Phần thi IELTS Writing được đánh giá có độ thách thức cao bởi tính phức tạp và đa dạng của các dạng bài luận khác nhau. Trong đó, dạng Discussion both views là một trong số các dạng bài viết nghị luận thường được xuất hiện trong Task 2 của phần thi IELTS Writing.
Để xử lý dạng bài luận này một cách hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với người học về cấu trúc của đoạn văn P.I.E và ứng dụng của loại đoạn văn này vào cách hình thành bài luận dạng Discuss both views trong IELTS Writing task 2.
Tổng quan về cấu trúc của đoạn văn P.I.E
Cấu trúc của đoạn văn P.I.E là gì
Đoạn văn P.I.E là tên viết tắt của loại đoạn văn được hình thành bằng phương pháp P.I.E: Point (luận điểm), Illustration (minh họa), và Explanation (giải thích). Nói một cách cụ thể, P.I.E được hiểu như sau:
Point (luận điểm): là luận điểm chính của đoạn văn, thể hiện chủ đề/quan điểm sẽ được làm rõ ở phần còn lại của đoạn văn. Thông thường, Point sẽ được thể hiện trong câu chủ đề (topic sentence) của đoạn văn.
Illustration (minh họa): là ví dụ/thông tin/dẫn chứng cụ thể có liên quan trực tiếp đến Point được trình bày trước đó ở câu chủ đề. Illustration luôn luôn là các thông tin cụ thể (được lấy từ báo chí, các nguồn thông tin đáng tin cậy, …) hoặc là một sự thật hiển nhiên (các định luận vật lý, toán học, định nghĩa trong đời sống, … ). Dưới đây là một số dạng Illustration thường được sử dụng trong bài luận của thí sinh:
Sự kiện, chi tiết, lý do, ví dụ.
Thống kê, thăm dò ý kiến, tỷ lệ phần trăm, dữ liệu từ các nghiên cứu.
Thông tin từ nghiên cứu đáng tin cậy hoặc các bài đọc khóa học.
Ý kiến chuyên gia và phân tích từ các chuyên gia về chủ đề.
Kinh nghiệm cá nhân hoặc câu chuyện từ cuộc sống của thí sinh hoặc những người xung quanh (chủ yếu được sử dụng để trong đoạn văn phản ánh vấn đề hơn là đoạn văn tranh luận.)
Explanation (giải thích): là sự phân tích, xây dựng, đánh giá hoặc giải thích của người viết về Point và Illustration từ đó suy ra mối tương quan giữa chúng. Nếu không có bước này, bài luận của thí sinh sẽ rời rạc, thiếu sự thống nhất giữa các ý. Cần lưu ý rằng Explanation phải là suy nghĩ, đúc kết, phân tích riêng của thí sinh chứ không phải là những câu trích dẫn từ các tác phẩm khác hoặc ý kiến của người khác.
Phương pháp tạo ra đoạn văn P.I.E
Để viết một bài luận sử dụng phương pháp P.I.E thành công, thí sinh có thể tham khảo 4 bước hình thành đoạn văn P.I.E dưới đây:
Bước 1: Xây dựng câu chủ đề (Point)
Trước khi bắt tay vào viết một đoạn văn, điều quan trọng nhất là xác định luận điểm chính và những lập luận thí sinh sẽ đưa vào để củng cố cho chủ đề đó. Trong bối cảnh của bài thi IELTS Writing, những luận điểm chính được thể hiện trong các đoạn văn thuộc phần thân bài đã được xác định từ trước đó trong câu Thesis Statement ở phần mở bài. Do đó, để viết một câu chủ đề có Point được thể hiện rõ ràng, thí sinh cần đảm bảo câu chủ đề có 2 tiêu chí:
Nêu rõ luận điểm/quan điểm về luận điểm một cách cụ thể nhất.
Luận điểm bổ sung, định vị hướng phát triển cho phần còn lại của đoạn văn.
Bước 2: Đưa ra bằng chứng để củng cố cho quan điểm được đề cập trong câu chủ đề (Illustration)
Những dẫn chứng này sẽ góp phần minh hoạ/ hỗ trợ/ chứng minh cho lập luận ở câu chủ đề. Thí sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý như:
Ví dụ minh hoạ nào có thể được sử dụng để hỗ trợ cho luận điểm của tôi?
-
Nên sử dụng ví dụ minh hoạ ở dạng nào (thông tin cụ thể, kinh nghiệm thực tế, …)
Ví dụ nào nên được ưu tiên đưa vào bài luận?
Ví dụ nào thể hiện được đặc trưng tiêu biểu của luận điểm mà người đọc nên được biết?
Bên cạnh đó, việc sử dụng các Cohesive Devices (từ nối, các cụm từ dẫn dắt, …) như For example/ for instance (ví dụ), such as (như là), … sẽ giúp phần Illustration của thí sinh được nổi bật và kết nối chặt chẽ hơn với Point ở câu chủ đề.
Bước 3: Thuyết minh về lý do/ cảm nghĩ cá nhân về chủ đề và minh chứng (Explanation)
Sau khi đã cung cấp từ một đến hai Illustration cho người đọc, thí sinh cần giải thích tại sao các Illustration nại lại quan trọng, có liên quan hoặc mang lại ý nghĩa gì cho Point. Phần Explanation chủ yếu xoay quanh giải thích các ý sau:
Ý nghĩa của Illustration.
Illustration này liên quan gì đến Point ở câu chủ đề (mặt tích cực, mặt tiêu cực, điểm mạnh, điểm yếu, ví dụ minh họa thực tế, … )
Tầm quan trọng của Illustration đối với Point và tổng thể bài luận.
Bước 4: Kết thúc phần đoạn văn (Conclusion)
Mặc dù không phải tất cả các đoạn văn P.I.E đều cần câu kết luận, thí sinh vẫn cần cân nhắc vai trò của câu kết luận có cần thiết phải xuất hiện trong đoạn văn của mình hay không. Câu kết luận có ba chức năng chính, bao gồm:
Tóm gọn lại những nội dung được trình bày trong đoạn văn.
Kết nối đoạn văn với những đoạn văn còn lại hoặc đoạn văn liền kề trong bài luận.
Giới thiệu một từ/ cụm từ/ khái niệm mới sẽ được bàn luận ở đoạn văn tiếp theo trong bài luận.
Ứng dụng của phương pháp P.I.E trong quá trình hình thành dạng Thảo luận cả hai quan điểm
Tổng quan về dạng Thảo luận cả hai quan điểm
Discussion Essay (bài luận bàn luận) là dạng bài luận yêu cầu thí sinh phân tích hai ý kiến trái chiều của cùng một vấn đề được đưa ra trong đề bài và đưa ra ý kiến cá nhân của bản thân về vấn đề đó.
Phần yêu cầu của đề bài luôn có hai vế cố định, vế thứ nhất là “Discuss both views …” (Bàn luận về hai ý kiến trên), vế thứ hai là “and give your opinion” (đưa ra ý kiến của bản thân). Dưới đây là một số ví dụ về dạng Discuss both views trong IELTS Writing Task 2:
“Some people think that strict punishments for driving offences are the key to reducing traffic accidents. Others, however, believe that other measures would be more effective in improving road safety. Discuss both these views and give your opinion.”
(Một số người cho rằng việc xử phạt nghiêm minh đối với hành vi vi phạm giao thông của các tài xế là điểm mấu chốt để giảm thiểu tai nạn giao thông. Tuy nhiên, những người khác tin rằng các biện pháp khác sẽ hiểu quả hơn trong việc cải thiện an toàn trên đường. Thảo luận cả hai quan điểm này và đưa ra ý kiến của bạn.)
“Some people think that zoos are cruel and should be closed down. Others, however, believe that zoos can be useful in protecting wild animals. Discuss both views and give your opinion.”
(Một số người nghĩ rằng vườn thú là một hình thức tàn nhẫn nên được dừng lại. Tuy nhiên, những người khác tin rằng vườn thú có thể hữu ích trong việc bảo vệ động vật hoang dã. Thảo luận cả hai quan điểm và đưa ra ý kiến của bạn.)
Ví dụ về việc áp dụng phương pháp P.I.E trong dạng Thảo luận cả hai quan điểm
Dưới đây là 2 ví dụ minh hoạ cho quá trình hình thành đoạn văn P.I.E trong dạng Discuss both views dựa trên.
Ví dụ 1:
Some people think that we should focus on processes to be successful in life. Others, however, believe that results are more important. Discuss both views and give your opinion.(Một số người nghĩ rằng chúng ta nên tập trung vào các quy trình để thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, những người khác tin rằng kết quả quan trọng hơn. Thảo luận cả hai quan điểm và đưa ra ý kiến của bạn.)
Ở phần mở bài, thí sinh A đã giới thiệu trong Thesis Statement hai luận điểm chính sẽ được bàn luận trong bài viết của mình như sau:
Personally, I believe that successful ones concentrate on what they can potentially achieve on their way to success, not the outcomes, and the two contrasting perspectives will be discussed in the essay below. (Cá nhân tôi tin rằng những người thành công tập trung vào những gì họ có thể đạt được trên con đường hướng tới thành công chứ không phải kết quả cuối cùng, hai quan điểm tương phản trên sẽ được thảo luận trong bài luận dưới đây.)
Bước 1: Hình thành câu chủ đề (Point)
Dựa trên Thesis Statement này, có thể thấy được rằng thí sinh A đồng ý với quan điểm “we should focus on processes to be successful in life” và cảm thấy “results” là không đủ để đánh giá thành công của một con người. Như vậy, ở đoạn văn đầu tiên trong phần thân bài, thí sinh A sẽ triển khai phân tích luận điểm đầu tiên là bàn luận về lý do tại sao nhiều người lại cảm thấy “results” lại quan trọng hơn “processes”.
Thí sinh A hình thành được câu chủ đề (Point):
To begin with, focusing on outcomes has long been a lodestar to many people when it comes to success. (Đầu tiên, tập trung vào kết quả từ lâu đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người khi nói đến thành công.)
Bước 2: Đưa ra dẫn chứng để củng cố cho quan điểm được đề cập trong câu chủ đề (Illustration)
Để củng cố cho luận điểm chính, thí sinh A đưa ra dẫn chứng đầu tiên và dẫn dắt người đọc bằng từ nối “Firstly” (đầu tiên):
Firstly, one’s final result is concrete evidence of their performance and the majority of people are evaluated based on that. (Đầu tiên, kết quả cuối cùng của một người là bằng chứng cụ thể nhất về hiệu suất làm việc của họ và phần lớn mọi người được đánh giá dựa trên tiêu chí này.)
Thí sinh A chọn một ví dụ minh họa khá gần với thực trạng hiện này và dùng nó để minh hoạ cho dẫn chứng thứ nhất:
For example, academic transcripts or any skills-related certifications are what is considered when applying for a job, and neither the candidate’s effort nor how they achieve those results are concerned.(Ví dụ: bảng điểm học tập hoặc bất kỳ chứng chỉ nào liên quan đến kỹ năng là những gì được xem xét khi nộp đơn xin việc và hầu như nỗ lực của ứng viên cũng như cách họ đạt được những kết quả đó đều không được quan tâm đến.)
Bước 3: Giải thích lý do/ cảm nghĩ của bản thân về câu chủ đề và dẫn chứng (Explanation)
Để mạch văn trở nên liền mạch, thí sinh A sử dụng từ nối “Therefore” (vì vậy) để trình bày phần giải thích của bản thân:
Therefore, some people choose to place emphasis on their final goal only as it gives them a clear goal and driving force. (Vì vậy, một số người chọn chỉ chú trọng vào kết quả cuối cùng vì nó mang lại cho họ nguồn động lực và một mục tiêu rõ ràng.)
Tiếp theo thí sinh tiếp tục đưa ra dẫn chứng để làm rõ Point ở câu chủ đề:
Some are even willing to go to great lengths to achieve their goals in the optimum way, which could be a double-edged sword. (Ngoài ra, một số người sẵn sàng cố hết sức để đạt được mục tiêu theo cách tối ưu, điều này có thể là một con dao hai lưỡi.)
Bước 4: Kết thúc đoạn văn (Conclusion)
Để kết thúc đoạn văn, thí sinh A rút ra kết luận về hậu quả có thể xảy ra khi chỉ đánh giá con người dựa trên kết quả của họ:
This tendency might be the result of an outcome-oriented society where people only focus on one’s achievement. (Xu hướng này có lẽ là thành hậu quả của một xã hội chỉ hướng tới kết quả, nơi mọi người luôn tập trung vào thành tích của con một người.)
Sau 4 bước, đoạn văn dạng Discuss both views được xây dựng theo cấu trúc P.I.E của thí sinh A sẽ có hình thức hoàn chỉnh như sau:
To begin with, focusing on outcomes has long been a lodestar to many people when it comes to success.(Point) Firstly, one’s final result is concrete evidence of their performance and the majority of people are evaluated based on that. For example, academic transcripts or any skills-related certifications are what is considered when applying for a job, and neither the candidate’s effort nor how they achieve those results are concerned. (Illustration ) Therefore, some people choose to place emphasis on their final goal only as it gives them a clear goal and driving force.(Explanation) Some are even willing to go to great lengths to achieve their goals in the optimum way, which could be a double-edged sword. This tendency might be the result of an outcome-oriented society where people only focus on one’s achievement. (Conclusion)
Thí sinh làm tương tự cho đoạn thân bài thứ 2, với hệ thống câu chủ đề (Point) – minh họa/dẫn chứng (Illustration)- giải thích (Explanation) cho quan điểm còn lại.
Ví dụ 2: Some people believe that there should be fixed punishments for each type of crime.
Others, however, argue that the circumstances of an individual crime, and the motivation for committing it, should always be taken into account when deciding on the punishment. Discuss both these views and give your own opinion. (Một số người cho rằng cần có những hình phạt cố định cho từng loại tội phạm. Tuy nhiên, những người khác lại cho rằng hoàn cảnh phạm tội và động cơ phạm tội luôn phải được xem xét khi quyết định hình phạt. Thảo luận về cả hai quan điểm này và đưa ra ý kiến của riêng bạn.)
Thí sinh B có Thesis Statement cho đề bài này như sau:
Although there are some advantages of fixed punishments, I would argue that it is better to judge each crime individually. (Mặc dù hình phạt cố định cũng có một số ưu điểm, tôi cho rằng tốt hơn nên xét xử từng loại phạm tội riêng lẻ.)
Bước 1: Hình thành câu chủ đề (Point)
Dựa vào Thesis Statement, người đọc nhận thấy rằng thí sinh B đồng ý với “individual crime” và không đồng ý với “fixed crime”. Ở đoạn đầu tiên của phần thân bài, thí sinh B sẽ phân tích về mặt tích cực của “individual crime”, thí sinh B có câu chủ đề (Point) sau:
There are some good arguments for having one punishment for each crime. (Có một số mặt tích cực khi có hình phạt riêng lẻ dành cho mỗi tội danh khác nhau.)
Bước 2: Đưa ra dẫn chứng để củng cố cho quan điểm được đề cập trong câu chủ đề (Illustration)
Thí sinh B đưa ra thông tin đầu tiên để củng cố cho Point:
This system ensures that each member of society knows and understands the consequences of committing any crime. (Hệ thống này đảm bảo rằng mỗi thành viên trong xã hội biết và hiểu được hậu quả của việc phạm tội.)
Bước 3: Giải thích lý do/ cảm nghĩ của bản thân về câu chủ đề và dẫn chứng (Explanation)
Thí sinh đưa ra lời giải thích cho Illustration đầu tiên:
It is a fair system, and it leaves people with no doubt that breaking the law is not tolerated. (Nó là một hệ thống công bằng, và nó khiến mọi người hiểu rằng vi phạm pháp luật không được dung thứ.)
Thí sinh đưa ra Illustration thứ 2 và Explanation 2 tương tự như với Illustration 1:
At the same time, it is much easier for judges and lawyers when there is a clear rule dictate how each offender should be sentenced. For example, if someone is found guilty of stealing, the judge will simply follow the rules and apply the appropriate punishment. (Đồng thời, các thẩm phán và luật sư cũng làm việc dễ dàng hơn nhiều khi có một quy tắc rõ ràng quy định mỗi người phạm tội phải bị kết án như thế nào. Ví dụ, nếu ai đó bị kết tội ăn cắp, thẩm phán sẽ chỉ cần tuân theo các quy tắc và áp dụng hình phạt thích hợp.)
Bước 4: Kết thúc đoạn văn (Conclusion)
Thí sinh B cho rằng không cần thiết phải viết một đoạn kết luận cho bài văn, vì vậy thí sinh B đã bỏ qua bước này.
Sau 4 bước, thí sinh B đã hoàn thành đoạn văn dạng Thảo luận cả hai quan điểm theo cấu trúc P.I.E như sau:
Có một số lý do tốt cho việc áp dụng một hình phạt cho mỗi tội lỗi. (Point) Hệ thống này đảm bảo mỗi thành viên của xã hội biết và hiểu rõ hậu quả của việc phạm pháp. (Illustration 1) Đây là một hệ thống công bằng và không để lại nghi ngờ rằng vi phạm luật pháp không được chấp nhận. (Explanation 1) Đồng thời, việc quy định rõ ràng hình phạt cho mỗi tội phạm cũng giúp cho các thẩm phán và luật sư dễ dàng hơn. (Illustration 2) Ví dụ, nếu ai đó bị kết án vì trộm cắp, thẩm phán sẽ đơn giản chỉ cần tuân thủ theo luật và áp dụng hình phạt phù hợp. (Explanation 2)