Trong khi giao tiếp, người nói có thể nhấn mạnh phần thông tin quan trọng với việc thay đổi trọng âm và ngữ điệu trong câu; hoặc bằng cách thay đổi vị trí các thành tố trong câu nói của mình. Đó là cách mà người nói đang sử dụng những cấu trúc ngữ pháp đặc biệt để thực hiện hiệu ứng nhấn mạnh. Cấu trúc ngữ pháp ấy được biết đến là Cấu trúc Nhấn mạnh (Emphatic Structure). Bài viết này sẽ giới thiệu hai hình thức cấu trúc nhấn mạnh phổ biến và cách ứng dụng cấu trúc nhấn mạnh vào 3 phần của bài thi IELTS Speaking. Đó là Cấu trúc Câu chẻ - Cleft Sentence (Chia một câu văn thành hai phần), và Nhấn mạnh ở đầu câu - Fronting (Đưa thông tin cần gây chú ý lên đầu câu).
Key takeaways
Sử dụng Cấu trúc nhấn mạnh trong bài thi IELTS Speaking giúp thí sinh tạo sự nhấn mạnh, tăng tính liên kết cho thông tin trong bài thi của mình.
Hai cấu trúc nhấn mạnh phổ biến là Cleft sentences và Fronting:
Cleft Sentences:
It + be + từ/cụm từ muốn nhấn mạnh + that/which/who clause
Wh-clause + be + từ/cụm từ nhấn mạnh
The time when/the day when/the place where/the reason why… + be + từ/cụm từ nhấn mạnh
Fronting:
Fronting với Động từ nguyên mẫu chỉ mục đích (Infinitives of purpose)
Fronting với Bổ ngữ (objects)
Fronting với cụm tính từ
Fronting với as hoặc though
Sử dụng các cụm từ giới thiệu The thing / point / question is…
Mục đích của việc sử dụng Cấu trúc nhấn mạnh (Emphatic Structure)
Hơn nữa, đặt trong bài thi IELTS Speaking, sử dụng hợp lý những cấu trúc này cũng có thể giúp tăng tính phức tạp của câu trả lời, không chỉ dừng lại ở sự cấu thành của những câu đơn. Từ đó, giúp thí sinh thể hiện được khả năng sử dụng ngôn ngữ, cụ thể là về mặt ngữ pháp. Đây có thể coi là một điểm cộng cho tiêu chí Grammatical Range and Accuracy, góp phần cải thiện band điểm Speaking của thí sinh.
Câu chẻ (Cleft Sentences)
Câu chẻ - Câu chẻ It-cleft sentences
Mệnh đề với It là một dạng câu chẻ phổ biến nhất. Với cấu trúc này, người nói muốn nhấn mạnh phần thông tin ngay sau It be. Mệnh đề theo sau (chứa thông tin đã được hiểu, được biết đến) được kết nối với bằng cách sử dụng các liên từ quan hệ như that/which/who. Trong văn nói, người bản ngữ thường lược bỏ liên từ quan hệ “that” khi nhấn mạnh tân ngữ.
Câu chẻ It mang cấu trúc như sau: It + be + từ/cụm từ muốn nhấn mạnh + that/which/who clause
Tham khảo cách sử dụng câu chẻ trong ví dụ sau đây:
Mục đích | Câu chẻ |
---|---|
Nhấn mạnh chủ ngữ | It was my mother who accompanied my brother to school. |
Nhấn mạnh tân ngữ | It was my brother (whom/that) my mother accompanied to school on the first day. |
Nhấn mạnh trạng ngữ | It was on the first day that my mother accompanied my brother to school. |
Nhấn mạnh trong câu bị động | It was my brother who was accompanied to school on the first day. |
Lưu ý khi sử dụng câu chẻ với It be cho mệnh đề How và Why
Ví dụ: Với câu văn thông thường: He did it wrong because he was careless, người học cần tránh cách sử dụng câu chẻ sai như: It was carelessness why he did it wrong. Thay vào đó, người học có thể sử dụng câu chẻ It như sau: It was because of carelessness that he did it wrong.
Tương tự với mệnh đề How, ta có ví dụ sau: He does it by using a calculator.
Câu chẻ sai: It is using a calculator how he does it
Sửa lại: It is by using a calculator that he does it.
Câu chẻ - Câu chẻ Wh-cleft sentences
Câu chẻ Wh- được hình thành với mệnh đề What (được sử dụng nhiều nhất), hoặc với Why, Where, How… Trong cấu trúc câu chẻ này, phần thông tin trong mệnh đề Wh- là phần thông tin đã biết, đã được nhắc tới, còn mệnh đề sau chứa thông tin mới, mà người nói muốn nêu bật.
Cấu trúc như sau: Wh-clause + be + từ/cụm từ nhấn mạnh
Nhìn chung, câu chẻ Wh-, đặc biệt là mệnh đề với What, thường được sử dụng để nhấn mạnh một hành động. Cụm từ được nhấn mạnh thường chứa động từ nguyên thể (bare infinitive), hoặc động từ nguyên thể với to (to infinitive).
Với câu văn “My mother accompanied my brother to school on the first day”, có thể áp dụng cấu trúc này như sau:
What my mother did was to accompany my brother to school on the first day.
Áp dụng câu chẻ Wh- trong ví dụ khác:
Youngsters should equip themselves with sufficient foreign language knowledge.
⇒ What youngsters should do is to equip themselves with sufficient foreign language knowledge.
(Thứ mà người trẻ cần trang bị cho bản thân là kiến thức ngoại ngữ phong phú.)
Bên cạnh đó, người học có thể tham khảo sử dụng câu chẻ Wh- khi muốn đưa ra quan điểm, nhận xét của bản thân về một sự vật, sự việc hay người nào đó qua tính từ.
Cùng xem xét chức năng nhấn mạnh của cấu trúc câu chẻ Wh- trong ví dụ sau đây:
Those paparazzi are unscrupulous. They have always been invading celebrities’ personal privacy.
⇒ What those paparazzi are is unscrupulous. They have always been invading celebrities’ personal privacy.
Ta có thể thấy rằng, ở câu văn thứ hai có sử dụng câu chẻ có tính nhấn mạnh hơn, dễ gây được sự chú ý vào thông tin vì có khả năng thể hiện sắc thái cảm xúc tốt hơn so với câu văn thông thường.
Mở rộng phạm vi sử dụng của câu chẻ
Bên cạnh cách sử dụng mệnh đề Wh- trong câu chẻ với When, Where, Why và Who để nhấn mạnh một người, một thời điểm, nơi chốn hay lý do, người học có thể tăng tính từ nhiên cho câu văn của mình bằng cách sử dụng những những cụm danh từ mang tính giới thiệu như sau: The time when, the day when, the place where, the reason why, the thing that, the person/people who.
Để làm rõ cách sử dụng này, xét những ví dụ sau đây:
The reason why she signed up for a cooking class was to be able to live independently from her parents.
(Lí do cô ấy đăng ký một khóa học nấu là để sống tự lập khỏi bố mẹ.)
The person who I admire the most is my grandfather.
(Người mà tôi ngưỡng vọng nhất chính là ông nội.)
Người học còn có thể nhấn mạnh, làm nổi bật thông tin về một vật (thể hiện qua cụm danh từ hay cụm động từ) khi mở rộng cấu trúc câu chẻ như sau:
The only/last thing + clause + be + noun phrase/verb phrase (Điều duy nhất mà… là…)
All + clause + be + noun phrase/verb phrase
Tham khảo các ví dụ sau đây:
The only thing the employees need right now is an opportunity to air their opinion.
(Điều duy nhất mà các nhân viên cần hiện giờ chính là cơ hội để nói hết những quan điểm của họ.)
All the leader did was to deny the responsibilities for the team failure.
(Tất cả những gì người đội trưởng làm là phủ nhận trách nhiệm cho thất bại của cả đội.)
Ngoài ra, trong một số trường sử dụng ngôn ngữ mang nhiều tính văn chương, người nói, người viết có thể đảo ngược mệnh đề It trong câu chẻ, đặt phần cần nhấn mạnh lên trước It như trong ví dụ sau:
And thus Cezanne it was that took the first steps on the road to Impressionism.
(Và đó là Cezanne, người đã đặt nền móng đầu tiên cho trường phái nghệ thuật Ấn tượng.)
Cấu trúc Fronting: Sự nhấn mạnh ở phần đầu câu
Ví dụ câu:
We have discussed this matter at great length
⇒ This matter we have discussed at great length.
(Vấn đề này chúng tôi đã bàn bạc khá kỹ càng.)
Trong câu văn áp dụng cấu trúc Fronting, người nói muốn hướng sự chú ý của người nghe vào thông tin ở thành phần tân ngữ “This matter” nên đã đặt danh từ này ở đầu câu.
She may be friendly but she isn’t reliable.
⇒ Friendly she may be, but reliable she isn’t!’
(Cô ấy có vẻ thân thiện, nhưng không hề đáng tin cậy.)
Trong văn phong giao tiếp, không yêu cầu tính nghiêm túc, trang trọng, chủ ngữ hay tân ngữ thường được đưa từ giữa lên đặt ở trước, tách biệt với mệnh đề. Người nói còn áp dụng cách này khi cụm danh từ này quá dài, rồi dùng đại từ để thay thế thành phần này trong mệnh đề theo sau.
Tham khảo ví dụ sau:
That woman over there with her daughter works in the corner shop.
⇒ That woman over there with her daughter, she works in the corner shop.
(Người phụ nữ đang đứng với con gái ở kia, cô ấy làm ở cửa hàng góc phố.)
They’ve made that book you told me about into a film.
⇒ That book you told me about, they’ve made it into a film.
(Quyển sách mà cậu kể với tớ, họ đã chuyển thể nó thành phim đấy.)
Fronting với Mục đích của động từ nguyên mẫu (Infinitives of purpose)
Người học có thể đưa mệnh đề với To (chỉ mục đích) lên trước để khi muốn nhấn mạnh lý do, nguyên nhân của hành động.
Ví dụ:
Many people are willing to work longer hours to show their devotion and commitment to the company.
⇒ To show their devotion and commitment to the company, many people are willing to work longer hours.
(Để thể hiện sự cống hiến, tận tâm với công ty, rất nhiều người sẵn lòng làm việc ngoài giờ.)
Students usually go on an exchange visit to improve their language proficiency.
⇒ To improve their language proficiency, students usually go on an exchange visit.
(Để nâng cao khả năng ngôn ngữ, học sinh lựa chọn đi học trao đổi.)
Fronting với Đối tượng (objects)
Trong giao tiếp, Fronting được sử dụng để tăng tính liên kết, liền mạch cho câu văn, đoạn văn khi được người nói đặt ở đầu câu những thông tin đã được đề cập đến (có thể là trong câu văn trước đó.)
Ví dụ:
Of my three brothers, I get on well with the two older ones, but the youngest I hardly ever speak to.
(Trong số 3 anh em, tôi có mối quan hệ tốt với hai anh, còn cậu em là người mà tôi ít nói chuyện nhất.)
Cấu trúc này cũng có thể được áp dụng trong câu cảm thán:
I can’t stand people like that!
⇒ People like that I can stand!
(Tôi không thể chịu nổi loại người như vậy!)
The kids are having a wonderful holiday!
⇒ A wonderful holiday the kids are having!
(Bọn trẻ đang có một kỳ nghỉ thật tuyệt vời!)
Hoặc nhấn mạnh với đại từ chỉ định:
I disagree with that!
⇒ That I disagree with!
(Tôi không hề đồng ý với điều đó!)
Fronting với các cụm tính từ
Khi muốn bắt đầu một câu với thông tin đã được biết tới hay muốn đưa ra một phép so sánh nhấn mạnh với thông tin đã có ở câu văn trước, người nói có thể đặt phép so sánh hơn, hoặc phép so sánh hơn nhất ở đầu câu văn tiếp theo.
Ví dụ tham khảo:
Many of the monuments are truly awesome. Best of all is the Colosseum.
(Thực sự có rất nhiều những công trình kiến trúc ấn tượng. Tuyệt nhất vẫn phải kể đến Đấu trường La Mã.)
The first team’s performance was disappointing. Much more exciting was 21AREA, the second to play.
(Ban nhạc đầu tiên biểu diễn thực sự gây thất vọng. Hay hơn phải là 21AREA, đội chơi thứ hai ấy.)
Bên cạnh đó, muốn nhấn mạnh vào Tính từ (Thể hiện tính chất của sự vật, sự việc), người học sử dụng cấu trúc Fronting như sau:
So + adjective + be + subject + that clause
Ví dụ:
So interesting was the book that she spent the entire day reading it.
(Cuốn sách ấy thú vị tới nỗi cô ấy phải dành nguyên cả ngày để đọc nó.)
So intense was the heat (that) the firefighters were unable to enter the building for two hours.
(Lượng nhiệt quá lớn khiến đội ngũ cứu hỏa không thể tiến vào trong tòa nhà trong hơn hai giờ đồng hồ.)
Fronting với nhưng hoặc mặc dù
Người nói, người viết có thể áp dụng Fronting với các mệnh đề nhượng bộ (Concessive Clauses) (Mệnh đề bắt đầu bằng Although, Though, Even though, While…) để tạo hiệu ứng nhấn mạnh sự đối lập, tương phản giữa hai thông tin, sử dụng với Though hoặc As. Sử dụng cụ thể trong từng trường hợp như sau:
Với tính từ hoặc trạng từ:
Although the exam was difficult, he passed it easily.
⇒ Difficult though the exam was, he passed it easily.
(Anh ấy vượt qua bài thi một cách dễ dàng dù nó rất khó.)
While he tried very hard, he just couldn't do it.
⇒ Hard as he tried, he couldn't do it.
(Anh ấy đã rất cố gắng mà vẫn không thể làm được.)
Có thể thấy, các tính từ hay trạng từ được đảo lên đặt ở đầu câu, theo sau là though hoặc as. Cấu trúc Fronting trong trường hợp này đôi khi được sử dụng với các liên động từ (Linking verbs) như be, seem, appear, look, become, sound…
Ví dụ:
Smart though/as she appears, she was unable to answer the question.
(Cô ấy trông có vẻ thông minh, ấy thế mà cũng không trả lời được câu hỏi.)
Surprising though/as it sounds, I've never traveled by plane.
(Nghe có vẻ bất ngờ, mà tôi chưa bao giờ đi du lịch bằng máy bay cả.)
Với động từ
Even though he tried very hard, he just couldn't keep up with his classmates.
⇒ Try as he might, he just couldn't keep up with his classmates.
(Dù đã rất cố gắng, cậu ấy cũng không thể bắt kịp các bạn học trong lớp.)
Although she failed this time, she didn't give up hope of passing eventually.
⇒ Fail though she did this time, she didn't give up hope of passing eventually.
(Dù có trượt lần này, chị ấy vẫn hy vọng cuối cùng rồi cũng sẽ vượt qua bài thi.)
Sử dụng các cụm từ giới thiệu Vấn đề là…
Các cụm từ giới thiệu với các danh từ như thing, point, question, truth, problem, trouble,... xuất hiện trước mệnh đề chính trong lời nói như một dấu hiệu về tầm quan trọng của những thông tin sắp được nói đến. Các danh từ này thường đứng giữa The và động từ be, hoặc cũng có thể kết hợp với remain… (tùy vào kết hợp từ giữa danh từ và động từ).
Ví dụ cách sử dụng:
The thing is, we can’t afford such an expensive anniversary.
(Vấn đề là, chúng ta không thể chi trả nổi một lễ kỉ niệm tốn kém như vậy.)
The question remains, can we really put her advice into practice?
(Câu hỏi vẫn được đặt ra là, chúng ta liệu có thể thực sự áp dụng lời khuyên của cô ấy không?)
Áp dụng Cấu trúc nhấn mạnh trong phần thi IELTS Speaking
Áp dụng trong Phần 1 của IELTS Speaking
Trong phần thi này, các câu hỏi được đặt ra cho thí sinh thường xoay quanh sở thích, quan điểm về các vấn đề thường nhật. Ở phần này, thí sinh có thể ứng dụng cấu trúc câu chẻ với mệnh đề What kết hợp cùng các động từ diễn tả cảm xúc như adore, dislike, enjoy, hate, like, loathe, love, need, prefer, want… trong câu trả lời của mình.
Ví dụ:
Question: What do you usually do when you are sad?
Answer: Let me see… What I usually do when I’m in a bad mood is to watch Korean dramas. I must admit that, it is the actors’ beauty which can brighten me up right away.
(Để xem nào… Điều mà tôi thường làm khi tâm trạng không được tốt là xem phim Hàn Quốc. Tôi phải thú nhận rằng chính sự đẹp trai của các diễn viên nam có thể khiến tôi vui vẻ ngay lập tức.)
Áp dụng trong Phần 2 của IELTS Speaking
Trong bài thi IELTS Speaking Part 2, thí sinh thường áp dụng phương pháp 5W1H để lên ý tưởng, xây dựng bài nói của mình dựa trên những câu trả lời của các từ để hỏi trên (What, When, Where, Who, Why, How). Trong phần thi này, thí sinh có thể sử dụng cấu trúc Fronting và sử dụng Câu chẻ (Cleft sentence) để tăng tính liên kết cho các câu nói, đoạn nội dung khác nhau trong bài nói của mình. Trong một bài nói liên tục với dung lượng khá lớn, sử dụng các cấu trúc nhấn mạnh giúp thí sinh có thể làm rõ được nội dung, ý tưởng muốn nhắc tới trong câu trả lời của mình, giúp phần trả lời trở nên rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu hơn.
Ví dụ: Áp dụng trong bài thi IELTS Speaking Part 2 với đề bài sau:
Describe a beautiful place you have visited in your country.
Theo phương pháp 5W1H, để lên ý tưởng, các câu hỏi có thể được đặt ra là:
Where is the place?
What is it like?
When did you visit it?
Who did you visit it with?
What did you do there?
How do you feel about the place?
Trong câu trả lời, thí sinh có thể áp dụng các kiến thức ngữ pháp nhấn mạnh như sau:
I must say many of the cities in Vietnam are magnificent. For me, best of all is Da Nang, a bustling coastal city.
It was 3 years ago when I first visited Da Nang,...
What I can never forget about Da Nang is its beautiful beaches and hospitable people…
The first thing we did when we arrived in Da Nang was to try its top-rated seafood…
Ứng dụng trong kỳ thi IELTS Phần 3 nói
Người học tham khảo cách áp dụng trong câu trả lời mẫu sau:
Question: How can a teacher make lessons for children more interesting?
Answer: From my perspective, what teachers should do is to make each lesson more and more interactive by allowing and encouraging students to ask questions. It is students’ active participation in class that makes the lessons less boring. The more questions they ask, the more they feel empowered to learn as they are contributing to the lessons, rather than being forced to study.
(Theo quan điểm của tôi, điều các giáo viên cần làm là tăng tính tương tác trong mỗi tiết học bằng cách cho phép, và thậm chí là khuyến khích học sinh đặt câu hỏi. Chính sự tham gia tích cực của học sinh trong lớp là điều làm cho các thiết học bớt nhàm chán hơn. Học sinh càng đặt nhiều câu hỏi, chúng càng cảm thấy có động lực vì chúng đang tự xây dựng, đóng góp vào bài giảng hơn là bị ép buộc phải học.)
Bài tập thực hành
Đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau, sử dụng kiến thức Cấu trúc nhấn mạnh:
IELTS Speaking part 1:
What is the most popular sport in your country?
What did you watch on TV when you were a child?
Are clothes important to you?
IELTS Speaking part 3: Why do few people travel by bike? What actions should be taken to encourage more people to cycle?
Câu trả lời gợi ý:
IELTS Speaking part 1: Are clothes important to you?
Answer: Absolutely! Clothes have always been included in a traditional list of basic needs. Whoever on earth can live without clothes I can’t imagine. Moreover, although I’m not really fashion-conscious, it’s by wearing clothes that we can shape our identity.
(Tất nhiên rồi. Quần áo luôn được coi là một nhu cầu cơ bản của đời sống. Tôi không thể tưởng tượng ai trên đời này lại có thể sống thiếu quần áo. Hơn nữa, dù tôi không quá hiểu biết về thời trang, nhưng chính cách chúng ta ăn mặc lại giúp chúng ta định hình và thể hiện cá tính của mình.)
IELTS Speaking part 3: What are the reasons behind the limited preference for biking? How can we promote more widespread adoption of cycling?
Response: I opine the primary factor influencing few individuals' selection of bicycles as a mode of transportation is the concern regarding safety. Additionally, although it appears beneficial for health, cycling can be physically demanding at times. Nonetheless, the eco-friendliness of bicycles compared to other vehicles cannot be denied. To foster greater bicycle usage, governmental intervention should involve allocating additional funds for enhancing cycling infrastructure for citizens. Once the network of bike lanes is well-established, people are more likely to view bicycles as a secure and convenient mode of travel.
(I believe the main reason few people opt for cycling as a means of transportation is due to safety concerns. Furthermore, while cycling is deemed highly beneficial for health, it can also pose significant physical demands. Nevertheless, the environmental friendliness of cycling cannot be overlooked. What governments should do to encourage bicycle usage is to increase funding to improve cycling infrastructure for cyclists. Once the cycling path system is developed, individuals will perceive cycling as a safer and more convenient mode of transportation.)