Bài thi IELTS Speaking được chia làm ba phần, trong đó phần 1 và phần 3 là màn đối đáp qua lại giữa thí sinh và giám khảo, còn phần 2 là lượt nói cá nhân (individual long turn) của thí sinh. Trong phần 2 này, thí sinh sẽ được giao cho một đề bài và có 1 phút để chuẩn bị nội dung bài nói và 2 phút để thực hiện bài nói của mình. Đây được xem là phần thi khá khó khăn đối với các thí sinh vì nhiều lí do khác nhau: thí sinh không được đổi câu hỏi, thí sinh không được hỏi lại giám khảo nếu không hiểu đề bài, thí sinh không kiểm soát tốt thời gian chuẩn bị và thời gian nói của mình, …
Trong phần thi IELTS Speaking này, thí sinh thường gặp các vấn đề như: không biết phải nói gì, chủ đề chưa gặp bao giờ, không biết sắp xếp ý như thế nào cho hiệu quả để nói trong 2 phút, … Bài viết này sẽ giới thiệu và phân tích cách ứng dụng của cấu trúc T-I-M-E trong IELTS Speaking Part 2 nhằm gtiúp người học có sự chuẩn bị tốt hơn về mặt hệ thống ý tưởng khi gặp các chủ đề khác nhau trong phần thi này.
Cấu trúc S-P-A-C-E là gì?
Giới thiệu cấu trúc S-P-A-C-E
Cấu trúc T-I-M-E được tạo ra nhằm giúp người học lên dàn ý dễ dàng và hiệu quả hơn khi gặp các chủ đề khác nhau trong IELTS Speaking Part 2. Cấu trúc này sẽ chia bài nói thành các phần riêng biệt mang những mục đích nhất định nhằm làm cho bài nói liên kết chặt chẽ hơn cả về nội dung lẫn hình thức. Cấu trúc này cụ thể từng phần như sau:
T = Time (When)
Ở phần này, thí sinh sẽ cung cấp thông tin về thời gian, trả lời cho câu hỏi “When?”. Đây có thể là thời gian bắt đầu diễn ra một sự việc hoặc một mốc thời gian đặc biệt trong quá khứ, có nhiều ý nghĩa với người nói để liên kết với chủ đề sắp được nói tới. Để có ý tưởng cho phần này, người học có thể sử dụng những câu hỏi gợi ý như sau:
When did this happen?
What memorable events were happening to you during that time?
Did the occasion affect your action?
I = (First/Later) Impression (How)
Ở phần này, thí sinh sẽ cung cấp thông tin về ấn tượng của mình với đối tượng được đề cập trong bài nói, trả lời cho câu hỏi “How?”. Để tạo nên sự đa dạng về mặt ngôn từ và cấu trúc, thí sinh nên chỉ ra sự thay đổi giữa ấn tượng ban đầu và cảm nghĩ về sau dành cho cho đối tượng được miêu tả. Để có ý tưởng cho phần này, người học có thể sử dụng những câu hỏi gợi ý như sau:
What was your impression at first?
What was your impression later on?
M = Main (Content) (What)
Đây là phần chính của bài nói, cung cấp nhiều nội dung nhất trong cả bài của thí sinh, trả lời cho câu hỏi “What?”. Tùy vào từng đề bài cụ thể, thí sinh sẽ cung cấp những thông tin cụ thể, bám sát đề bài (xem thêm ở mục 2 và 3).
E = Explanation (Why)
Đây cũng được xem là một phần không thể thiếu trong bài nói Part 2 khi thí sinh lý giải nguyên nhân thực hiện hành động hoặc cung cấp thông tin về cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với đối tượng được miêu tả trong bài. Bên cạnh đó, thí sinh cũng có thể nêu các lợi ích mà đối tượng miêu tả đem lại cho mình. Các lợi ích này có thể thuộc các phạm trù sau: sức khỏe, tinh thần, tri thức, các mối quan hệ, …
Tại sao lại nên sử dụng cấu trúc S-P-A-C-E trong IELTS Speaking?
Về mặt thời gian, cấu trúc này giúp thí sinh tối ưu hóa 1 phút được cho để chuẩn bị nội dung bài nói IELTS Speaking của mình. Thí sinh sẽ không gặp các vấn đề như bí ý tưởng hoặc không biết sắp xếp nội dung trình tự bài nói của mình. Trong 1 phút này, thí sinh chỉ cần thêm vào các thông tin cụ thể phù hợp với đề bài dựa trên cấu trúc T-I-M-E đã có sẵn. Như vậy, thí sinh vừa tiết kiệm được thời gian sắp xếp ý tưởng, vừa có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị thêm các nội dung chính của bài và lựa chọn từ vựng.
Về mặt nội dung, các phần trong cấu trúc T-I-M-E được sắp xếp một cách rất logic và chặt chẽ. Khi dùng cấu trúc này, bài nói của thí sinh sẽ hợp lí về mặt bố cục và cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết vì đã trả lời được bốn câu hỏi: When, How, What và Why.
Cấu trúc này chỉ cung cấp sườn bài chung cho thí sinh, chứ không bắt thí sinh phải học thuộc từng câu từng chữ. Vì vậy, thí sinh có thể linh hoạt thay đổi nội dung bên trong để phù hợp với các chủ đề khác nhau theo ý của mình. Điều này tạo cảm giác thoải mái cho người học khi vừa được cung cấp sườn bài chung, vừa có thể tự do sáng tạo thêm ý tưởng của mình mà không bị bó buộc, hạn hẹp.
Một số ý tưởng cho mỗi phần của cấu trúc S-P-A-C-E
S (Thời gian)
Ở phần này, thí sinh có thể đưa vào một mốc thời gian quan trọng, mang nhiều ý nghĩa và dễ dàng kết hợp với các hành động, sự kiện như:
Thi đậu kì thi Đại học với điểm số cao:
I still remember vividly that was when I passed the university entrance exam with flying colors. That was why I decided to make a trip to Thailand as a self-reward after a stressful period of time.
Vocab note:
With flying colors: điểm cao, thành công tốt đẹp
Self-reward (n): phần thưởng cho bản thân
Gặp áp lực với các bài thi, lịch học hoặc công việc:
At that time, I was up to my neck in different kinds of assignments and homework to get well-prepared for the final exam at school, so I was terribly stressed. That was why I decided to go to the shopping mall to unwind a bit.
Vocab note:
Be up to one’s neck in something: phải giải quyết nhiều cái gì
Get well-prepared: chuẩn bị tốt
Unwind: thư giãn
Tổ chức sinh nhật hoặc sự kiện ăn mừng:
My best friend gave me that book as a gift when I turned eighteen last year. You know, an eighteenth birthday is quite a special occasion. That’s why this book has a lot of sentimental value.
Vocab note:
Sentimental value: giá trị tình cảm
I (Ấn tượng)
Ở phần này, thí sinh nên chia thành hai giai đoạn rõ ràng bao gồm: ấn tượng ban đầu và suy nghĩ về sau dành cho đối tượng được miêu tả. Hai giai đoạn này nên được làm rõ bằng “At first” và “Later on” hoặc “However”. Người học có thể tham khảo một vài cách như sau:
Ban đầu có vẻ nhàm chán nhưng lúc sau thì lại rất thú vị:
At first, it seemed to be quite tedious/boring to me. Later on, after I practiced playing it for a few times, it turned out to be really amazing/exciting/interesting.
Vocab note:
Tedious (adj): nhàm chán
Ban đầu không thích nhưng lúc sau đã thay đổi:
At first, I had a bad impression about her because she appeared to be really distant, so I thought she was arrogant. However, after a while, I started to realize she was just simply not so talkative. Actually, she was a really nice girl. And I did change my mind about her.
Vocab note:
Distant (adj): xa cách, không gần gũi
Arrogant (adj): kiêu căng, ngạo mạn
Change one’s mind: thay đổi suy nghĩ
M (Chính)
Tùy vào dạng chủ đề mà thí sinh sẽ cung cấp các thông tin cụ thể, bám sát với yêu cầu của đề bài. Dựa vào cách nhóm chủ đề trong IELTS Speaking Part 2, người học có thể dễ dàng chia các chủ đề trong phần thi này thành bốn nhóm chính. Đối với mỗi nhóm chủ đề, thông tin trong phần M (Main) sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:
Nhóm đối tượng mô tả người (People): ngoại hình, tính cách, kỉ niệm đáng nhớ với đối tượng, những bài học, kinh nghiệm có được nhờ vào đối tượng, …
Nhóm đối tượng mô tả vật (Things/Objects): nguyên nhân sở hữu, hình dáng bên ngoài, chức năng, công dụng, …
Nhóm đối tượng mô tả địa điểm (Places): vị trí, thiết kế bên ngoài, thiết kế bên trong, chức năng, …
Nhóm đối tượng mô tả hoạt động và trải nghiệm (Activities & Experiences): bám sát WH-questions bao gồm: Who (với ai), What (làm gì), How (như thế nào), Where (ở đâu)
E (Giải thích)
Ở phần này, thí sinh sẽ lý giải nguyên nhân thực hiện hành động (lợi ích mà hành động đem lại) hoặc suy nghĩ, cảm xúc của mình dành cho đối tượng được miêu tả.
Để diễn đạt lợi ích, người học có thể sử dụng các cấu trúc câu sau:
It was / is / will be a great way for me to + verb
By doing this, I can + verb
It gives me an opportunity to + verb
It enables me to + verb
Lợi ích/Nguyên nhân của việc thực hiện hành động có thể được chia thành các nhóm sau:
Về mặt tinh thần:
To reduce stress and ease my mind after hard days at work
To unwind and recharge my batteries after stressful hours
To make use of my spare time for positive purposes
To refresh so that I can better deal with stress when coming back to work and study
Vocab note:
ease one’s mind: thư giãn đầu óc
recharge batteries: hồi phục năng lượng
make use of: tận dụng
Về mặt thể chất:
To stay in good shape so that I can look healthier and become more confident
To improve my immune system
To burn up a lot of calories and get lean
Vocab note:
stay in shape: giữ thân hình cân đối
immune system: hệ thống miễn dịch
get lean: có cơ thể săn chắc
Về mặt kiến thức:
To widen my horizons about different aspects in life
To enrich my knowledge
To draw a lot of meaningful lessons from its content / his personality
Vocab note:
widen horizons: mở mang tầm mắt
enrich knowledge: mở rộng kiến thức
draw lessons: rút ra bài học
Về mặt tình cảm, mối quan hệ:
To expand my social circle and have a relationship that I can ask for help in the future
To cultivate the relationship between my family and me
To strengthen the bond among family members
Ghi chú từ vựng:
social circle: mạng lưới quan hệ xã hội
nurture the relationship: chăm sóc mối quan hệ
fortify the bond: củng cố tình bạn
Ngô Phương Thảo