1. Một số đặc điểm cơ bản về cây bình vôi
Cây bình vôi thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae) với tên gọi xuất phát từ việc phần củ (phần thân phình to) của loại cây này có hình dáng giống như bình đựng vôi thường được sử dụng để chứa vôi cho việc ăn trầu. Ở Việt Nam, loài cây này mọc phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là Lai Châu, Hòa Bình, Ninh Bình,... Đây là các tỉnh có nhiều núi đá vôi.
Cụ thể, một số đặc điểm cơ bản của loài cây này như sau:
Có sở thích thích ánh sáng.
Thân cây leo có màu lục, mượt mà và hơi xoắn nhẹ, dài khoảng 6m.
Lá cây mọc đơn lẻ, có hình trái tim.
Có hoa nhỏ, màu xanh nhạt và mọc thành chùm.
Cây có quả hạch với màu đỏ khi chín, hình cầu phẳng. Hạt thì cứng, hình móng ngựa.
Phần gốc (phần thân phình ra gặp đất của cây) ẩm, khi thử vị có chút đắng, bên ngoài màu nâu đen, bên trong màu trắng xám và có thể hái quanh năm. Đây là phần quan trọng của cây được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền.
Cây bình vôi thuộc họ Tiết dê, thích ánh sáng.
2. Củ bình vôi có tác dụng gì?
Như đã đề cập, củ bình vôi là phần chính của cây này trong việc điều trị một số bệnh. Cụ thể, một số tác dụng sẽ được đề cập sau:
2.1. Giúp an thần, tạo giấc ngủ
Củ bình vôi có tác dụng giúp an thần, tạo giấc ngủ. Lượng lớn hoạt chất L - tetrahydropalmatin trong thành phần giúp kích thích tạo cảm giác an thần và duy trì giấc ngủ, hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, hạ huyết áp,...
2.2. Cải thiện tình trạng mất ngủ
Dược liệu này chứa hoạt chất cepharanthin giúp điều hòa hệ tuần hoàn cơ thể và kích thích sản xuất các kháng thể có lợi cho những người mắc chứng mất ngủ.
Bằng cách sử dụng, cơ thể sẽ thư giãn, hệ tuần hoàn được điều hòa. Điều này giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ sâu hơn và tốt hơn, từ đó cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Củ bình vôi hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ
2.3. Ngăn ngừa hiệu quả hội chứng rối loạn tiêu hóa
Sử dụng cách ngâm rượu hoặc sắc lấy nước từ loại dược liệu này có thể ngăn ngừa hiệu quả hội chứng rối loạn tiêu hóa. Liều lượng thích hợp là từ 3g - 6g cho người lớn; còn với trẻ nhỏ là khoảng 0,02g - 0,03g.
2.4. Hỗ trợ trong điều trị cho bệnh nhân bị bệnh gút
Thành phần L-tetrahydropalmatin trong củ bình vôi có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh gút.
Để hỗ trợ trong điều trị bệnh này, cần rửa sạch củ, cào vỏ, thái mỏng, sấy khô, nghiền thành bột. Mỗi lần sử dụng 3g - 6g pha với nước sôi. Bảo quản bột trong lọ thủy tinh đậy kín.
Củ bình vôi hỗ trợ điều trị bệnh gút
2.5. Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm phế quản
Có thể sử dụng củ bình vôi, cát cánh, huyền sâm ở liều lượng 12g mỗi loại để sắc lấy nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc này giúp điều trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phế quản hoặc viêm họng.
2.6. Trị viêm loét dạ dày tá tràng
Kết hợp củ bình vôi với dạ cẩm, khổ sâm, sa tiền tử cũng giúp chống viêm loét dạ dày tá tràng.
3. Lưu ý khi sử dụng củ bình vôi?
Để tránh tác động không mong muốn đến sức khỏe và đạt hiệu quả tốt khi sử dụng củ bình vôi, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Tránh sử dụng quá liều, có thể gây ngộ độc do chất rotundin.
- Hoạt chất ancaloit A (roemerin) trong củ bình vôi có thể gây tê niêm mạc và giảm nhịp tim. Sử dụng lượng lớn có thể kích thích thần kinh trung ương, gây co giật.
- Trong quá trình điều trị, cần theo dõi sức khỏe thường xuyên. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Không tự ý sử dụng do có chứa độc tố nhỏ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách sử dụng và liều lượng hiệu quả.
Trước khi sử dụng củ bình vôi để điều trị bệnh, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nhờ bài viết chia sẻ, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về cây bình vôi, các tác dụng và lưu ý khi sử dụng củ bình vôi để chữa bệnh.