Trong IELTS Writing Task 2, tiêu chí Task Response và Coherence & Cohesion đánh giá cách sắp xếp thông tin một cách hợp lý và mức độ rõ ràng về mặt trọng tâm của mỗi đoạn. Vì vậy, việc dựa trên một cấu trúc hợp lý để lên ý tưởng và sắp xếp thông tin là rất cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu về cấu trúc P.I.E có tác dụng củng cố lập luận và sắp xếp thông tin ứng dụng vào dạng Two-part questions trong IELTS Writing Task 2, giúp thí sinh cải thiện điểm Task Response và Coherence & Cohesion.
Cấu trúc P.I.E là gì?
Trên thực tế, việc luận văn theo cấu trúc P.I.E có thể giúp người viết sắp xếp, tổ chức ý tưởng, quan điểm theo một trật tự logic và giúp bài luận mang tính thuyết phục hơn.
Cách tạo thành đoạn văn sử dụng cấu trúc P.I.E
Point: Thể hiện luận điểm
Một đoạn văn sử dụng cấu trúc P.I.E sẽ mở đầu bằng một luận điểm, luận điểm này chính là ý tưởng trọng tâm sẽ được thảo luận xuyên suốt đoạn văn. Trong IELTS Writing Task 2, luận điểm nên được diễn đạt bằng một câu, với quan điểm rõ ràng, súc tích, tránh trình bày lan man và chứa thông tin không cần thiết.
Ví dụ, nếu đoạn văn sắp bàn luận về các lợi ích về môi trường mà phương tiện giao thông công cộng mang đến; theo cấu trúc P.I.E, câu luận điểm có thể được viết như sau:
(Việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng có thể mang nhiều tác động tích cực đến môi trường.)
Illustration: Minh họa luận điểm bằng thông tin
Bước tiếp theo của cấu trúc P.I.E, người viết cần củng cố độ thuyết phục của luận điểm đã đưa ra bằng cách bổ sung thêm thông tin, hay còn gọi là “luận cứ”. Các loại luận cứ có thể được sử dụng gồm:
Sự thật hiển nhiên hoặc được chấp nhận bởi phần đông người đọc
Lý do dẫn đến quan điểm đã nêu
Ví dụ liên quan đến quan điểm (Lưu ý ví dụ phải được chấp nhận bởi số đông)
Chi tiết để làm rõ quan điểm
Số liệu, dữ liệu từ nguồn đáng tin cậy
Ý kiến của chuyên gia
Kinh nghiệm cá nhân liên quan đến bản thân hoặc người khác
Thông tin được trình bày trong Illustration của cấu trúc P.I.E phải có sự liên quan chặt chẽ đến quan điểm, và giới hạn trong phạm vi làm rõ quan điểm đã nêu thay vì mở ra một khía cạnh mới. Điều này có thể ảnh hưởng đến progression – sự tiến triển trong cách lập luận – một trong những tiêu chí đánh giá của Coherence & Cohesion.
Dưới đây là một ví dụ về việc sử dụng sự thật hiển nhiên để bảo vệ luận điểm (sử dụng luận điểm đã nêu ở ví dụ trên)
(Dễ thấy rằng, lượng người sử dụng phương tiện công cộng tăng lên có thể dẫn đến việc việc số lượng phương tiện cá nhân giảm xuống.)
Giải thích: Thông tin bổ sung
Đây là bước quan trọng trong cấu trúc P.I.E dùng để giải thích mối liên quan giữa luận cứ với luận điểm, từ đó quyết định độ mạch lạc và thuyết phục của lập luận. Trong bước này, người viết phải trả lời được các câu hỏi sau:
Thông tin (Illustration) được cung cấp bên trên dẫn đến kết luận gì?
Kết luận này có liên quan gì đến luận điểm đưa ra ban đầu?
Kết luận này có có liên quan gì đến chủ đề chung của bài viết?
Tiếp tục với ví dụ về phương tiện công cộng nêu trên, người viết có thể trình bày phần Explanation cho chủ đề này như sau:
Therefore, motorbike and car emissions will be minimized, which helps reduce air pollution in particular as well as solve environmental issues as a whole. (Như vậy, lượng khói xe cộ thải ra môi trường cũng sẽ giảm theo, từ đó làm hạn chế ô nhiễm không khí nói riêng cũng như giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường nói chung.)
Giới thiệu sơ lược về dạng câu hỏi Two-part trong IELTS Writing Task 2
Ví dụ:
Đề bài trên yêu cầu người viết trả lời hai câu hỏi:
Tại sao người ta dành ít thời gian hơn cho gia đình? (Câu hỏi 1)
Hệ quả của xu hướng này là gì? (Câu hỏi 2)
Một hình thức khác của dạng câu hỏi Two-part question có thể được tìm thấy dưới dạng đề bài chỉ chứa một câu hỏi, nhưng bao trùm 2 khía cạnh khác nhau.
Ví dụ: Organized tour to remote areas and community is increasingly popular. Is it a positive or negative development for the local people and the environment?
Trên thực tế, đề bài trên đang ngầm yêu cầu người viết trả lời hai câu hỏi:
Vấn đề đặt ra (việc các tour du lịch tổ chức ở các vùng sâu xa ngày càng phổ biến) là sự phát triển tích cực hay tiêu cực đối với người dân địa phương?
Vấn đề đặt ra là sự phát triển tích cực hay tiêu cực đối với môi trường?
Để giải quyết dạng bài Two-part question, người viết bắt buộc phải xác định được các câu hỏi được đề cập đến trong đề bài, sau đó trả lời từng câu hỏi ở mỗi đoạn văn.
Cách viết Two-part question trong IELTS Writing Task 2
Áp dụng cấu trúc P.I.E vào loại câu hỏi Two-part trong IELTS Writing Task 2
Lưu ý rằng cấu trúc trên được sử dụng khi chỉ có một luận điểm được đưa ra cho mỗi đoạn. Người viết hoàn toàn có thể sử dụng hai luận điểm để củng cố quan điểm của mình. Trong trường hợp đó bài văn sẽ có cấu trúc như sau:
Mở bài: Viết lại đề bài và đưa ra mục đích của bài luận
Đoạn văn 1: Trả lời câu hỏi số 1
Point 1 – Luận điểm 1
Illustration 1 – Luận cứ 1
Explanation 1 – Giải thích 1
Point 2 – Luận điểm 2
Illustration 2 – Luận cứ 2
Explanation 2 – Giải thích 2
Đoạn văn 2: Trả lời câu hỏi số 2
Point 3 – Luận điểm 3
Illustration 3 – Luận cứ 3
Explanation 3 – Giải thích 3
Point 4 – Luận điểm 4
Illustration 4 – Luận cứ 4
Explanation 4 – Giải thích 4
Kết bài: Tóm tắt lại tất cả luận điểm
Ví dụ minh họa về cách lập luận sử dụng P.I.E trong dạng câu hỏi Two-part.
Phân tích đề bài
Như đã đề cập, đề bài này yêu cầu người viết trả lời hai câu hỏi:
Tại sao người ta dành ít thời gian hơn cho gia đình?
Hệ quả của xu hướng này là gì?
Đối với ví dụ này, tác giả sẽ sử dụng hai luận cứ để bảo vệ cho mỗi luận điểm trong bài viết học thuật của mình. Vì vậy, dàn ý của bài viết theo cấu trúc P.I.E được trình bày như sau:
Mở bài: Viết lại đề bài và đưa ra mục đích của bài luận: phân tích nguyên nhân và hệ quả của việc con người dành ít thời gian hơn cho gia đình
Đoạn thân bài 1: Nguyên nhân
Point 1 – Lý do thứ nhất: việc sử dụng quá mức các thiết bị điện tử
Illustration 1 – Sự thật: Hầu hết mọi người đều có xu hướng dành nhiều thời gian cho thiết bị điện tử, kể cả khi làm việc lẫn nghỉ ngơi.
Explanation 1: Từ đó quỹ thời gian dành cho gia đình giảm đi
Point 2 – Lý do thứ hai: Cuộc sống hiện đại khiến con người ngày càng bận rộn
Illustration 2 – Ví dụ: Công nhân viên chức dành hầu hết thời gian trong ngày để làm việc hoặc tăng ca
Explanation 2 Con người dành ít thời gian ở nhà hơn, từ đó ít thời gian cho gia đình
Đoạn văn 2: Hệ quả
Point 3 – Hệ quả thứ nhất: Nguy cơ mất đi sự gắn kết với gia đình
Illustration 3 – Sự thật: Một mối quan hệ bền vững được xây dựng dựa trên sự giao tiếp thường xuyên và thấu hiểu lẫn nhau
Explanation 3: Điều này không thể đạt được nếu thời gian dành cho đối phương bị hạn chế
Point 4 – Hệ quả thứ hai: Trẻ em thiếu sự dạy dỗ từ người lớn
Illustration 4 – Lý do: Trẻ em có ít cơ hội được dạy bảo, học hỏi những giá trị tích cực từ gia đình (Ví dụ như thái độ, cách suy nghĩ)
Explanation 4: Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề về tinh thần
Kết bài: Tóm tắt lại các nguyên nhân và hệ quả
Dưới đây là bài viết mẫu dựa trên cấu trúc P.I.E.
Sample answer
It is common nowadays for people to devote an inadequate amount of time to their family. This essay will present the possible causes and clarify the impacts of this phenomenon.
The insufficient time spent on family can be due to several reasons. Firstly, the excessive use of electronic devices are considered one of the culprits. In fact, most people these days own at least one gadget that keeps them busy regardless of the time of the day. This means the number of hours that could have been spent with their loved ones might have to be sacrificed. Secondly, the increasing workload in modern society also makes it more challenging to maintain family presence. For example, many people with a nine-to-five job, who might be struggling to deal with overtime work, can find family time a scarce commodity. Therefore, it is understandable that hectic schedules are taking away people’s quality time at home.
This trend can result in enduring adverse consequences. One notable impact is the weakening of family bonds. Clearly, strong relationships rely on communication and mutual understanding, which cannot occur without regular interactions. Thus, limited family time may lead to distancing among family members and a lack of emotional support. Additionally, the negative effects on a child’s development must be considered. As children mature, parental guidance shapes their mindset, fostering positive thinking and appropriate attitudes. Consequently, children with absent parents may be vulnerable to negativity or other psychological challenges.
In summary, it is the hectic pace of life and excessive use of technology that renders family time a scarce commodity for many. Consequently, relationships with loved ones are jeopardized, and children may face emotional difficulties.
Summary
Mai Phương Thảo