc câu yêu cầu, mệnh lệnh ở dạng phủ định chỉ khác câu khẳng định ở chỗ cần thêm từ “not” vào đằng sau tân ngữ.
Công thức chung:
S + ask/tell/order + O + not + to V |
E.g:
- My boyfriend always tells me not to go out after 11 p.m. (Bạn trai lúc nào cũng bảo tôi không được ra đường sau 11h đêm.)
- The doctor told the patient not to skip meals unless she wants her health conditions to get worse. (Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân không được bỏ bữa nếu không muốn tình hình sức khoẻ tệ đi.)
2.3. Câu mệnh lệnh với Let
Loại câu này thường được sử dụng khi tân ngữ hoặc đối tượng cần thực hiện hành động, nhưng người ra lệnh không phải là người nghe mà là một bên thứ ba.
Công thức chung:
Let + O + V |
E.g:
- Let me help you with your homework so you can go to bed early. (Để mẹ giúp con làm bài tập về nhà để con có thể đi ngủ sớm.)
- Let him decide. (Hãy để anh ấy quyết định.)
3. Bài tập câu mệnh lệnh, yêu cầu
Bài 1: Chuyển các câu sau thành câu mệnh lệnh phủ định
- Turn off the light When you go out. -> …………………..
- Be silly. I will come back. -> …………………..
- John asked me to turn off the radio. -> …………………..
- Please tell her to leave the room. -> …………………..
- My mother ordered me to clean my room. -> …………………..
Bài 2: Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống
1) Allow the kids play.
- a) Please
- b) Let
- c) Ronny please let
2) Complete your work.
- a) Do
- b) Does
- c) Doing
3) Turn off the lights.
- a) Switches
- b) Switched
- c) Switch
4) Prepare well for the exams.
- a) Study
- b) Studies
- c) Studied
5) Keep the jar full.
- a) Fills
- b) Filled
- c) Fill
6) Preheat the oven before you bake.
- a) Preheats
- b) Preheat
- c) Preheated
7) Add more sugar to the coffee.
- a) Add
- b) Adds
- c) Added
8) Pass him the ball.
- a) Threw
- b) Throws
- c) Throw
9) Hand me the salt please!
- a) Pass
- b) Passed
- c) Passes
10) Answer the phone.
- a) Pick up
- b) Picked up
- c) Picks up
11) Tidy up your room!
- a) Cleans
- b) Clean
- c) Cleaned
12) Respect your elders always.
- a) Respect
- b) Respects
- c) Respected
13) Never leave the room untidy.
- a) Don’t
- b) Please
- c) Ronny
14) Listen attentively in class.
- a) Listened
- b) Listens
- c) Listen
15) Please refrain from calling him after office hours.
- a) can’t
- b) don’t
- c) ever
16) Pick up the children from school.
- a) Go
- b) Went
- c) Going to
17) Adhere to the rules.
- a) Follow
- b) Flout
- c) Stick
18) Leave the shoes outside.
- a) Removed
- b) Remove
- c) Removes
19) Instill strict discipline in student’s life.
- a) Maintain
- b) Maintains
- c) Maintained
20) Please fetch the bag for me!
- a) held
- b) holding
- c) hold
Đáp án:
Exercise 1:
- Don’t turn off the light When you go out.
- Don’t be silly. I will come back.
- John asked me not to turn off the radio.
- Please tell her not to leave the room.
- My mother ordered me not to clean my room.
Exercise 2:
1.b, 2.a, 3.c, 4.a, 5.c, 6.b, 7.a, 8.c, 9.a, 10.a, 11.b, 12.a, 13.a, 14.c, 15.b, 16.a, 17.c, 18.b, 19.a, 20.cI hope through this article, you have grasped how to use Imperatives, and successfully apply them in daily communication. Good luck with your studies! And if you are preparing for the IELTS exam, you can self-study IELTS at: IELTS writing, IELTS speaking, IELTS Reading, IELTS Listening. These are all knowledge shared by Mytour so you can refer with peace of mind. Or if you still have doubts about IELTS, feel free to schedule an appointment for consultation.